Hệ thống công nghệ thông tin lạc hậu

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp giải pháp tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp việt nam vào hệ thống logistics toàn cầu (2010) (Trang 70 - 72)

III. Thuận lợi, khó khăn, hạn chế của các doanh nghiệp Logistics Việt Nam

2. Khó khăn, hạn chế của các doanh nghiệp Logistics Việt Nam khi tham gia

2.4. Hệ thống công nghệ thông tin lạc hậu

Hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin trong Logistics của Việt Nam tính đến thời điểm này có thể nói là cịn thiếu và yếu. Do tính chất phát triển q nóng của thị trường, có quá nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh trong lĩnh vực Logistics. Rất khó để cho một doanh nghiệp nào dám đầu tư bài bản vào công nghệ thơng tin, vì nếu chú trọng đầu tư vào cơng nghệ thơng tin địi hỏi một nguồn vốn lớn, cơ sở vật chất kỹ thuật đầy đủ, điều này là một khó khăn trong thị trường logistics tại Việt Nam.

Việt Nam vẫn chưa đạt được những tiến bộ trong việc áp dụng công nghệ trong hoạt động logistics, như sử dụng hệ thống truyền tin điện tử EDI. Trong khi

đó Singapore đã ứng dụng hệ thống này vào đầu thập kỷ 90. Hơn thế nữa Singapore cịn xây dựng thành cơng cổng công nghệ thông tin Portnet, nơi thông tin được quản lý và chia sẻ giữa các hãng tàu, các hãng vận chuyển đường bộ, các nhà giao nhận và cả các cơ quan chính phủ. Đây là một một tiền đề rất tốt cho chúng ta học tập sau này.

Hạ tầng công nghệ thơng tin chính là điểm yếu các doanh nghiệp logistics Việt Nam. Mặc dù các doanh nghiệp logistics đã có nhiều ý thức trong việc áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh của mình những điều này vẫn còn kém xa so với các cơng ty logistics nước ngồi. Nếu chỉ xét về khía cạnh xây dựng website thì phần lớn website của doanh nghiệp Việt Nam chỉ đơn thuần giới thiệu về mình, về dịch vụ của mình nhưng thiếu hẳn các tiện ích mà khách hàng cần như lịch tàu, e-booking, theo dõi chứng từ…

Hơn thế nữa, khả năng theo dõi và kiểm soát đơn hàng, một yếu tố được các chủ hàng đánh giá rất cao khi họ lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics cho mình cũng chưa được các doanh nghiệp kinh doanh Logistics Việt Nam đáp ứng. Bản thân các công ty như APL Logistics , Maersk Logistics được Nike chọn là nhà cung cấp dịch vụ cho mình là họ có thể cung cấp cho Nike cơng cụ visibility – trong bất kỳ thời điểm nào, tại bất kỳ nơi nào nhân viên của Nike cũng có thể nắm bắt và có thể kéo ra bất kỳ các loại báo cáo liên quan đến các đơn hàng của mình đã, đang và sẽ được thực hiện bới các công ty trên. Điều này sẽ giúp Nike tính tốn tốt những dự báo, kiểm sốt hàng tồn, đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng ở chi phí tối ưu nhất.

Khả năng truy xuất được tình trạng đơn hàng hầu như khơng có tại các doanh nghiệp kinh doanh Logistics Việt Nam. Ngày nay trong hệ thống kinh tế toàn cầu , việc sản xuất tại một nơi và tiêu thụ tại một nơi khác diễn ra hêt sức bình thường. Điều quan trọng để cạnh tranh hiệu quả là quản lý được dịng lưu thơng hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ cuối cùng. Một trong những khả năng giúp cho các cơng ty tồn cầu nắm được dịng lưu chuyển hàng hóa chính là việc truy xuất được tình trạng đơn hàng (đang sản xuất, đang tồn kho, đang vận chuyển, đang làm thủ tục hải quan…) sẽ giúp họ có những quyết định tốt hơn trong điều kiện thị

trường luôn thay đổi. Qua khảo sát ở một vài công ty cung cấp dịch vụ giao nhận tại Việt Nam, hầu hết họ khơng có năng lực để cung cấp dịch vụ “truy xuất tình trạng đơn hàng” hoặc là dựa hoàn toàn vào năng lực của một cơng ty đối tác nước ngồi để cung cấp dịch vụ này. Điều này hoàn toàn trái ngược với Singapore, nơi hầu hết các công ty cung cấp dịch vụ logistics đều có thể cung cấp dịch vụ này thông qua web. Chỉ cần khách hàng nhập số vận đơn/mã đơn hàng vào hệ thống này thông qua web, họ có thể biết được tình trạng đơn hàng đó.

Như vậy có thể nói trình độ cơng nghệ thơng tin của Việt Nam còn nhiều lạc hậu, thua xa các nước trong khu vực. Hoạt động Logistics mà ngày nay chịu tác động lớn bởi cơng nghệ thơng tin chính vì thể cũng chưa thể phát triển mạnh ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp giải pháp tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp việt nam vào hệ thống logistics toàn cầu (2010) (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)