Dịch vụ vận tải giao nhận nội địa và phân phối hàng

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp giải pháp tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp việt nam vào hệ thống logistics toàn cầu (2010) (Trang 45 - 47)

II. Sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam vào hệ thống logistics toàn

1.2.Dịch vụ vận tải giao nhận nội địa và phân phối hàng

1. Các loại hình dịch vụ logistics được cung cấp bởi các doanh nghiệp logistics

1.2.Dịch vụ vận tải giao nhận nội địa và phân phối hàng

Về dịch vụ vận tải giao nhận nội địa, ở Việt Nam thời gian qua chủ yếu là đường sắt và đường ơtơ. Hàng hóa vận chuyển nội địa chủ yếu là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, nông sản, hàng rời, nguyên vật liệu cho sản xuất và xây dựng… nên xe thùng được sử dụng phổ biến hơn cả.

Đối với đường ô tô, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải có đội xe để tham gia vận tải nội địa, đồng thời để vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu từ các cảng, các sân bay về kho của khách hàng và ngược lại từ kho của khách hàng ra cảng, sân bay để bắt đầu hành trình. Những năm qua, cơ sở hạ tầng giao thơng vận tải được cải thiện cho nên vận tải giao nhận hàng hóa bằng container nội địa cũng được phát triển. Ngoài các đội xe chuyên dụng truyền thống thông thường, các doanh nghiệp đã trang bị xe chuyên dụng chở container từ Hải Phòng đi các tỉnh phía Bắc, Đà Nẵng đi các tỉnh miền Trung và Sài Gòn đi các tỉnh đồng bằng Nam Bộ.

Ngồi ơtơ, ngành đường sắt cũng tổ chức chuyên chở hàng hóa dọc tuyến Bắc Nam tạo sự liên kết chặt chẽ các địa phương, các vùng, các miền trong lưu thơng hàng hóa và tích cực tham gia chun chở hàng hóa xuất nhập khẩu. Từ chỗ chưa có toa xe chuyên dụng chở container đến nay xe chuyên dụng của đường sắt đã đáp ứng yêu cầu vận chuyển container của khách hàng trên tồn tuyến.

Về phân phối hàng hóa, các doanh nghiệp lớn có thế mạnh trong việc cung ứng dịch vụ vận chuyển hàng hóa có khối lượng lớn, hàng theo kế hoạch, hàng siêu trường, siêu trọng thì các doanh nghiệp nhỏ lại có lợi thế trong cung ứng dịch vụ vận chuyển hàng thông thường như hàng bách hóa, hàng rời, hàng container có khối lượng nhỏ và đặc biệt là thầu việc phân phối các sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ trong nội địa cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hoặc vận chuyển máy móc, thiết bị, hàng cơng trình ra vào các cảng Việt Nam theo yêu cầu của khách hàng.

Một ví dụ về quy trình làm hàng của cơng ty cổ phần VINAFCO, công ty kinh doanh dịch vụ Logistics hàng đầu ở Việt Nam:

Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu khách hàng qua hệ thống điện thoại/Email/Fax… Bước 2: Tiến hành xử lý đơn hàng trên hệ thống phần mềm quản lý chuyên nghiệp (BPCS, WMS…).

Bước 3: Chuyển đơn gom hàng (picking list) cho bộ phận kho và bộ phận vận tải.

- Bộ phận kho nhận lệnh gom hàng sẽ tiến hành gom hàng và xác nhận tình trạng thực tế chắc chắn của đơn hàng có thể được giao hay khơng, báo cáo lại cho bộ phận C/s để tiến hành in hoá đơn.

- Bộ phận vận tải nhận lệnh gom hàng và tiến hành các hoạt động điều phối vận tải/ sắp xếp phương tiện cho việc vận chuyển hàng hóa. Bước 4: Sau khi nhận được xác nhận từ kho, bộ phận dịch vụ khách hàng sẽ in hoá đơn và chuyển xuống kho làm thủ tục xuất hàng ra khỏi kho.

Bước 5: Tuỳ theo phương thức giao hàng, khách hàng tự đến lấy (Self Pick Up) , giao hàng ra các bến xe trung chuyển (Bus station) hay giao hàng đến các đại lý hoặc trực tiếp tới người tiêu dùng.

Tất nhiên để tăng cường sự tham gia vào hệ thống Logistics tồn cầu thì trước hết các doanh nghiệp Logistics Việt Nam phải chiếm lĩnh được thị trường nội địa, tạo niềm tin trước hết cho các nhà xuất nhập khẩu trong nước.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp giải pháp tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp việt nam vào hệ thống logistics toàn cầu (2010) (Trang 45 - 47)