I. Những vấn đề chung về thị trường tài chính
1. Sự hình thành thị trường tài chính
Sự hình thành thị trường tài chính gắn với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, xuất phát từ yêu cầu khách quan của việc giải quyết mâu thuẫn giữa nhu
cầu và khả năng cung ứng vốn to lớn trong nền kinh tế thị trường.
- Sự phát triển của kinh tế thị trường đã làm xuất hiện những chủ thể cần
nguồn tài chính:
+ Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế:
Đe tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần một lượng vốn nhất định. Tuy nhiên, thông thường nhu cầu vốn cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp vượt quá khả năng vốn tự có, nhất
là khi doanh nghiệp thực hiện các dự án lớn về đầu tư thay đổi máy móc thiết bị, cơng nghệ chế tạo sản xuất mới thì càng thiếu vốn. Điều này khiến cho các doanh
nghiệp thường xuyên có nhu cầu huy động nguồn tài chính từ các chủ thể khác để phát trien và mở rộng kinh doanh.
+ Nhà nước:
Đe thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình; Nhà nước cần một lượng
của cải vật chất nhất định. Tuy nhiên, trong điều kiện NSNN có hạn thì bội chi
NSNN là điều không thể tránh khỏi. Do vậy, Nhà nước cần huy động thêm nguồn
tài chính thuộc sở hữu của các chù thế khác trong nền kinh tế đê bù đắp bội chi NSNN, đầu tư cho các dự án phát triển kinh tế - xã hội.
+ Ngoài ra, các chủ thể khác trong hệ thống tài chính cũng thường xuyên cần
huy động tạm thời các nguồn tài chính để đáp ứng yêu cầu huy động của mình như các tồ chức tín dụng cần huy động thêm nguồn vốn để cho vay, các hộ gia đình,
TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ GV: LE THI TU ANH các tầng lớp dân cư cần huy động nguồn tài chính đê trang trài nhu cầu chi tiêu đột xuất vượt quá khá năng tài chính của mình (mua săm những tài sàn có giá trị lớn,
chi trả ốm đau hay con cái đi học...).
- Sự phát triển cúa kinh tế thị trường cịn làm xuất hiện những chú thể có khá
năng cung ứng các nguồn tài chính:
+ Các doanh nghiệp: Trong khi nhiều doanh nghiệp đang tạm thời thiếu vốn
để đảm bảo hoạt động thì có nhiều doanh nghiệp khác lại có những khoản thu nhập
chưa có nhu cầu sử dụng ( ngắn hạn hoặc dài hạn) như doanh thu tiêu thụ chưa tới
kỳ thanh toán, số tiền quỳ khấu hao cơ bản chưa dùng, lợi nhuận dùng để tái đầu tư
chưa dùng đến... Những khoản này có thể trờ thành những khoản cho vay.
+ Các hộ gia đình, các tầng lớp dân cư cũng là các chủ thể có khả năng cung
ứng nguồn tài chính bằng những khoản tiền dành dụm của mồi gia đình, cùa mỗi cá nhân dân cư hoặc bằng của cải thừa kế, thu nhập dư thừa không đầu tư trực tiếp
vào sản xuất kinh doanh. Tuy số lượng của từng gia đình hoặc tìmg cá nhân khơng
nhiều nhưng nếu biết tập họp chúng lại thành một khối thì chúng trở thành một lực
lượng vơ cùng to lớn, đây là một tiềm lực tài chính mạnh mẽ.
+ Ngoài ra, các quỳ tiền tệ cùa các tổ chức xã hội, các quỹ bảo hiểm khi chưa có nhu cầu sử dụng cũng có khả năng cung ứng vốn.
=> Như vậy, vó'i sự phát triên của kinh tế thị trường đã làm xuất hiện nhũng
chủ thể cần nguồn tài chính và chủ thế cung ứng nguồn tài chính. Các chủ thể này gặp nhau bằng nhiều cách khác nhau:
* Dựa trên sự quen biết, tín nhiệm nhau đe vay và cho vay: chẳng hạn như
quan hệ anh em, bạn bè, hàng xóm...
Han chế: Quan hệ vay mượn chỉ trong phạm vi hẹp, khối lượng vay mượn rất hạn chế, không đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho những dự án đầu tư lớn.
* Thông qua ngân hàng để thực hiện cung ứng nguồn tài chính và huy
động nguồn tài chính:
Ngân hàng đóng vai trị trung gian giữa người cần nguồn tài chính và người
có khả năng cung ứng nguồn tài chính.
Ưu điểm: cung và cầu về vốn trong nền kinh tế gặp nhau dễ dàng hơn, thúc
đẩy việc luân chuyển vốn nhanh chóng hơn. Chủ thể cung ứng nguồn tài chính có
được địa chỉ tin cậy đế gửi tiền nhàn rỗi của mình. Chủ thể cần nguồn tài chính biết được chồ để vay.
Han chế:
■ Phạm vi lựa chọn phương án cho vay cùa chủ thể cung ứng nguồn tài chính khơng được rộng lớn.
■ Lãi suất ngân hàng khơng phải ln ln hấp dẫn người có tiền gừi tiền vào ngân hàng.
■ Trong nhiều trường hợp, việc gửi tiền vào, rút tiền ra là phiền hà, phức tạp, khó khăn trong khi lãi suất lại khơng đáng kể.
TÀI CHÍNH-TIỀN TỆ GV: LE THI TU ANH ■ Người cần nguồn tài chính cũng khơng phải ln ln dễ dàng vay vốn của
ngân hàng, nhất là khi thực hiện các phương án đầu tư có sự rủi ro và mạo hiểm cao.
Khi kinh tế hàng hoá ngày càng phát triển, nhiều hình thức huy động vốn mới
linh hoạt hơn nảy sinh và phát triển, góp phần tốt hơn vào việc giải quyết cân đối giữa cung và cầu về các nguồn lực tài chính trong xã hội, làm xuất hiện các công cụ huy động vốn là các giấy tờ ghi nợ dưới các dạng khác nhau: doanh nghiệp phát hành trái phiếu, thương phiếu; Nhà nước phát hành cơng trái, trái phiếu cơng
trình..., đặc biệt các công ty cồ phần phát hành cố phiếu đế tạo lập, bô sung vốn kinh doanh. Các giấy ghi nợ và cố phiếu đều là giấy tờ có giá gọi chung là các chứng khoán.
Khi xuất hiện chứng khoán cũng xuất hiện nhu cầu mua bán, chuyến nhượng
giữa các chủ sở hữu khác nhau: trong khi người này có nhu cầu rút vốn ra khói lĩnh vực đầu tư hoặc di chuyển vốn đầu tư cần bán chứng khoán thì người khác có nhu cầu đầu tư cần mua lại chứng khốn đó. Điều này làm xuất hiện một thị trường đặc
biệt để cân đối cung cầu về vốn trong nền kinh tế là thị trường tài chính.
Như vậy cơ sở khách quan cho sự ra đời thị trường tài chính là sự giải quyết mâu thuẫn giữa cung và cầu về vốn trong nền kinh tế thông qua các cơng cụ tài chính đặc biệt là các loại chứng khoán, làm nảy sinh nhu cầu mua bán, chuyển
nhượng chứng khoán giữa các chù thể khác nhau trong nền kinh tế. Chính sự phát
triển của nền kinh tế hàng hoá và tiền tệ mà đỉnh cao của nó là kinh tế thị trường làm nảy sinh một loại thị trường mói là thị trường tài chính.Có thể hiêu:
Thị trường tài chinh là thị trường mà ờ đó diễn ra các hoạt động trao đổi
mua bán quyền sít dụng các nguồn tài chính thơng qua những phương thức giao
dịch và cơng cụ tài chính nhất định.
2. Đối tượng, cơng cụ của thị trường tài chính
2.1. Đối tượng của thị trường tài chính
- Thị trường tài chính là một loại thị trường đặc biệt nên đối tượng mua bán trên thị trường tài chính là một loại hàng hố đặc biệt: đó là quyền sử dụng vốn
ngắn hạn và dài hạn. Người bán quyền sử dụng nguồn tài chính có dư thừa nguồn tài chính đem nhượng quyền sử dụng các nguồn tài chính dư thừa đó nhằm thu được những khoản lợi tức nhất định. Người mua quyền sử dụng nguồn tài chính là những người đang thiếu nguồn tài chính muốn mua quyền sử dụng nguồn tài chính
ở người khác.
- Giá cả của quan hệ mua bán trên thị trường tài chính chính là số lợi tức mà người mua quyền sử dụng nguồn tài chính trả cho người bán quyền sử dụng nguồn
tài chính. Hình thức biểu hiện cụ thể của giá că tuỳ thuộc vào hình thức mua bán; chăng hạn:
+ Vay nợ thông thường: giá cả là lợi tức tiền vay.
+ Người mua phát hành cổ phiếu, trái phiếu thì giá cả là lợi tức trái phiếu, lợi tức cổ phần...
TÀI CHÍNH-TIỀN TỆ GV: LE THI TU ANH Thông thường giá cả được thoả thuận trước khi diễn ra quan hệ mua bán, tuy nhiên giá cả cũng có thê khơng xác định trước như trường hợp người mua phát hành cổ phiếu vì giá cả tuỳ thuộc vào kết quả hoạt động của người mua.
- về hình thức mua bán trên thị trường tài chính:
+ Người mua quyền sử dụng vốn là người phát hành chứng khoán, người bán chứng khoán.
+ Người bán quyền sử dụng vốn là người mua chứng khoán. Khi nhượng đi
quyền sử dụng vốn của mình, người bán quyền sử dụng vốn nhận được những chứng khoán xác nhận việc bán đó và quyên lợi cùa người bán quyên sừ dụng vơn.
Trên thị trường tài chính diễn ra việc mua đi, bán lại các chứng khoán đã lưu hành và việc mua bán có thế diễn ra nhiều lần. Tuy nhiên về cơ bản người mua chứng khoán vẫn là người có dư thừa vốn nhường lại quyền sử dụng vốn đó trong một thời gian để được quyền hường những khoản lợi tức nhất định, còn người bán chứng khốn vẫn là người cần vốn. Vì thế quan hệ mua bán lại chứng khoán trên
thị trường phàn ánh sự thay đơi chủ sở hữu chứng khốn, phản ánh sự chuyển dịch quyền được hưởng các khoản lợi túc.
KÉT LUẬN: Thực chất đối tượng mua bán trên thị trường tài chính là mua
bán quyền sứ dụng vốn ngắn hạn hoặc dài hạn còn đối tượng giao dịch cụ thể trên
thị trường là các loại chứng khốn có giá.
2.2. Cơng cụ của thị trường tài chính
- Các công cụ chủ yếu được sử dụng trên thị trường tài chính là các chứng khốn. Chứng khốn là chứng từ dưới dạng giấy tò' hoặc ghi trên hệ thống điện tử
xác nhận các quyền hợp pháp của người sờ hữu chứng từ đó đối vói ngưịi phát hành.
Trong nghị định của Chính phủ Việt Nam về chứng khốn và thị trường
chứng khốn: Chứng khốn là chímg chi hoặc bút toán ghi 80, xác nhận các quyền
và lọi ích hợp pháp cùa người sở hữu chứng khoản đối vói tài sản hoặc von cùa tể chức phát hành.
- Cơng dụng cùa chứng khốn
+ Các chứng khốn có thể được sử dụng làm vật thế chấp, trả nợ tiền vay ngân hàng, hoặc có thể mua bán chuyến nhượng tuỳ theo sự quy định có tính pháp
lý đối với thể thức của mồi loại chứng khoán.
+ Chứng khoán là phương tiện huy động, tập trung nguồn tài chính đối với các chủ thể cần nguồn tài chính.
+ Chứng khốn là phương tiện đầu tư đe thu lời đối với những chù the có thừa nguồn tài chính, số lời mà nhà đầu tư chứng khốn thu được bao gồm cả lợi
tức thu được do bán quyền sử dụng vốn và khoản lãi do bán lại chứng khoán cao hơn giá mua.
+ Chứng khoán là phương tiện đế phân phối nguồn tài chính giữa các khu
vực và các ngành trong nền kinh tế. - Các lọại chứng khốn
TÀI CHÍNH-TIỀN TỆ GV: LE THỈ TU ANH + Phân loại theo kỳ hạn huy động vốn: chứng khoán chia thành 2 loại
■ Chứng khoán ngắn hạn: thường có thời hạn trong phạm vi 1 năm. ■ Chứng khốn trung và dài hạn: có thời hạn lớn hơn 1 năm.
Chứng khoán ngắn hạn được sử dụng trên thị trường tiền tệ, cịn chứng khốn
trung và dài hạn được sử dụng trên thị trường vốn.
+ Phân loại theo chủ thê phát hành: chứng khoán được chia thành 3 loại
■ Chứng khốn chính phủ và chứng khốn chính quyền địa phương: Là
các chứng khốn do chính phú và chính quyền địa phương phát hành.
Các chứng khốn này thường là các tín phiếu, trái phiếu được chính
quyền địa phương và chính phu đảm bảo thanh toán tiền gốc và lãi đã
được xác định trước, thông qua khoản chi trả nợ vay của NSNN. Do
vậy loại chứng khốn này có mức độ tín nhiêm cao, ít bị rủi ro.
■ Chứng khốn của ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng:
Loại chứng khoán này được phát hành nhằm huy động nguồn tài chính phục vụ cho các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng và các tổ chức tài
chính phi ngân hàng, bao gồm: chứng chi tiền gửi, các loại trái phiếu
(ngắn hạn hoặc dài hạn), cố phiếu.
■ Chứng khốn của các doanh nghiệp: Thơng thường là chứng khốn
của các doanh nghiệp cơng nghiệp, thương nghiệp... Có 2 loại chủ yếu là cơ phiếu của cơng ty cổ phần và các loại trái phiếu của doanh nghiệp.
+ Phân loại theo hình thức chứng khốn: chứng khốn chia thành 2 loại
■ Chứng khoán hữu danh (chứng khoán ký danh): là loại chứng khoán ghi tên người sở hữu. Loại chứng khốn này thường khơng được tự do
chuyển nhượng; việc mua bán chuyển nhượng phải có những điều kiện nhất định.
■ Chứng khốn vơ danh: là loại chứng khốn khơng ghi tên người sở
hữu. Loại chứng khốn này có thể tự do chuyển nhượng, mua bán trên thị trường.
+ Phân loại theo lợi ích chứng khốn (theo tính chất thu nhập do chứng khốn đưa lại): chứng khoán được chia thành 2 loại
■ Chứng khốn có thu nhập cố định: là loại chứng khoán đảm bảo cho người sở hữu được hưởng phần thu nhập theo thoả thuận trước, không phụ thuộc vào kêt quả hoạt động của người phát hành. Ví dụ: các loại
cơng trái, tín phiếu kho bạc, trái phiếu cơng ty...
■ Chứng khốn có thu nhập biến đổi: là loại chứng khoán mà người sở
hữu được hưởng phần thu nhập phụ thuộc vào kết quả hoạt động cùa
người phát hành. Ví dụ: cổ phiếu của cơng ty cổ phần.
+ Phân loại theo tính chất người phát hành: chứng khốn có thể chia thành 2
loại:
TÀI CHÍNH-TIỀN TỆ GV: LE THI TU ANH ■ Chứng khoán khởi thuỷ: là chứng khốn của các tổ chức, của chính
phủ, cùa chính quyền các địa phương và của các doanh nghiệp phát
hành bán lần đầu tiên. Các chủ the phát hành chứng khoán khởi thuỷ sẽ trực tiếp sử dụng nguồn tài chính huy động được do phát hành chứng khoán cho việc sàn xuất kinh doanh hay cho các nhu cầu chi tiêu công cộng.
■ Chứng khoán thứ cấp: là chứng khoán của các tổ chức tài chính, tín dụng phát hành. Các tổ chúc này có được nguồn tài chính do phát hành chứng khốn thứ cấp sẽ sừ dụng nó đê mua các chứng khốn
khởi thuỷ hoặc cho vay.
+ Căn cứ theo tính chất chứng khốn: chứng khốn có thể chia thành 3 loại
■ Cổ phiếu (chứng khoán vốn): là chứng khoán xác nhận quyền sở hữu một phần công ty cồ phần. Chứng khốn vốn do các cơng ty cơ phần
phát hành. Người sở hữu chứng khoán von là người sở hữu cơng ty cổ phần và có quyền hưởng các khoản thu nhập cùa còng ty.
■ Trái phiếu (chứng khoán nợ); là chúng khoán xác nhận một khoản nợ của người phát hành đối với người sở hữu chứng khoán. Chứng khoán
nợ thể hiện sự cam kết của người phát hành sẽ thanh toán những
khoản tiền lãi và tiền gốc vào những thời điềm nhất định.
■ Chứng khoán phái sinh: là chứng khoán the hiện quyền được mua cồ phiếu, trái phiếu theo những điều kiện nhất định đã được thoả thuận
trước. Ví dụ: chứng quyền, chứng khế, hợp đồng tương lai, hợp đồng
lựa chọn.
3. Phân loại thị trường tài chính
3.1. Dựa theo phưong thức huy động nguồn tài chính
- Thị trường nợ: Trên thị trường này, các chủ thể huy động nguồn tài chính thơng qua phương thức chung nhất là đưa ra một cơng cụ vay nợ. Ví dụ:
một trái khốn hay một món vay thế chấp. Chúng là sự thoả thuận có tính chất
hợp đồng, trong đó người vay phải thanh tốn cho người giữ cơng cụ một
khoản tiên cô định trong những khoảng thời gian đêu đặn cho tói thời diêm quy
định trước là đợt thanh toán cuối cùng được thực hiện. Lúc này người vay phải hồn trả ln cả vốn và phần lãi tiền vay cịn lại cho người nắm giữ cơng cụ. Như vậy, trên thị trường nợ, chủ thể huy động nguồn tài chính chì có thể sử