0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Quy mô doanh nghiệp Logistics Việt Nam nhỏ, manh mún, chưa có sự liên

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀO HỆ THỐNG LOGISTICS TOÀN CẦU (2010) (Trang 74 -76 )

III. Thuận lợi, khó khăn, hạn chế của các doanh nghiệp Logistics Việt Nam

2. Khó khăn, hạn chế của các doanh nghiệp Logistics Việt Nam khi tham gia

2.6. Quy mô doanh nghiệp Logistics Việt Nam nhỏ, manh mún, chưa có sự liên

kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp trong ngành và các ngành liên quan.

Như đã trình bày ở trên, hiện ở Việt Nam có rất nhiều doanh nghiệp Logistics nhưng phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ lẻ, làm ăn manh mún. Với những doanh nghiệp như thế khó có thể đầu tư trước hết là vào cơ sở hạ tầng của chính doanh nghiệp do thiếu vốn, nguồn nhân lực sẽ không được đào tạo chuyên nghiệp, cơ sở hạ tầng về hệ thống công nghệ thông tin cũng chỉ dừng lại ở việc lập website của

doanh nghiệp. Thêm vào đó, các cơng ty kinh doanh dịch vụ Logistics ở Việt Nam chưa đủ khả năng để cung ứng một chuỗi các dịch vụ trong quy trình Logistics theo đúng nghĩa. Họ chỉ thực hiện một số cơng đoạn trong quy trình đó. Do vậy, thường xảy ra gián đoạn cũng như chậm trễ trong việc giao nhận hàng hoá gây nên những thiệt hại cho khách hàng. Việc tạo ra một chuỗi dịch vụ như “One stop shopping” sẽ thu hút được khách hàng do sự thuận lợi của nó đem lại.

Hơn nữa, các doanh nghiệp Logistics Việt Nam thường kinh doanh theo kiểu chụp giật, cạnh tranh thiếu lành mạnh, thi nhau hạ giá dịch vụ để giành được hợp đồng và chủ yếu là hạ giá thành thuê container,… Trong khi đó, các tập đoàn hàng hải lớn trên thế giới như APL, Mitsui OSK, Maerk Logistics, NYK Logistics..., những tập đoàn hùng mạnh với khả năng cạnh tranh lớn, bề dày kinh nghiệm và nguồn tài chính khổng lồ với hệ thống mạng lưới đại lý dày đặc, hệ thống kho hàng chuyên dụng, dịch vụ khép kín trên toàn thế giới, mạng lưới thơng tin rộng khắp, trình độ tổ chức quản lý cao, đã và đang từng bước xâm nhập, củng cố, chiếm lĩnh thị trường trong nước. Ví dụ khi nhà máy Canon ở Quế Võ, Bắc Ninh chào dịch vụ logistics trọn gói vận chuyển phân phối sản phẩm thì NYK Logistics, LOGITEM, MOL Vietnam, Dragon Logistics đều tham gia đấu thầu. Cuối cùng doanh nghiệp thắng là doanh nghiệp chào giá dưới giá thành ở công đoạn chuyên chở bằng xe tải nặng và lấy giá vận tải biển bù lại. Như vậy, các doanh nghiệp khơng có tàu biển chắc chắn phải chịu thua. Chính vì tất cả những điều này mà việc kinh doanh manh mún, thiếu liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành hiện nay ở Việt Nam cần phải được khắc phục.

Một điều nữa, hiện nay các doanh nghiệp kinh doanh Logistics của Việt Nam cũng chưa có sự liên kết với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước. Các doanh nghiệp này thường làm ăn với nhau qua một số hợp đồng, và tất nhiên nhà xuất nhập khẩu sẽ tìm người cung ứng Logistics có lợi nhất cho mình. Thay vì mua FOB và bán CIF, hầu hết hợp đồng mua bán ngày nay thường được mua CIF và bán FOB, đặc biệt các dự án lớn tại Việt Nam lại được ký kết theo điều kiện giao hàng là DDU. Rõ ràng việc thiếu liên kết với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu vẫn còn là

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀO HỆ THỐNG LOGISTICS TOÀN CẦU (2010) (Trang 74 -76 )

×