Những nhân tố ảnh hưởng đến quy trình nhập khẩu:

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện quy trình nhập khẩu nguyên phụ liệu dùng trong sản xuất hàng may mặc bằng đường biển tại công ty tnhh việt thắng – luch i (Trang 30 - 34)

Chương 1 : Cơ sở lí luận về quy trình nhập khẩu hàng hóa

1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến quy trình nhập khẩu:

1.4.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp:

1.4.1.1. Các nhân tố bộ máy quản lý hay tổ chức hành chính:

Bộ máy quản lý của doanh nghiệp cần hồn chỉnh, có sự lãnh đạo thống nhất giữa các cấp thì hiệu quả trong công việc sẽ cao hơn, tiết kiệm chi phí hơn. Và ngược lại, nếu bộ máy rườm rà, sự tổ chức và phân công lao động giữa các bộ phận sẽ làm cho hiệu suất công việc giảm đi, làm mất thời gian và dễ dẫn đến sai sót trong thủ tục nhập khẩu hàng hóa. Vì thế, một bộ máy tối ưu chính là điều kiện cần có để doanh nghiệp có thể hoạt động trơi chảy, xun suốt trong cơng việc.

1.4.1.2. Nguồn tài chính:

Nguồn tài chính là chỉ tiêu đánh giá quy mơ của cơng ty và nó quyết định đến khả năng sản xuất kinh doanh. Khả năng tài chính của doanh nghiệp bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu (vốn tự có) và nguồn vốn huy động. Ngồi ra, tài chính của doanh nghiệp cịn bao gồm các khoản vay phải trả và các khoản thu nhập dự kiến có torng tương lai. Nếu thiếu nguồn tài chính cần thiết, các doanh nghiệp có thể bị phá sản bất cứ lúc nào. Trong kinh doanh, tài chính được coi là vũ khí sắc bén để chiếm lĩnh thị trường và thơn tính các đối thủ cạnh tranh.

Một cơng ty tích lũy được nguồn vốn càng lớn, thì khả năng chủ động trong việc tìm kiếm đơn đặt hàng và ký kết hợp đồng càng dễ dàng. Nguồn tài chính vững chắc sẽ giúp công ty đứng vững trên thị trường và thuận lợi trong việc tạo niềm tin ở những đối tác như ngân hàng, công ty vận tải, hãng tàu… điều này giúp cho hoạt động xuất nhập khẩu của công ty trở nên thuận lợi hơn.

SVTH: Diệp Kim Loan Page 25

Con người là yếu tố quan trọng trong mọi hoạt động kinh doanh, vì vậy, muốn hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì trước hết phải đảm bảo điều kiện làm việc cũng như đời sống cho nhân viên, có chế độ khen thưởng, kỷ luật rõ ràng nhằm khuyến khích người lao động, đáp ứng nhu cầu của hoạt động kinh doanh. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp thành công trong hoạt động kinh doanh.

Khi một doanh nghiệp đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu trên, tạo mọi điều kiện làm việc và biết quan tâm đến nhân viên của mình, thì hiệu suất cơng việc sẽ tăng lên rất nhiều. họ sẽ tích cực làm việc và ln trong trạng thái thoải mái, khơng bị gị bó hay áp lực đè nặng. Từ đó đảm bảo nghiệp vụ xuất nhập khẩu luôn tiến hành đúng tiến độ và đạt hiệu quả cao.

1.4.1.4. Nhân tố tổ chức mạng lưới kinh doanh:

Hiện nay các nhà kinh doanh luôn muốn phát triển hệ thống mạng lưới kinh doanh của mình, nhất là đối với các thị trường có tiềm năng lâu dài. Trong điều kiện thị trường kinh doanh ln biến động như hiện nay thì việc mở rộng mạng lưới kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều cơ hội thành công hơn cũng như đáp ứng nhu cầu và tăng khả năng phục vụ của doanh nghiệp trên thị trường.

Mở rộng hệ thống kinh doanh giúp doanh nghiệp có cơ hội đến gần hơn với mọi người tiêu dùng cũng như với các đối tác hợp tác với mình. Sự uy tín về cơng ty cũng sẽ tăng lên thấy rõ, từ đó doanh nghiệp sẽ dễ dàng trong việc trao đổi, thỏa thuận những vấn đề khác nhau trong nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa của mình.

1.4.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp:

1.4.2.1. Tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ của ngân hàng:

Hoạt động nhập khẩu có liên quan trực tiếp đến đối tác nước ngoài và ngoại tệ sử dụng trong quá trình thanh tốn. Vì vậy chính sách tỷ giá hối đối có tác dụng mạnh mẽ đến hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp. Mọi việc thanh tốn và tính giá trong kinh doanh nhập khẩu đều sử dụng đến ngoại tệ và tỷ giá hối đoái là cơ sở để so sánh giá cả của hàng hoá trong nước và hàng hoá thế giới, đồng thời phục vụ cho sự lưu thơng tiền tệ và hàng hố của các quốc gia. Sự biến động của tỷ giá hối

SVTH: Diệp Kim Loan Page 26

đối có thể gây những ảnh hưởng đến tỷ trọng hàng nhập khẩu. Khi trị giá đồng nội tệ tăng lên so với đồng ngoại tệ, thì giá trị hàng hóa trong nước sẽ đắt hơn so với hàng nhập khẩu, từ đó dẫn đến nhập khẩu tăng, xuất khẩu giảm, và ngược lại.

1.4.2.2. Chế độ chính sách pháp luật trong nước và quốc tế:

Hoạt động nhập khẩu được tiến hành giữa các chủ thể thuộc các quốc gia khác nhau bởi vậy nó chịu tác động của chính sách luật pháp trong nước và những quy định luật pháp quốc tế.

Ngoài hệ thống luật pháp, tuỳ từng thời kỳ phát triển của đất nước mà chính phủ ban hành các chính sách vĩ mô quản lý hoạt động nhập khẩu. Các chính sách này tác động trực tiếp đến hoạt động nhập khẩu là việc dựng lên các hàng rào thuế quan, phi thuế quan nhằm bảo vệ nền sản xuất có khả năng cạnh tranh kém trong nước như: hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu, tiêu chuẩn chất lượng…

Những chính sách này có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu của công ty, nếu trong một mặt hàng nhập khẩu vào nội địa để phục vụ cho việc sản xuất xuất khẩu mà có mức thuế suất tương đối cao, thì nó sẽ làm cho lợi nhuận thu được từ hoạt động xuất khẩu giảm mặc dù doanh thu cao.

1.4.2.3. Yếu tố hạ tầng cơ sở phục vụ mua bán hàng hóa quốc tế:

Các yếu tố hạ tầng phục vụ hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế ảnh hưởng trực tiếp đến nhập khẩu, chẳng hạn:

Hệ thống cảng biển được trang bị hiện đại cho phép giảm bớt thời gian bốc dỡ, thủ tục giao nhận cũng như đảm bảo an tồn cho hàng hố được mua bán.

Hệ thống ngân hàng: sự phát triển của hệ thống ngân hàng cho phép các nhà nhập khẩu thuận lơi trong việc thanh toán, huy động vốn. Ngoài ra ngân hàng là một nhân tố đảm bảo lợi ích cho nhà kinh doanh bằng các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng.

Hệ thống bảo hiểm, kiểm tra chất lượng cho phép các hoạt động mua bán hàng hố quốc tế được thực hiện một cách an tồn hơn đồng thời

SVTH: Diệp Kim Loan Page 27

giảm bớt được mức độ thiệt hại có thể xảy ra đối với các nhà kinh doanh trong trường hợp xảy ra rủi ro.

1.4.2.4. Yếu tố thị trường trong nước và nước ngoài:

Sự biến động của thị trường trong nước và nước ngồi cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động nhập khẩu hàng hóa. Những yếu tố thay đổi về giá cả, xu hướng tiêu dùng, khả năng cung cấp sản phẩm… đều gây nên những biến động đối với hoạt động nhập khẩu.

Kết luận chương 1

Chương một trình bày một cách tổng quan nhất về nghiệp vụ nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu trong nước, và qua đó nêu ra được những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp đến nghiệp vụ nhập khẩu của một công ty. Việc nắm rõ quy trình xuất nhập khẩu sẽ giúp cho doanh nghiệp quản lý từng hợp đồng một cách có hiệu quả, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh do tiết kiệm được thời gian và chi phí. Ngồi ra, trong chương này cịn đề cập đến nội dung của quy trình thực hiện thủ tục Hải quan xuất nhập khẩu và quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đượng biển, từ đó là cơ sở để tìm hiểu, phân tích thực trạng quy trình nhập khẩu hàng dệt may của Công ty TNHH Việt Thắng – Luch I và xây dựng giải pháp hoàn thiện trong những chương sau.

SVTH: Diệp Kim Loan Page 28

Chương 2: Thực trạng quy trình nhập khẩu nguyên phụ liệu dùng trong sản xuất hàng may mặc bằng đường biển tại Công

ty TNHH Việt Thắng – Luch I

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện quy trình nhập khẩu nguyên phụ liệu dùng trong sản xuất hàng may mặc bằng đường biển tại công ty tnhh việt thắng – luch i (Trang 30 - 34)