Dịch vụ vận tải giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp giải pháp tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp việt nam vào hệ thống logistics toàn cầu (2010) (Trang 44 - 45)

II. Sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam vào hệ thống logistics toàn

1.1.Dịch vụ vận tải giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

1. Các loại hình dịch vụ logistics được cung cấp bởi các doanh nghiệp logistics

1.1.Dịch vụ vận tải giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

Ở Việt Nam hiện nay, Vận tải giao nhận chủ yếu phát triển trên lĩnh vực đường biển và đường hàng khơng, trong đó vận tải đường biển chiếm ưu thế tuyệt đối hơn cả với lượng hàng hóa xuất nhập khẩu được chuyên chở bằng đường biển chiếm khoảng 90%.

Lượng hàng hóa thơng qua các cảng biển ngày càng gia tăng và trải rộng ở nhiều cảng, nhiều cửa khẩu khác nhau chứ không chỉ được thực hiện ở một số cảng chính như trước kia, trong đó có nhiều cảng mới, cảng chuyên dụng được xây dựng (trung tâm Logistics – ICD Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh, trung tâm Logistics YCH – Protrade ở Bình Dương). Tại các cảng, ngồi dịch vụ vận tải giao nhận đơn thuần cịn có các dịch vụ trợ giúp như: lưu kho bảo quản hàng hóa, tái chế, đóng gói, kẻ ký mã hiệu, thu gom hàng hóa xuất nhập khẩu… Cơ sở vật chất kỹ thuật tại các cảng biển được tăng cường đặc biệt là hệ thống cầu cảng, trang thiết bị xếp dỡ và hệ thống kho bãi…đây là yếu tố cơ bản làm tăng chất lượng dịch vụ vận tải giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng.

Theo Cục Hàng hải Việt Nam, trong năm 2009 sản lượng hàng hóa thơng qua cảng biển Việt Nam đạt trên 251 triệu tấn, tăng 27,79 % so với năm 2008. Hàng hóa tăng chủ yếu là hàng khô (trên 126 triệu tấn, tăng 43,94% so với năm 2008 ). Trong năm này, Việt Nam có hơn 108.000 lượt tàu ra vào hệ thống cảng biển Việt Nam với tổng dung tích lên tới hơn 425 triệu GT, tăng 9,56% so với năm 2008. Hàng container đạt trên 5539 triệu TEUs, hàng lỏng đạt trên 42,5 triệu tấn. Trong năm 2009, đội tàu biển quốc gia vận chuyển được trên 81 triệu tấn, tăng 16,99% so với năm 2008, trong đó sản lượng vận tải nước ngoài đạt trên 53 triệu tấn, sản lượng hàng hóa vận tải nội địa đạt gần 28 triệu tấn, bằng 126,47%. Những khu vực kinh tế trọng điểm, khối lượng hàng hóa tăng rất nhanh: lượng hàng hóa thơng quan qua cảng Đà Nẵng lần đầu tiên đạt 3,162 triệu tấn hàng hóa vào năm 2009, tăng 14,2% so với năm 2008; trong tháng 8/2009 lượng hàng hóa thơng qua các cảng tại Hải

Phòng đạt xấp xỉ 2,7 triệu tấn, tăng 15,7% trong đó Cảng Hải Phịng đạt 1,28 triệu tấn, tăng 25,5% so với tháng 8 năm 2008. Cũng trong năm này, tình trạng ùn ứ hàng hóa ở các cảng thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là cụm cảng số 5 (cảng Sài Gòn, VICT, Tân Cảng, Bến Nghé…) đã được giải tỏa thành công.

Về đường hàng không, dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường hàng không cũng tăng mạnh tại các cửa khẩu Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng… Các mặt hàng được chuyển chủ yếu là mặt hàng có giá trị cao, hàng điện tử, máy vi tính… Mạng lưới vận tải bằng đường hàng khơng từ Việt Nam tới các quốc gia ngày càng được mở rộng tới các nước Châu Âu, Nhật Bản, Úc và New Zealand… Việc rút ngắn cự ly các đường bay của ngành Hàng không Việt Nam trong năm 2009 cũng góp phần đáng kể nhằm tiết kiệm thời gian, giảm chi phí cho khách hàng… Theo tính tốn Việt Nam Airlines, với các đường bay được rút ngắn (từ 3-10 phút/chuyến), Việt Nam Airlines có thể tiết kiệm được số tiền khoảng 30-35 triệu USD/năm.

Hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường sắt, đường ô tô cũng dần được phát triển nhưng với sản lượng không nhiều và chủ yếu là hàng hóa ra vào Việt Nam từ các nước lân cận như Trung Quốc, Lào, Campuchia.

Có thể nói, trong tồn bộ chuỗi Logistics thì vận tải giao nhận hàng hóa dịch vụ chủ chốt, đặc biệt là giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. Ở Việt Nam, dịch vụ này đang từng bước phát triển nhờ sự giao thương ngày càng tăng giữa Việt Nam và các nước trên thế giới. Để tăng cường sự tham gia vào hệ thống Logistics tồn cầu thì việc dần dần đưa tên tuổi của các công ty Logistics ra khỏi biên giới qua dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu là hết sức cần thiết. Vì vậy, các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam cần cố gắng phát triển dịch vụ này.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp giải pháp tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp việt nam vào hệ thống logistics toàn cầu (2010) (Trang 44 - 45)