Bộ máy quản lý chưa đồng bộ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp giải pháp tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp việt nam vào hệ thống logistics toàn cầu (2010) (Trang 67 - 68)

III. Thuận lợi, khó khăn, hạn chế của các doanh nghiệp Logistics Việt Nam

2.2.Bộ máy quản lý chưa đồng bộ

2. Khó khăn, hạn chế của các doanh nghiệp Logistics Việt Nam khi tham gia

2.2.Bộ máy quản lý chưa đồng bộ

Sự quản lý từ phía nhà nước, cụ thể là tính hiệu quả của các cơ quan chức

năng trong việc phối hợp thực hiện các thủ tục hải quan tuy đã được cải thiện nhờ hệ thống hải quan điện tử nhưng nói chung vẫn cịn yếu. Ở hầu hết các cơ quan thông quan, thủ tục hải quan vẫn mang nặng tính giấy tờ và thiếu sự phối hợp. Hải quan từng địa phương chỉ chịu trách nhiệm từng phần cơng việc mà khơng có sự phối hợp với nhau. Nhiều doanh nghiệp phải mất đến hàng tuần để có thể hồn thành thủ tục hải quan.

Một ví dụ cụ thể, doanh nghiệp ở Hà Nội làm thủ tục tạm nhập khẩu một cái máy để chạy thử ở cửa khẩu Nội Bài. Sau thời gian chạy thử, để tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp quyết định tái xuất lô hàng trên bằng đường biển. Theo thông tư 20 của Cục Hải Quan, lơ hàng trên có thể được làm thủ tục xuất tại cửa khẩu nhập về (Nội Bài), hoặc được làm thủ tục tại cửa khẩu tái xuất (Hài Phịng). Do đó, doanh nghiệp đã nộp hồ sơ xin làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu Nội Bài. Tuy nhiên, hải quan Nội Bài trả lại hồ sơ và yêu cầu mở cửa khẩu tại Hải Phòng. Hồ sơ trên được gửi đến Hải Phòng cùng với ghi chú của Hải quan cửa khẩu Nội Bài yêu cầu mở tại cảng Hải Phòng. Tuy nhiên Hải quan Hải Phịng khơng đồng ý cho mở và u cầu mở tại Nội Bài với lý do hàng nhập ở đâu thì tái xuất ở đó. Quá bức xúc, doanh nghiệp đã có cơng văn gửi Cục Hải quan Hà Nội và được trả lời bằng điện thoại: “Doanh nghiệp nên về Nội Bài làm thủ tục, Cục Hải quan Hà Nội đã chỉ đạo bằng điện thoại đến lãnh đạo Chi cục Hải quan Nội Bài”. Gần 1 tháng kể từ khi doanh nghiệp bắt đầu làm thủ tục tái xuất tại Nội Bài, doanh nghiệp lại quay trở lại Nội Bài làm thủ tục theo sự chỉ dẫn của Cục Hải quan Hà Nội. Tuy nhiên, kết quả vẫn là con số không. Doanh nghiệp buộc phải làm thủ tục tái xuất bằng đường hàng khơng

tại Nội Bài. Vấn đề ở đây chính là cách thức làm việc của các cơ quan chức năng cũng như sự không nhất quán trong việc thi hành các quy định Nhà nước, gây tổn hại đến thời gian, chi phí của doanh nghiệp. Sự phức tạp trong hệ thống pháp luật đã khuyến khích sự thiếu minh bạch trong hoạt động hải quan, làm cho chi phí “ngầm” trong hoạt động hải quan rất cao. Sự quản lý như thế đã tạo ra một rào cản đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng như các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics, chưa nói đến việc tham gia vào hệ thống Logistics toàn cầu của các doanh nghiệp này.

Về sự quản lý của ngành, như ta biết ở các nước trên thế giới đểu có Hiệp hội

chủ hàng để làm đối tác với các hãng tàu biển nhằm cùng nhau xây dựng một biểu giá cước và phụ phí cùng có lợi và có thể chấp nhận được, nhưng mơ hình này hiện chưa có ở Việt Nam. Việt Nam chỉ mới có Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam VIFFAS. Thiếu cơ sở pháp lý thống nhất nên dịch vụ Logistics ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Nhiều loại phí của ta cịn rất cao so với các nước trong khu vực – tiêu biểu như phí cảng – và việc quy định cứng nhắc trong cách tính giá cả đẩy chi phí Logistics lên cao một cách đáng kể, giảm tính cạnh tranh của nước ta so với nước khác.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp giải pháp tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp việt nam vào hệ thống logistics toàn cầu (2010) (Trang 67 - 68)