Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp giải pháp tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp việt nam vào hệ thống logistics toàn cầu (2010) (Trang 63 - 65)

III. Thuận lợi, khó khăn, hạn chế của các doanh nghiệp Logistics Việt Nam

1.5.Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin

1. Thuận lợi của các doanh nghiệp Logistics Việt Nam để tham gia vào hệ thống

1.5.Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin

Sự phát triển của công nghệ thơng tin đã mang lại rất nhiều lợi ích cho hoạt động Logistics nói chung và hoạt động điều hành khai thác cảng nói riêng. Internet đã trở thành một công cụ hữu hiệu để tiến hành các hoạt động thương mại điện tử.

Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đang phát triển và cố gắng hoàn thiện hệ thống dữ liệu điện tử (EDI – Electronic Data Interchange). Hệ thống này cho phép kết nối giữa các cảng với nhau, và giữa cảng với đối tác thương mại của họ, bao gồm cả cơ quan quản lý như cơ quan Hải quan, cơ quan thống kê…

Hệ thống này giúp các cảng biển đơn giản hóa thủ tục giấy tờ, giảm thiểu khả năng sai sót (do con người), tiết kiệm được rất nhiều thời gian cũng như chi phí trong vận hành khai thác cảng. Tháng 7 – 2005, Việt Nam đã bắt đầu thực hiện thơng quan điện tử thí điểm ở một số địa phương. Hiện nay, việc triển khai hải quan điện tử, thông quan từ xa bước đầu có những kết quả tích cực. Tại một số cục hải

quan có lưu lượng hàng hóa lớn như Cục hải quan Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai, cục hải quan thành phố Hồ Chí Minh,…phương thức này đã đem lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics cũng như hoạt động thương mại, công tác quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa. Doanh nghiệp chỉ cần nạp dữ liệu của tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu vào phần mềm được cài đặt tại trụ sở chính của mình, sau đó chuyển đến cơ quan hải quan qua hệ thống mạng. Khi đến nộp hồ sơ chính thức, các dữ liệu đã có sẵn trong hệ thống máy móc của cơ quan Hải quan, chính sách mặt hàng và chính sách thuế áp dụng cho lơ hàng đó hầu như đã được định trước, doanh nghiệp không mất thời gian chờ đợi.

Bên cạnh đó, các hoạt động xếp dỡ và vận chuyển container tại các cảng biển cũng được tự động hóa hồn tồn nhằm tối ưu hóa việc vận chuyển xếp dỡ. Các thao tác xếp dỡ container tại các cầu cảng của các cảng lớn đa phần đều được vi tính hóa. Các cầu bờ đặt tại các cầu cảng được điều khiển bởi các máy tính sẽ tự động thực hiện các thao tác xếp dỡ container từ tàu xuống các xe kéo container và ngược lại. Công nghệ niêm phong điện tử (e-seal) sẽ giúp giảm tối đa thời gian làm các thủ tục container và vận tải container, đồng thời tạo ra một quy trình thơng thống hơn tại cảng biển.

Với sự tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật, hiện nay các công ty chuyên nghiên cứu cung cấp các giải pháp và thiết bị cho chuỗi cung ứng đã ứng dụng thành công cơng nghệ định vị sóng vơ tuyến (RFDI – Radio Frequency Identification) và đang từng bước thương mại hóa cơng nghệ này. Khi được ứng dụng rộng rãi, công nghệ này hứa hẹn sẽ tạo ra một cuộc cách mạng trong lĩnh vực quản lý chuỗi cung ứng. VICT là cảng đầu tiên ở Việt Nam cho áp dụng hệ thống này. Hệ thống này là giải pháp kịp thời và thiết thực đã giúp cho VICT tận dụng tối đa khơng gian kho bãi, tránh tình trạng di chuyển container khơng hợp lý, tận dụng thời gian để thiết bị nghỉ ngơi. Điều này cũng giúp làm giảm các chi phí cảng, giúp xác định vị trí chính xác của container và tiết kiệm thời gian bốc dỡ hàng.

Đây chính là một trong những điều kiện tiên quyết để ngành công nghiệp Logistics Việt Nam phát triển, tham gia vào hệ thống Logistics toàn cầu.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp giải pháp tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp việt nam vào hệ thống logistics toàn cầu (2010) (Trang 63 - 65)