Môi trường pháp lý điều chỉnh hoạt động kinh doanh Logistics còn nhiều

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp giải pháp tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp việt nam vào hệ thống logistics toàn cầu (2010) (Trang 65 - 67)

III. Thuận lợi, khó khăn, hạn chế của các doanh nghiệp Logistics Việt Nam

2.1.Môi trường pháp lý điều chỉnh hoạt động kinh doanh Logistics còn nhiều

2. Khó khăn, hạn chế của các doanh nghiệp Logistics Việt Nam khi tham gia

2.1.Môi trường pháp lý điều chỉnh hoạt động kinh doanh Logistics còn nhiều

thiếu sót, bất hợp lý.

Luật pháp của nước ta đang được điều chỉnh dần để ngày càng phù hợp với nền kinh tế thị trường và phù hợp với các cam kết khi đã gia nhập WTO theo hướng cởi mở, thơng thống, minh bạch. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều bất hợp lý, nhiều điều chưa thống nhất giữa các văn bản pháp luật.

Hiện tại, Luật Thương mại Việt Nam 2005 và Nghị định 140/2007/ND-CP là những văn bản pháp luật quy định cụ thể nhất về dịch vụ Logistics, ngồi ra cịn các bộ luật, nghị định có liên quan. Song những văn bản luật này đều tồn tại những điều chưa hợp lý.

Ví dụ: Điều 23, Luật thương mại Việt Nam 2005 đưa ra định nghĩa về dịch vụ Logistics như sau:” „„Dịch vụ logisics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logisics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stic‟‟. Định nghĩa này đã không chỉ ra được sự khác nhau giữa dịch vụ Logistics và dịch vụ giao nhận vận tải thơng thường.

Bên cạnh đó, trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay cịn có các bộ luật đề cập đến nhiều bộ phận Logistics như: bộ luật hàng hải, luật đường sắt, luật giao thông đường bộ, luật giao thông đường thủy nội địa, luật hàng không dân dụng, luật hải quan, luật giao dịch điện tử, luật về kinh doanh bảo hiểm, luật cạnh tranh, nghị định về vận tải đa phương thức quốc tế. Trong khi các văn bản pháp luật còn chưa phân biệt được nhà cung cấp dịch vụ Logistics với nhà cung cấp dịch vụ vận tải, giao nhận,…thì trong thực tế các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics vẫn áp

dụng các luật chuyên ngành cho từng hoạt động của mình dẫn đến chồng chéo và thiếu hiệu quả.

Một ví dụ nữa, Điều 2 , Nghị định 87/2009/NĐ-CP quy định như sau: “Điều

2: Giải thích từ ngữ. Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Vận tải đa phương thức là việc vận chuyển hàng hố bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức từ nơi người kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận hàng hoá đến một địa điểm được chỉ định giao trả hàng.

2. "Vận tải đa phương thức quốc tế” là vận tải đa phương thức được thực hiện tại Việt Nam đến ít nhất một quốc gia, vùng lónh thổ khỏc và ngược lại.

3. "Vận tải đa phương thức nội địa” là vận tải đa phương thức được thực hiện trong phạm vi lónh thổ Việt Nam.”

Như vậy ở Việt Nam có hai loại vận tải đa phương thức: Vận tải đa phương thức quốc tế và vận tải đa phương thức nội địa. Điều này hoàn toàn khác với quy định tại Hiệp định khung về vận tải đa phương thức mà Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đào Đình Bình đã thay mặt chính phủ ký với các nước ASEAN tại Viên Chăn, Lào ngày 17/11/2005, và trái với công ước vận tải đa phương thức quốc tế được Liên hiệp quốc ban hành. Theo các chuyên gia, cho đến nay, chưa thấy nước nào trên thế giới có quy định về “vận tải đa phương thức nội địa”. Việc giải thích này cũng đã dẫn đến tranh cãi về thủ tục hải quan đối với hàng hóa được vận chuyển bằng vận tải đa phương thức “quốc tế”…

Ngoài ra, một số văn bản khơng có nguồn luật tham chiếu nên thường quy định: “Nếu luật quốc tế quy định khác thì áp dụng theo luật quốc tế”. Trong bối cảnh doanh nghiệp chưa nắm vững luật pháp quốc tế, luật pháp các nước mà dịch vụ logistics Việt Nam có thể liên quan, đây là một nguy cơ tiềm ẩn khả năng thua thiệt trong khi cung cấp dịch vụ này ra nước ngoài. Thực tế một số vụ kiện doanh nghiệp Việt Nam vừa qua đã chứng minh điều này. Hiểu biết luật pháp quốc tế để áp dụng là một điều kiện không thể thiếu trong kinh doanh nghề logistics.

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ kéo theo những hệ lụy mà các nhà làm luật không lường trước được. Khung pháp lý về hoạt động Logistics, giao nhận kho vận chưa thật hoàn chỉnh, nhiều quy định chưa sát với thực tế sẽ là một rào cản lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics Việt Nam tham gia vào hệ thống Logistics toàn cầu.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp giải pháp tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp việt nam vào hệ thống logistics toàn cầu (2010) (Trang 65 - 67)