Phân loại các định chế tài chính trung gian

Một phần của tài liệu Tài chính tiền tệ (Trang 77)

I. Nhũng vấn đề chung về các định chế tài chính trung gian

3. Phân loại các định chế tài chính trung gian

- Căn cứ vào mục đích hoạt động, các định chế tài chính trung gian được phân loại thành

+ Các trung gian tài chính kinh doanh

Việc huy động vốn và đầu tư vốn dựa trên cơ sở lợi ích kinh tế giữa chi phí

huy động vốn và thu nhập từ việc sử dụng vốn, tức là kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận.

Ví dụ: các ngân hàng thương mại, cơng ty tài chính, cơng ty bảo hiêm, quỳ

đầu tư, cơng ty chứng khốn,...

+ Các trung gian tài chinh vì mục đích xã hội

Hoạt động cùa các định chế tài chính trung gian này nhằm mục đích hỗ trợ xã hội, duy trì ổn đinh sàn xuất, đời sống xã hội, khơng nham mục đích kinh doanh

thu lợi nhuận.

Ví dụ: ngân hàng chính sách xã hội, quỳ bảo hiểm xã hội,...

- Căn cứ vào mức độ thực hiện chức năng trung gian, các định chế tài chính trung gian được phần loại thành:

+ Các định chế nhận tiền gửi

Các định chế nhận tiền gửi là các định che tài chính trung gian mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi từ các tơ chức, cá nhân, sau đó sử dụng nguồn vốn này để cấp tín dụng và thực hiện các hoạt động trung gian thanh tốn

Ví dụ: các ngân hàng thương mại, quỳ tín dụng,...

+ Các định chế tiết kiệm theo hợp đồng

Các định chế tiết kiệm theo hợp đồng thu nhận vốn định kỳ trên cơ sở thu nhận vốn định kỳ trên cơ sở họp đồng thỏa thuận vói khách hàng. Các định chế tài chính trung gian này có xu hướng sử dụng vốn vào các hoạt động đầu tư chứng khoán và các hoạt động đầu tư trang và dài hạn khác.

Ví dụ: cơng ty bảo hiểm ( nhân thọ và phi nhân thọ), quỹ trợ cấp hưu trí,...

+ Các trung gian đầu tư

Các trang gian đầu tư huy động vốn bằng cách phát hành các loại chứng từ có giá như trái phiếu, chứng chì quỹ đầu tư,...đồng thời sử dụng vốn đầu tư vào

những mục đích riêng biệt vì quyền lợi của các chủ đầu tư. Ví dụ: cơng ty tài chính, quỹ đầu tư

4. Chức năng của các định chế tài chính trung gian

Các định chế tài chính trang gian thực hiện các chức năng sau:

TÀI CHÍNH-TIỀN TỆ GV: LE THI TU ANH

4.1. Chức năng tạo vốn

Đe có vón cho vay và đầu tư, các định chế tài chính trung gian huy động

vốn tạm thời nhàn rồi trong nền kinh tế hình thành các quỹ tập trung. Thơng qua việc huy động vốn nhàn rỗi của các chủ thể thừa vốn trong nền kinh tế, các định

che tài chính trung gian mang lại thu nhập cho những chủ thể thừa vốn này, đồng

thời cũng tạo ra thu nhập cho chính bản thân các định chê tài chính trung gian thông qua chênh lệch giữa hiệu quả từ hoạt động đầu tư vốn và chi phí huy động vốn.

4.2. Chức năng cung ứng vốn cho nền kinh tế

Trong nền kinh te, bên cạnh các chủ thể thừa vốn bao giờ cũng có rất nhiều chủ thể thiếu vốn. Họ có thê là các doanh nghiệp, Nhà nước,tổ chức, cá nhân trong và ngồi nước. Thơng qua hoạt động cho vay và đâu tư, các định chế tài chính trung gian thực hiện tài trợ vốn đầy đủ, kịp thòi cho các chủ thể thiếu vốn này.

4.3. Chức năng kiêm soát

Nhằm giảm tới mức tối thiểu vấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức do thông tin không cân xứng gây ra, các định chế tài chính trung gian tiến hành

kiểm tra, kiểm sốt thường xuyên hoặc định kỳ trước, trong và sau khi cho vay đối với các chủ thể cần vốn.

5. Vai trị của các định chế tài chính trung gian

Các định chế tài chính trung gian có các vai trị sau;

5.7. Vai trò chuyên đối thời gian đáo hạn của các cơng cụ tài chính

Nhờ có các định chế tài chính trung gian, cả người đầu tư và ngưòi đi vay đều có thể lựa chọn được những thời hạn thích hợp với mục tiêu của mình, tránh tình trạng người vay phải tìm người đồng ý chấp nhận thời hạn vay của mình. Điều đó có nghĩa là cơ hội lựa chọn về mặt thời gian đáo hạn cho cả hai bên đã tăng lên.

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư thường khơng thích cho vay dài hạn. Với hoạt động của các khoản tiền gửi ngắn hạn noi tiếp nhau, các định chế tài chính trung

gian sẳn sàng thực hiện các khoản cho vay dài hạn hơn.

5.2. Vai trị giảm rủi ro đến núc thấp nhất thơng qua việc đa dạng hóa danh

mục đầu tư

Khi các nhà đầu tư đặt tiền của họ vào các quỹ đầu tư, những quỹ này có thể đầu tư số tiền đó vào chứng khốn của một sổ cơng ty lớn với danh mục đầu tư phong phú, đa dạng. Bằng cách này, quỹ đầu tư đà giảm đến mức thấp nhất rủi ro đối với so vốn của các nhà đầu tư.

5.3. Vai trò giảm thiêu đến mức thấp nhất chi phi họp đồng và chi phi xử lý thơng tin

Các định chế tài chính trung gian là các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Chúng

có thể dễ dàng thu hút được những người gửi tiền và những người đi vay. Hoạt

động của các định chế tài chính trung gian giúp giảm chi phí để những người này tìm kiêm nhau. Với đơng đảo nhân viên được đào tạo chun phân tích và quản lý các cơng cụ tài chính, các định chế tài chính trung gian có thể soạn thảo các hợp

TÀI CHÍNH-TIỀN TỆ GV: LE THI TU ANH

đồng chuẩn hoặc những hợp đồng phức tạp hơn, giám sát việc tuân thù các điều kiện cùa hợp đồng cho vay và những hành đồng cần thiết khác nhằm tối thiểu hóa chi phí hợp đồng, chi phí sử lý thơng tin cũng như bảo vệ lợi ích cho chính bàn

thân các định chế tài chính trung gian.

5.4. Vai trị tạo lập các cơ chế cho việc thanh toán

Ngày nay đa số các giao dịch được thực hiện mà không dùng tiền mặt. Việc

thanh tốn có thể sử dụng séc, thẻ tín dụng, chuyển tiền điện tử,... Các định chế tài chính trung gian sẽ đảm nhận những phương thức thanh toán này, từ đó giúp giảm

lượng tiền mặt lưu thơng trên thị trường.

II. Một số định chế tài chính trung gian chủ yếu trong nền kinh tế

1. Ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại là một loại hình định chế tài chính trung gian tiêu biếu. Nó là một tổ chức tín dụng thực hiện tồn bộ hoạt động ngân hàng và các

hoạt động kinh doanh khác có liên quan (trong đó hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung chú yếu và thường

xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung cấp các dịch vụ

thanh toán)

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại chủ yếu và thường xuyên là thu hút vốn thông qua các khoản tiền gửi phát séc, tiền gửi tiết kiệm và những

khoản tiền gửi khác từ các chủ thể trong nền kinh tế. Tiếp đó, ngân hàng sừ dụng

nguồn vốn này để cấp tín dụng và thực hiện các hoạt động đầu tư tài chính trên thị

trường; bên cạnh đó, trong q trình kinh doanh ngân hàng thương mại cịn thực hiện cung ứng các dịch vụ trung gian tài chính.

Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng thương mại thực hiện các chức

năng trung gian tín dụng, chức năng trung gian thanh toán, chức năng tạo tiền.

Cùng với các chức năng này, ngân hàng thương mại thực hiện các nghiệp vụ chủ yếu như nghiệp vụ huy động vốn, nghiệp vụ sử dụng vốn, nghiệp vụ trung gian (dịch vụ ngân hàng).

2. Cơng ty tài chính

Cơng ty tài chính là một định chế tài chính trung gian, là một tồ chức kinh doanh tiền tệ với hoạt động chú yếu và thường xuyên là:

- Thu hút vốn bằng cách phát hành cổ phiếu và trái khốn, khơng nhận tiền gửi khơng kỳ hạn của dân chúng và các tổ chức kinh tế.

- Cho vay các món tiền nhỏ đặc biệt thích họp với nhu cầu của các doanh

nghiệp nhỏ và người tiêu dùng

- Cho vay chủ yếu trung và dài hạn

- Thực hiện các nghiệp vụ cho thuê và thuê mua

- Cầm cố các loại hàng hóa, vật tư, ngoại tệ, giấy tờ có giá,...

- Tư vấn và marketing, giám định các công việc chuẩn bị để ký kết hợp

đồng, thành lập các cơng ty liên doanh.

TÀI CHÍNH-TIỀN TỆ GV: LE THI Tư ANH

- Trợ câp tài chính cho các dự án phát triển kinh tế kỹ thuật được nhà nước

ưu tiẻn

- Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh vàng bạc, đá quý, mua bán, chuyển

nhượng chứng khốn

- Thực hiện các dịch vụ bảo lãnh

Cơng ty tài chính được thành lập dưới dạng một cơng ty phụ thuộc hoặc

công ty co phần. Công ty tài chính do một cơng ty kinh doanh lớn lập ra gọi là cơng ty tài chính phụ thuộc. Cơng ty tài chính hoạt động độc lập, vốn hoạt động do các cổ đơng góp vốn được gọi là cơng ty cổ phần.

Khác với ngân hàng thương mại, công ty tài chính khơng được nhận tiền gửi thường xun dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng, không thực hiện các nghiệp vụ trung gian thanh toán.

Nguồn vốn của cơng ty tài chính được huy động từ nhận tiền gửi có kỳ hạn, phát hành cổ phiếu, các loại chứng khốn nợ hoặc vay ngân hàng.

Cơng ty tài chính chủ yếu sử dụng vốn đe cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn nhằm đáp ứng các nhu cầu cùa sản xuất và tiêu dùng, thực hiện tín dụng ủy thác thanh tốn hoặc th mua.

Theo tính chất hoạt động, cơng ty tài chính được chia thảnh cơng ty tài chính bán hàng và cơng ty tài chính thương mại.

- Cơng ty tài chính bán hàng

Thực hiện cung cấp tín dụng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của các hộ gia đình, cá nhân dưới hai hình thức:

o Trực tiếp cung ứng tín dụng cho các hộ gia đình, cá nhân để mua sắm

hàng hóa tiêu dùng, hầu hết các khoản vay đều được trả góp theo định kỳ hoặc cấp

thẻ tín dụng cho khách hàng để họ mua sắm ở hệ thống các cửa hàng bán lẻ.

© Gián tiếp cấp tín dụng cho người tiêu dùng để mua sắm hàng hóa do cơng ty mẹ hoặc từ một doanh nghiệp sản xuất. Sau khi người tiêu dùng thỏa thuận và ký một hợp đồng mua hàng trả góp, cơng ty tài chính sẽ mua lại các hợp đồng

đó. Quan hệ giữa cơng ty tài chính và cơng ty bán hàng rất khăng khít. Thông

thường công ty bán hàng là công ty mẹ của cơng ty tài chính. Cơng ty tài chính

được quyền kiểm tra q trình thu nợ của cơng ty bán hàng. Khi hợp đồng trả góp

đên hạn, người tiêu dùng trả tiên cho công ty bán hàng, công ty bán hàng phải

hồn đù sổ tiền cho cơng ty tài chính. Trong trường hợp cơng ty bán hàng khơng hồn thành nghĩa vụ trả nợ, cơng ty tài chính có quyền thu hồi bằng hàng hóa của cơng ty bán hàng.

- Công ty tài chinh thương mại

Chù yếu thực hiện cung cấp tín dụng bàng cách mua lại hoặc chiết khấu những khoản phải thu của doanh nghiệp, thực hiện cung cấp tín dụng cho thuê tài

chính (tín dụng thuê mua).

Trong trường hợp các doanh nghiệp bán hàng chưa thu tiền nhưng lại có

nhu cầu tiền mặt để thanh toán tiềm mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh

TÀI CHÍNH-TIỀN TỆ GV: LE THI TU ANH doanh hoặc trà lương,... các doanh nghiệp này đcm các khoản phải thu thế chấp để

vay tại các cơng ty tài chính (gọi là tài trợ các khoản phải thu), hoặc các doanh nghiệp này có thể bán đút các khoản phải thu mà không cân thế chấp cho các cơng

ty tài chính ( gọi là mua nợ).

Cơng ty tài chính thương mại thực hiện cung cap tín dụng dưới hình thức

các hợp đồng th mua tài chính. Các cơng ty tài chính sử dụng vốn đe mua các tài

sản, thiết bị theo yêu cầu của bên đi thuê rồi cho bên đi thuê thuê đê sử dụng trong

một thời hạn nhất định (thường chiếm phần lớn tuổi thọ của tài sản, thiết bị) với điều kiện là bên đi thuê, phải bảo quản, sử dụng thiết bị theo đúng hợp đồng, an tồn, hiệu quả và phải thanh tốn tiền th định kỳ (tháng, quý, năm) kịp thời, đầy đủ cho công ty tài chính. Khi kết thúc họp đồng cho thuê, bên đi thuê được quyền mua tài sản, thiết bị thuê, tiếp tục kéo dài thời hạn thuê hoặc trả lại tài sản thiết bị

thuê cho công ty tài chính.

3. Quỹ tín dụng

Quỹ tín dụng là tổ chức tín dụng do các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình tự

nguyện thành lập và hoạt động theo luật.

Quỹ tín dụng hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngàn hàng nhằm tương trợ và giúp đỡ các thành viên phát triển sản xuất kinh doanh và nâng cao địi sống. Trong q trình hoạt động, Quỹ tín dụng huy động vốn từ việc nhận tiền gửi không kỳ hạn, phát hành các chứng chi tiền gửi có kỳ hạn, các loại

chứng khốn nợ..., thực hiện cung cấp tín dụng cho các đối tượng theo lãi suất thỏa thuận với nhiều hình thức và thời hạn khác nhau. Ngồi ra, quỳ tín dụng có thể thực hiện các nghiệp vụ khác như nhận gửi vàng, bạc, đá q, thanh tốn

hộ,...Quỹ tín dụng không được hùn vốn, liên kết, liên doanh, ... Trong trường hợp

cần mở rộng quy mơ vốn, quỹ tín dụng có thể phát hành thêm cơ phiếu hoặc kết

nạp thêm thành viên mới.

Thành viên tham gia Quỹ tín dụng là pháp nhân, thể nhân, họ có quyền sở

hữu và quản lý mọi tài sản và hoạt động của quỹ, vừa là người góp vốn, vừa là

người gửi vốn, người vay vốn đồng thời được hưởng các dịch vụ và kết qưả hoạt động của Quỹ.

Phạm vi hoạt động chủ yếu của Quỹ tín dụng là ở địa bàn nông thôn, các tụ

điểm dân cư gắn với địa bàn hành chính cấp xã, phường.

4. Cơng ty bảo hiểm

Công ty bảo hiểm là một định chế tài chính trung gian thực hiện việc huy động vốn bằng cách bán các hợp đồng bào hiểm, đồng thời sử dụng vốn vào các

hoạt động đầu tư, bù đắp cho người mua bảo hiểm khi có rủi ro xảy ra theo các

điều khoản ký kết trong hợp đồng bảo hiểm. Các hợp đồng bảo hiểm có thể do các công ty bảo hiểm nhân thọ hoặc công ty bảo hiểm phi nhân thọ cung cấp.

Công ty bảo hiểm thực hiện trung gian tài chính bằng cách sử dụng phí bảo

hiểm đã thu được thơng qua việc bán các hợp đồng bảo hiểm để đầu tư kinh doanh

sinh lời. Từ kết quả hoạt động đầu tư, công ty bảo hiểm sử dụng thanh toán cho

các khoản tổn thất do rủi ro bất ngờ trong phạm vi được quy định trong hợp đồng

bảo hiểm.

TÀI CHÍNH-TIỀN TỆ GV: LE THI TU ANH

- Các loại hĩnh bảo hiêm

* Căn cứ theo đối tượng bào hiểm:

+ Bảo hiếm tài sản: là loại hình bảo hiếm có đối tượng bảo hiếm là giá trị tài sản. Các nghiệp vụ bảo hiếm tài sản phố biến hiện nay như:

- Bảo hiếm hàng hoá xưất nhập khẩu. - Bảo hiểm thân tàu, thuyền, ô tô...

- Bảo hiểm cháy...

+ Bảo hiêm con người: là bảo hiếm toàn bộ thân thế cùa người được bảo

hiểm. Đối tượng bảo hiểm là đời sống sức khoẻ, tính mạng, khả năng lao động của con người. Các nghiệp vụ bảo hiểm con ngưòi phổ biến hiện nay:

- Bảo hiểm nhân thọ.

- Bảo hiểm tai nạn chết người và mất khả năng lao động.

- Bảo hiểm tai nạn cá nhân bất ngờ. - Bảo hiểm trẻ em.

- Bảo hiểm hành khách...

+ Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: là hình thức bão hiểm có đối tượng bảo hiểm

là trách nhiệm dân sự. Các nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự phổ biến

Một phần của tài liệu Tài chính tiền tệ (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)