Phân tích một số chỉ tiêu tài chính

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp phân tích và định giá cổ phiếu vis của công ty cổ phần thép việt ý (Trang 57 - 59)

3 .Phân tích doanh nghiệp

3.2.Phân tích một số chỉ tiêu tài chính

Bảng 2.3. Một số chỉ tiêu tài chính của CTCP Thép Việt-Ý

Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 QI/2009

TB Ngành

Năm 2009 1. Khả năng thanh toán

- Thanh toán hiện hành Lần 1,10 1,15 2,01 2,24 1,18 - Thanh toán nhanh Lần 0,83 0,66 1,30 1,82 0,64

2. Hiệu quả hoạt động

- Vòng quay hàng tồn kho Vòng 6,96 7,68 7,01 0,50 7,4

- Vòng quay khoản phải thu Vòng 4,78 5,62 6,33 0,88 5,6 - Vòng quay tổng tài sản Vòng 1,63 1,86 1,67 0,34 0,18

3. Cấu trúc vốn

- Nợ / Tổng Tài sản Lần 0,851 0,780 0,649 0,69 0,68 - Nợ / Vốn chủ sở hữu Lần 5,708 3,554 2,467 3,28 2,97

4. Khả năng sinh lời

- LNST / DTT % 1,1% 1,5% 7,7% 2,7% 7% - ROA % 1,9% 2,8% 14,5% 1,0% 4% - ROE % 13,8% 15,1% 59,3% 4,1% 14%

Trước hết, về khả năng thanh toán hiện hành. Hệ số này phản ánh mức độ đảm bảo của TSLĐ đối với nợ ngắn hạn. Hệ số càng lớn khả năng thanh toán khả năng càng cao và ngược lại. Nhìn vào bảng thống kê, ta thấy rõ từ năm 2006 đến quý I/2009 hệ số này của CTCP thép Việt-Ý đã tăng gần gấp đôi. Tuy nhiên,

điều này chưa hẳn là tốt vì nó đồng nghĩa với việc có một số tiền (giá trị TSLĐ) được tốn giữ quá mức không tham gia hoạt động để sinh lời.Thông thường, chỉ số này nên chỉ khoảng từ 1,2 đến 2. So sánh hệ số này với hệ số trung bình ngành là 1,18 ta thấy hệ số thanh toán hiện hành của VIS khá cao. Điều này có nghĩa lượng tiền khơng tham gia hoạt động sinh lời của công ty thép Việt-Ý khá hợp lý so với các công ty cùng ngành.

Với hệ số khả năng thanh toán nhanh cũng giống như vậy, hệ số này tăng gần gấp đôi trong khoảng từ năm 2006 đến quý I/2009. Thông thường, hệ số này lớn hơn 0,5 là đảm bảo được khả năng thanh toán nhanh. Tuy nhiên tại quý I/2009, hệ số này là 1,82 là quá cao. Điều này thể hiện lượng tiền quá nhiều, gây hiện tượng sử dụng vốn không hiệu quả. Hệ số này thường được chấp nhận từ 0,5 đến 1,2. So sánh với hệ số trung bình ngành là 0,64, ta thấy rõ ràng việc sử dụng vốn của công ty Thép Việt-Ý so với các công ty cùng ngành là chưa hiệu quả.

Hệ số vòng quay tồn kho của công ty Thép Việt – Ý từ năm 2006 đến quý I / 2009 đã giảm đáng kể, chỉ cịn 0,50. Điều này có nghĩa là hàng hóa tồn kho nhiều. Điều này là do chi phí nguyên liệu đầu vào cao dẫn đến công ty Việt – Ý nói riêng cũng như hầu hết các doanh nghiệp thép nói chung phải nâng giá bán lên tương ứng. Hệ số vòng quay các khoản phải thu tăng từ năm 2006 – 2008 từ 4,78 đến 6,33 nhưng lại giảm đáng kể vào quý I / 2009 chứng tỏ tốc độ thu hồi vốn của công ty chậm đi đáng kể, doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn nhiều. Hệ số trung bình ngành là 7,0 cho thấy các doanh nghiệp thép trong ngành có tốc độ thu hồi vốn khá tốt.

Tỷ trọng nợ trên vốn chủ của cơng ty có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức rất cao. Ngoài ra, từ năm 2006 – 2008, với việc sử dụng đòn bẩy tài chính cao và hiệu quả hoạt động kinh doanh hiệu quả đã tác động tích cực đến ROE khiến cho chỉ số này của công ty tăng 13,8 % đến 59,3%. Tuy nhiên, công ty đã sử

dụng không hiệu quả vốn vay làm gia tăng gánh nặng tài chính và làm giảm đáng kể hệ số ROE trong quý I/2009 (4,1%)

Kết luận: Có thể thấy, hầu hết các chỉ số từ năm 2006 – 2008 đều thể hiện sự tăng trưởng khá tốt của công ty và đến quý I/2009 thì xấu đi. Nguyên nhân chủ yếu là do giá vốn hàng bán tăng cao. Rõ ràng, CTCP Thép Việt – Ý khác cũng như các doanh nghiệp khác cùng ngành vẫn chưa chủ động được nguồn nguyên, vật liệu đầu vào => giá vốn hàng bán tăng. Vì thế cơng ty cần tăng cường công tác dự báo thị trường nguyên vật liệu ngoài nước và nhu cầu trong nước, tăng cường quản trị hàng tồn kho.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp phân tích và định giá cổ phiếu vis của công ty cổ phần thép việt ý (Trang 57 - 59)