Vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp giải pháp tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp việt nam vào hệ thống logistics toàn cầu (2010) (Trang 59 - 60)

III. Thuận lợi, khó khăn, hạn chế của các doanh nghiệp Logistics Việt Nam

1.3.Vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng

1. Thuận lợi của các doanh nghiệp Logistics Việt Nam để tham gia vào hệ thống

1.3.Vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng

Vốn đầu tư nước ngoài, cụ thể là vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) nhằm phát triển cơ sở hạ tầng và các nguồn vốn từ các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ cho Việt Nam ngày càng tăng. Dự báo nguồn vốn ODA ký kết cho thấy, bên cạnh 8 tỷ USD thời kỳ 2001- 2005 chuyển tiếp sang, trong giai đoạn từ 2006 – 2010, vốn ODA ký kết mới sẽ đạt khoảng từ 12,35 – 15,75 tỷ USD, đưa tổng nguồn vốn ODA được ký kết lên con số 23,75 tỷ USD. Dự báo tổng nguồn vốn ODA sẽ giải ngân thời kỳ 2006 -2010 đạt khoảng 11,46 – 12,41 tỷ USD [Bộ Công Thương].

Các nhà tài trợ vốn ODA như Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC), Ngân hàng thế giới rất quan tâm đến phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, cụ thể, nguồn vốn ODA cho lĩnh vực này trong 5 năm tới sẽ tiếp tục tăng mạnh để đầu tư cho các lĩnh vực phát triển hệ thống giao thông Bắc – Nam, các trục đường chính của các vùng kinh tế; ưu tiên phát triển các tuyến đường ở vùng miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long; phát triển mạnh hệ thống đường cao tốc, nhất là các vùng kinh tế trọng điểm.

Nhờ chính sách mở cửa của chính phủ mà vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng ngày càng tăng mạnh trong những năm qua, đặc biệt là trong năm 2007 và 2008 từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Tính chung cả vốn đăng ký cấp mới và vốn đăng ký tăng thêm, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký tại Việt Nam năm 2008 đã đạt hơn 64 tỷ USD, gấp gần ba lần con số của năm 2007. Tính đến ngày 15/12/2009, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 10 tỷ USD, bằng 87% so với năm 2008. Việt Nam có 893 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 16,34 tỷ USD. Tuy chỉ bằng 24,6 % so với năm 2008 nhưng đây cũng là con số khá cao trong bối cảnh nền kinh tế đang khủng hoảng hiện nay. Trong

tháng 1 năm 2010, vốn FDI vào Việt Nam đã có những dấu hiệu tốt khi tăng tới 71,9% so với cùng kỳ năm 2009 [Bộ Công Thương].

Biểu đồ 2: Vốn FDI của Việt Nam trong 10 năm (1999-2008)

Nguồn: Bộ Công thương

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp giải pháp tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp việt nam vào hệ thống logistics toàn cầu (2010) (Trang 59 - 60)