2 13 Kịch bản biến đổi khí hậu và NBD vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng
231 Phương pháp thu thập và kế thừa số liệu
Phương pháp thu thập và kế thừa số liệu được luận án sử dụng nhằm thu thập, tổng quan, phân tích và kế thừa kết quả của các cơng trình nghiên cứu, các tài liệu hướng dẫn trên thế giới và Việt Nam liên quan tới các vấn đề về PTKT, PTKT bền vững, các bộ tiêu chí/ chỉ tiêu đánh giá PTKT bền vững để xây dựng cơ sở lý luận/ phương pháp luận của luận án cũng như sử dụng để đánh giá thực trạng PTKT giai đoạn vừa qua của vùng KTTĐĐBSCL Cụ thể:
+ Kế thừa các tài liệu hướng dẫn, các nghiên cứu về PTKT, PTBV, PTKT bền vững, tác động BĐKH, vùng KTTĐ cũng như các bộ chỉ tiêu đánh giá PTBV, đánh giá BĐKH đã có để xây dựng cơ sở lý luận, phát triển phương pháp luận xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá PTKT bền vững vùng KTTĐ trong bối cảnh BĐKH của luận án;
+ Kế thừa Kịch bản BĐKH và NBD của Việt Nam đối với các tỉnh trong vùng KTTĐ ĐBSCL; Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của các địa phương trong vùng KTTĐ ĐBSCL để đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến PTKT của khu vực nghiên cứu và đề xuất các giải pháp ứng phó trong tương lai
+ Kế thừa các chỉ tiêu tiêu chí về đánh giá PTBV, đánh giá PTKT bền vững đã có trong việc lựa chọn xây dựng danh sách các chỉ tiêu đánh giá PTKT bền vững;
+ Sử dụng các số liệu từ Niên giám thống kê của các địa phương trong vùng KTTĐ ĐBSCL và của Việt Nam; Số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Báo cáo báo cáo phát triển KT-XH của các địa phương; Báo cáo của Bộ Công Thương, Quy hoạch phát triển KT-XH và các Quy hoạch ngành trên khu vực nghiên cứu để đánh giá thực trạng PTKT hiện nay của vùng KTTĐ ĐBSCL và dự báo trong tương lai Tóm tắt các tài liệu, số liệu được tác giả kế thừa cụ thể như trong Bảng 2 6
Bảng 2 6 Tóm tắt một số nguồn tài liệu, số liệu kế thừa trong nghiên cứu
Nguồn: Tổng hợp và đề xuất của NCS