.Xác định giá trị luồng tiền

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp phân tích và định giá cổ phiếu vis của công ty cổ phần thép việt ý (Trang 37)

Trên thực tế, khi xác định giá trị doanh nghiệp người ta thường hay đánh giá hai loại dòng tiền tự do như sau : Dòng tiền tự do đối với vốn chủ sở hữu (FCFE) và dòng tiền tự do đối với doanh nghiệp (FCFF), được gọi chung là FCF. FCFF là dòng tiền còn lại sau khi trừ đi các khoản chi phí hoạt động và thuế, FCFF cũng được hiểu là tổng các dòng tiền mặt đối với tất cả các nhà đầu tư của doanh nghiệp bao gồm : Cổ đông, chủ nợ và cổ đơng ưu đãi. Trong khi đó, FCFE là dịng tiền cịn lại sau khi trừ đi các khoản chi phí hoạt động, thanh toán lãi vay, thanh toán nợ và tất cả các khoản chi tiêu vốn khác.

Ta có cơng thức tính FCFF và FCFE như sau :

FCFF = EBIT(1-t) + Khấu hao – Chi tiêu vốn – Thay đổi vốn lưu động

Trong đó :

EBIT là thu nhập trước thuế và lãi vay T là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

FCFE = Thu nhập thuần + khấu hao – chi tiêu vốn – thay đổi vốn lưu động + thanh toán cho chủ nợ + phát hành nợ mới

Trong đó : Thu nhập thuần = (EBIT – trả lãi nợ vay)(1-t)

2.4.2.Chi phí vốn bình qn gia quyền WACC

Chi phí vốn là một đại lượng rất quan trọng để chiết khấu dòng tiền về hiện tại. Bản chất của chi phí vốn là chi phí cơ hội để sử dụng các nguồn vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn của doanh nghiệp thì bao gồm vốn chủ sở hữu (vốn cổ đông) và vốn vay. Mỗi loại nguồn vốn có chi phí sử dụng khác nhau, trong đó chi phí vốn vay thấp hơn do chịu rủi ro ít hơn so với vốn chủ sở hữu.

=

+ (1 − ) +

+

Trong đó :

D là giá trị vốn vay, kd là chi phí vốn vay ( hay là lãi suất yêu cầu với vốn vay) E là giá rị vốn chủ sở hữu, ke là chi phí vốn chủ sở hữu ( hay là lãi suất yêu cầu đối với vốn chủ sở hữu)

t : là thuế suất thu nhập doanh nghiệp

Chi phí vốn vay kd được xác định chính bằng lãi suất trả cho người cho vay sau khi đã trừ đi thuế thu nhập lãi vay. Cịn chi phí vốn chủ sở hữu ke được tính theo mơ hình CAMP như đã trình bày ở phần trên.

2.4.3.Xác định giá trị cổ phiếu theo mơ hình DCF

Giá trị cổ phiếu theo mơ hình DCF được tính tốn bằng cách chiết khấu tất cả các luồng thu nhập tự do mà tổ chức phát hành sẽ thu được trong tương lai về giá trị hiện tại theo một mức lãi suất chiết khấu thích hợp. Do đó, khi đã xác định được luồng tiền tự do sử dụng và mức lãi suất chiết khấu, ta có cơng thức tính giá trị cổ phiếu theo mơ hình DCF như sau :

Xác định giá trị cổ phiếu theo FCFF

Giá trị thực của cơng ty được tính theo cơng thức :

=

(1 + )

Giá trị này bao gồm cả phần dành cho chủ nợ và cổ đơng ưu đãi. Do đó, giá trị cổ phiếu được tính bằng cơng thức sau :

P = PV − Nợ− Giá trị cổ phiếu ưu đãi Số cổ phiếu thưởng đang lưu hành

=

(1 + )

Trong đó, K là mức lợi suất yêu cầu đối với vốn chủ sở hữu và được tính theo mơ hình CAPM.

Điều quan trọng trong phương pháp này là phải lập được bảng kế hoạch sản xuất kinh doanh của cơng ty, ít nhất trong thời hạn năm năm để ước tính các khoản doanh thu, chi phí và luồng tiền tự do sử dụng. Việc dự đoán các yếu tố trên không những phụ thuộc vào đặc điểm của cơng ty, mà cịn phụ thuộc vào tình hình của ngành sản xuất kinh doanh, môi trường kinh doanh, khuôn khổ pháp lý, và đặc biệt là chế độ kế tốn. Chỉ có cơng ty mới đủ thơng tin để lập kế hoạch sản xuất kinh doanh.

2.5. Phương pháp định giá theo hệ số giá trên thu nhập ( P/E)

Phương pháp định giá theo hệ số P/E được sử dụng khá phổ biến tại các thị trường chứng khoán phát triển trên thế giới. Đây là phương pháp mang nặng tính kinh nghiệm. Người ta thường nói : cổ phiếu A bán với P/E cao. Điều này ám chỉ rằng, người đầu tư nghĩ công ty đang có cơ hội tốt để tăng trưởng, thu nhập của cơng ty là khá ổn định và an tồn. Tuy nhiên cũng phải lưu ý rằng, P/E cao cũng có thể là khơng phải do giá cổ phiếu cao mà là do thu nhập thấp.

Vậy người ta sử dụng hệ số giá trên thu nhập để tính giá cổ phiếu như thế nào ? Ta đã có :

P/E = Thị giá cổ phiếu / Thu nhập trên mỗi cổ phiếu

Như vậy P0 = P/E × E1

Trong đó : E1 là thu nhập dự tính trên mỗi cổ phiếu năm sau đó.

Theo phương pháp định giá này, về mặt lý thuyết chúng ta có thể áp dụng một trong các cách sau đây :

Cách thứ nhất : Xác định P/E bằng với P/E của nhóm doanh nghiệp cùng ngành

Theo cách này chúng ta lấy chỉ số P/E bình qn của tồn ngành hoặc một doanh nghiệp tương đương với doanh nghiệp mà chúng ta cần định giá. Doanh nghiệp lựa chọn để lấy P/E sẽ phải là doanh nghiệp có cổ phiếu đang được giao dịch rộng rãi có cùng tỷ suất lợi nhuận, có độ rủi ro, và mức tăng trưởng tương tự. Khi đó, chúng ta sẽ xác định giá cổ phiếu bằng cách lấy thu nhập của công ty cần định giá nhân với hệ số P/E bình qn của tồn ngành hoặc hệ số P/E của công ty được lựa chọn.

Cách thứ hai : Xác định hệ số P/E nội tại của chính cơng ty cần định giá cổ phiếu

Đối với một công ty tăng trưởng đều đặn. Ta đã có cách tính giá trị cổ phiếu theo công thức :

=

− ℎ =

(1 + ) ( − )

Từ đó ta có : P0/E0 = (D0/E0)(1+g)/(r-g) P/E được xác định như sau :

P/E = Tỷ lệ chi trả cổ tức × (1+g)/(r-g)

Giá cổ phiếu được xác định bằng cách lấy hệ số P/E của công ty nhân với thu nhập của công ty. Tuy nhiên, trên thực tế khi tiến hành đánh giá cổ phiếu của công, việc lựa chọn hệ số P/E cụ thể không đơn thuần như hai phương pháp vừa trình bày trên đây, mà cịn phải căn cứ vào xu hướng phá triển của toàn ngành và của từng cơng ty cụ thể. Vì thế, người ta có thể sử dụng kết hợp cả hai phương pháp để xác định giá trị cổ phiếu của công ty.

III. Kinh nghiệm sử dụng các phương pháp định giá cổ phiếu

3.1.Kinh nghiệm định giá cổ phiếu theo mơ hình chiết khấu cổ tức – DDM

Các nhà đầu tư thường sử dụng phương pháp này để tính giá trị nội tại của cổ phiếu nhằm nắm quyền kiểm sốt đối với cơng ty. Một số yếu tố tác động đến giá trị cổ phiếu sẽ phải tính đến như : Mơi trường vĩ mơ (kinh tế, chính trị, pháp luật…), môi trường vi mô (như yếu tố khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh…) và các yếu tố thuộc về nội tại của cơng ty như trình độ quản lý, luồng cổ tức hay chính sách chia cổ tức của cơng ty. Từ đó luồng cổ tức hay dịng tiền trong tương lai mới dễ dàng được ước tính. Rõ ràng, việc ước lượng luồng cổ tức hay luồng tiền là một cơng việc hết sức phức tạp, nó địi hỏi người xác định giá trị cổ phiếu phải là người có năng lực chuyên mơn, am hiểu về lĩnh vực tài chính và thẩm định dự án đầu tư.

Mơ hình DDM cổ điển này thường phát huy tác dụng tốt nhất khi được sử dụng để đánh giá các cơng ty mạnh, có mức trả cổ tức cao. Những người ủng hộ lý thuyết này thì cho rằng chỉ có lượng cổ tức trong tương lai mới có thể cho nhà đầu tư những đánh giá đúng đắn về giá trị nội tại của doanh nghiệp. Mua cổ phần với bất kì lý do gì, ví dụ mua với mức giá cao hơn 20 lần so với thu nhập có thể kiếm được từ cơng ty vì tin rằng hơm sau sẽ có người mua lại với giá gấp 30 lần thì chỉ đơn thuần là một sự đầu cơ.

Trên thực tế, mơ hình DDM địi hỏi một sự nghiên cứu tỉ mỉ để có thể dự đoán được mức cổ tức trong tương lai. Thậm chí khi ta áp dụng mơ hình này với cơng ty trả cổ tức đều đặn, thường xuyên, ta vẫn cần đưa ra rất nhiều giả thuyết về hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Trong đó giả định lớn nhất trong mơ hình DDM là giả định rằng cổ tức của doanh nghiệp là tương đối ổn định, không tăng hoặc tăng đều. Thêm vào đó các yếu tố đầu vào để tính tốn giá trị thì thường xun thay đổi và tiềm ẩn những sai số. Tuy nhiên, ngay cả đối với các cổ phần đáng tin cậy, ổn định, thì việc dự đốn chính xác việc trả cổ tức trong các năm tới cũng là cơng việc vơ cùng khó khăn.

3.2.Kinh nghiệm định giá cổ phiếu theo mơ hình chiết khấu dịng tiền – DCF

Yếu tố đầu tiên và cũng là yếu tố quan trọng nhất trong việc dùng mơ hình chiết khấu dịng tiền để định giá cổ phần chính là ước đốn chuỗi các kế hoạch tạo ra dòng tiền hoạt động cho doanh nghiệp. Có rất nhiều rủi ro tiềm ẩn đối với thu nhập và dịng tiền được dự báo. Đó chính là ngun nhân gây ra vấn đề khi sử dụng phương pháp DCF. Dễ thấy nhất là tính khơng chắc chắn của các dự án về dòng tiền tăng lên qua từng năm dự báo trong khi mơ hình DCF thường phải sử dụng từ 5 đến 10 năm để có được một dự đốn có giá trị. Chính tính khơng chắc chắn với thời gian có thể sẽ khiến mơ hình DCF khơng mang lại kết quả như mong đợi, thậm chí là một kết quả khác xa nhiều so với kết quả mong muốn. Các nhà phân tích có thể dự báo khá chính xác dịng tiền hoạt động trong năm nay và năm sau nhưng cũng khơng thể có đủ khả năng để dự báo chính xác cho những năm xa hơn của tương lai. Thu nhập và dịng tiền có thể bị giảm một cách nhanh chóng bởi vì các yếu tố bất ngờ nào đó. Tệ hại hơn là các dự án về dòng tiền xây dựng cho một năm bất kỳ thường được dựa trên kết quả của năm liền trước đó.

Các dự án về dịng tiền tự do cũng đi liền với các kế hoạch về chi tiêu vốn cho mỗi năm. Cũng vậy, mức độ không chắc chắn của các con số trong kế hoạch chi tiêu vốn tăng lên theo mỗi năm. Trong năm hoạt động không mấy khả quan thì tình hình chi tiêu vốn có thể tạo nên những sai lệch do các nhà quản trị sẽ thắt chăt các kế hoạch chi tiêu vốn và ngược lại. Do đó các giả thiết để xây dựng kế hoạch về chi tiêu vốn luôn hàm chứa rất nhiều rủi ro. Trong khi đó, có khá nhiều phương pháp để tính tốn chi tiêu vốn ví dụ như sử dụng tỷ số vòng quay tài sản cố định hoặc là sử dụng phương pháp tính theo phần trăm doanh thu, những sự thay đổi dù nhỏ trong các giả định của mơ hình cũng có thể tạo nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với kết quả tính tốn của mơ hình DCF.

Có lẽ một trong các giả định quan trọng nhất của mơ hình DCF chính là các giả định về mức chiết khấu và tỷ lệ tăng trưởng. Có khá nhiều cách để xác định mức chiết khấu trong mơ hình DCF định giá cổ phần. Các nhà phân tích thường sử dụng công thức mức chiết khấu R=Rf + β*(Rm - Rf) hoặc là sử dụng chi phí sử dụng vốn trung bình WACC của doanh nghiệp như một tỷ lệ chiết khấu hợp lý khi sử dụng DCF để định giá doanh nghiệp. Cả hai phương pháp trên đều khá lý thuyết và chúng thật sự không vận hành hiệu quả lắm trong ứng dụng đầu tư thực tế. Các nhà đầu tư khác có thể chọn một tỷ suất rào cản tuỳ ý để định giá cho tất cả các khoản đầu tư vốn cổ phần. Dĩ nhiên là chúng ta cũng biết rằng khi chọn một phương pháp nào để dự báo suất chiết khấu thì khơng có nghĩa là bạn sẽ có được những câu trả lời chắc chắn chính xác. Có lẽ vấn đề lớn nhất đối với giả định về tỷ lệ tăng trưởng chính là khi chúng được sử dụng như một giả định về tốc độ tăng trưởng liên tục. Giả định rằng một doanh nghiệp có thể giữ mức tăng trưởng liên tục là một giả định rất lý thuyết. Các nhà phân tích đã tranh luận rằng tất cả các công ty lớn mạnh đang hoạt động với mức tăng trưởng liên tục như giả định sẽ có khuynh hướng chỉ đạt ở mức tăng trưởng chung của nền kinh tế trong dài hạn. Thêm vào đó, mức tăng trưởng của cơng ty sẽ thay đổi, đôi khi là thay đổi rất nhanh qua từng năm hoặc thậm chí là qua từng thập kỷ. Hiếm khi nào mà một doanh nghiệp đạt đến một mức tăng trưởng nào đó và có thể duy trì mức tăng trưởng đó mãi mãi.

Quay trở lại với cách tính tốn trong mơ hình DCF dễ thấy kết quả của nó rất nhạy cảm với bất cứ một sự thay đổi nào dù là nhỏ nhất trong giả định về tỷ lệ chiết khấu và tỷ lệ tăng trưởng.

3.3.Kinh nghiệm định giá cổ phiếu theo hệ số P/E

Phương pháp định giá cổ phiếu này trước hết mang nặng tính kinh nghiệm, khơng đưa ra đượ cở sở cho các nhà đầu tư đánh giá, phân tích về khả năng tăng trưởng của các cơng ty và các rủi ro tác động đến giá trị cổ phiếu của các công ty đo. Cơ sở lý luận của phương pháp này chưa rõ ràng do chỉ có một

thị trường hoạt động thật sự hiệu quả, khơng có các yếu tố đầu cơ thì áp dụng phương pháp hệ số P/E mới thực sự đáng tin cậy. Ngoài ra, phương pháp này cịn có một nhược điểm nữa đó là do thu nhập (Earnings) là những số liệu kế toán cơ bản nên nếu trong ngành, các doanh nghiệp không áp dụng các nguyên tắc kế tốn giống nhau thì cũng không nên sử dụng phương pháp này để định giá cổ phiếu. Một vài trường hợp các công ty che giấu thu nhập của họ bằng cách công bố lãi nhiều hơn thực tế. Một kế tốn viên có thể đưa ra những con số khống và khai tăng tỷ lệ tăng trưởng thu nhập lên một vài điểm

Một thực tế nữa là thu nhập ước tính có thể thay đổi tuỳ theo tình hình phát triển của cơng ty và tuỳ theo mỗi nhà phân tích. Vì vậy, mặc dù được các nhà đầu tư sử dụng khá phổ biến nhưng tỷ lệ P/E cũng chỉ là một chỉ số để tham khảo mà thơi.

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU VIS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VIỆT – Ý I.Tổng quan về CTCP Thép Việt-Ý

1.Giới thiệu chung về CTCP Thép Việt-Ý 1.1.Giới thiệu doanh nghiệp 1.1.Giới thiệu doanh nghiệp

+ Lịch sử hình thành và phát triển:

Công ty CP Thép Việt-Ý được thành lập năm 2001, với lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thép xây dựng, xuất nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị phụ tùng phục vụ cho ngành thép, kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hố. Cơng ty Thép Việt-Ý chính thức đưa sản phẩm ra thị trường từ cuối năm 2002, đến nay, sản phẩm ThépViệt-Ý đã có mặt ở hầu hết các dự án trọng điểm quốc gia, từ các cơng trình dân dụng,cơng nghiệp, giao thơng trong nước đến các cơng trình tại nước ngoài, đã và đang tạo dựng các mối quan hệ sâu rộng với các Nhà thầu, Tư vấn, Chủ đầu tư, Nhà phân phối, cửa hàng đại lý trong và ngoài nướ

Năm 2009 được coi là năm đáng ghi nhớ và đánh giá những mốc son lịch sử của VIS. Là năm đầu tiên tham gia Giải Sao Vàng đất Việt, ghi danh trong “Top 10 Sao vàng đất Việt ” 2009, và là đại diện duy nhất của ngành thép được

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp phân tích và định giá cổ phiếu vis của công ty cổ phần thép việt ý (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)