Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 28 - 34)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề

những vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu

1.3.1. Những kết quả nghiên cứu mà luận án sẽ tiếp tục kế thừa

Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương đã được nhiều cơng trình, hội thảo, bài viết trong nước và nước ngồi tiếp cận ở nhiều khía cạnh khác nhau với mục tiêu đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện bộ máy. Đặc biệt sau khi Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 có hiệu lực nhằm cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 thì việc nghiên cứu về chính quyền địa phương, trong đó có chính quyền huyện đã và đang thu hút nhiều tác giả nghiên cứu, nhất là muốn làm rõ mơ hình chính quyền đơ thị và nơng thôn ở nước ta.

* Đánh giá về nghiên cứu lý luận: Các cơng trình nêu trên chủ yếu tập

trung nghiên cứu mặt lý luận như đi sâu nghiên cứu các khái niệm, đặc điểm về chính quyền địa phương, địa vị pháp lý, cũng như ngun tắc, mơ hình tổ chức hoạt động của CQĐP, chính quyền huyện. Đặc biệt là các cơng trình nghiên cứu mơ hình của một số nước trên thế giới đã cho tác giả được tiếp cận về chế độ tự quản, tự trị của CQĐP, vai trò của người dân tham gia quản lý, vấn đề phân quyền, phân cấp giữa trung ương và địa phương, giữa các cấp của CQĐP; Đây là những nguồn tư liệu, những gợi mở quan trọng để tác giả đi sâu nghiên cứu, làm rõ lý luận và tổ chức hoạt động của chính quyền huyện từ thực tiễn của Thành phố Hà Nội.

* Đánh giá các nghiên cứu về thực trạng: Trên nền tảng lý luận về bộ

máy nhà nước nói chung và chính quyền địa phương nói riêng, các nhà nghiên cứu đã phân tích lịch sử hình thành và phát triển của chính quyền địa phương nói chung và của Thành phố Hà Nội nói riêng qua các giai đoạn lịch sử khác nhau. Nhiều cơng trình đã đi sâu nghiên cứu về thực trạng tổ chức và

hoạt động của chính quyền địa phương, chính quyền huyện, các cơng trình nghiên cứu đã đặt ra các vấn đề:

- Hoạt động của bộ máy nhà nước và CQĐP trong quá trình đổi mới đã có những thay đổi quan trọng, nhưng với tiến trình phát triển và hội nhập sâu rộng như hiện nay đã bộc lộ nhiều bất cập, liên quan đến cách thức tổ chức và hoạt động của CQĐP. Tổ chức CQĐP được tổ chức giống nhau ở các cấp hành chính, là sự dập khn, máy móc. Luật Tổ chức CQĐP năm 2015 mặc dù đã có những đổi mới mạnh theo hướng này, nhưng vẫn chưa phải đã tạo ra sự đa dạng tối đa có thể được. Mối quan hệ giữa HĐND, UBND cùng cấp, giữa chiều dọc với nhau cịn có những bất cập, thậm chí cịn có những mâu thuẫn nhất định. Luật năm 2015 chưa khắc phục điều này.

- Nhiều cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, vẫn coi trọng về số lượng hơn chất lượng, sắp xếp bố trí vị trí việc làm chưa hiệu quả, chưa tạo động lực làm việc; Có một số lượng khơng nhỏ công chức không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc nào; Cơ sở vật chất, ngân sách, phương tiện chưa đáp ứng yêu cầu quản lý hành chính nhà nước, v.v.

Các đánh giá đã chỉ ra được các ưu điểm và hạn chế cơ bản và sát với thực tiễn tổ chức và hoạt động của CQĐP ở nước ta; đây là nguồn tư liệu quý báu, cần thiết để kế thừa, làm rõ thực trạng tổ chức và hoạt động chính quyền huyện trong luận án.

* Đánh giá về các đề xuất: - Trong bộ máy nhà nước thống nhất cần

phải tăng cường phân cấp quản lý giữa trung ương và CQĐP, giữa các cấp CQĐP với nhau; đã có những cơng trình nghiên cứu chỉ ra hạn chế, mâu thuẫn nội tại của mơ hình tổ chức địa phương hiện nay ở nước ta và có những hướng đề xuất đổi mới cơ bản mơ hình này. Từ đó, tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện cũng có những đổi mới.

- Chính quyền huyện cịn q quan tâm đến chính quyền cấp tỉnh, với tư tưởng trơng chờ, đợi chỉ đạo? phải chăng ảnh hưởng nguyên tắc tập trung dân chủ, có thụ động trong hoạt động quản lý?

- Về nhân lực, các tác giả tập trung phân tích để nâng cao chất lượng cán bộ, cơng chức cấp cơ sở, có cơ chế chuyển đổi linh hoạt giữa các cấp để phát huy kinh nghiệm thực tiễn; cần phát huy hơn nữa tính dân chủ trong việc giám sát việc thực thi công vụ của cán bộ công chức, cải thiện mối quan hệ giữa chính quyền và nhân dân; khuyến khích chế độ bầu cử người dân trực tiếp chọn ra người đại diện quyền lực của mình; Ngồi ra các kiến nghị khác nhằm nâng cao hoạt động của bộ máy hành chính như điều kiện về cơ sở vật chất, ngân sách, tiền lương...khá đa dạng để phục vụ cho quá trình nghiên cứu của Luận án.

Các quan điểm, kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện bộ máy nhà nước nói chung và CQĐP nói riêng trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN; đề xuất các mơ hình tổ chức CQĐP để phân biệt giữa chính quyền đơ thị và nông thôn; đẩy mạnh phân quyền, phân cấp, tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bảo đảm tính thống nhất, thơng suốt của nền hành chính; phát huy tự quản, tự chịu trách nhiệm của người dân trong vấn đề quản lý…của các tác giả là cơ sở quan trọng và có giá trị tham khảo và kế thừa để tiếp tục nghiên cứu đề xuất các giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện đảm bảo đặc thù chính quyền nơng thơn chiếm tỷ lệ lớn ở nước ta của luận án.

1.3.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Tuy các cơng trình nghiên cứu nêu trên đã thể hiện việc nghiên cứu cơ bản về CQĐP, các cơng trình trên phần lớn tiếp cận chính quyền địa phương từ góc độ chung nên chưa giải quyết thấu đáo về nội hàm cũng như yếu tố cấu thành. Khái niệm về CQĐP, về huyện, chính quyền huyện; đặc điểm chính quyền huyện, cấu trúc, các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động chính quyền huyện, mối quan hệ trong hệ thống chính trị cùng cấp chưa được các tác giả đề cập nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống; Lịch sử hình thành và phát triển của chính quyền huyện từ thực tiễn thành phố Hà Nội chưa được quan tâm nghiên cứu đầy đủ; đa số các cơng trình cịn hạn chế đưa ra mơ hình để phân biệt giữa chính quyền nơng thơn và đơ thị, đặc biệt cơng trình chun

sâu về chính quyền huyện, một cấp trung gian; thực trạng tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện qua các giai đoạn, nhất là khi Thủ đô Hà Nội mở rộng địa giới hành chính;

Sự cần thiết hồn thiện tổ chức, hoạt động của chính quyền huyện ở Việt Nam, các mục tiêu, nội dung, quan điểm, giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện phù hợp với yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền, xây dựng nông thôn mới đặt ra những vấn đề luận án cần nghiên cứu sau: - Một là, nghiên cứu, làm rõ khái niệm, vị trí, vai trị, chức năng của bộ máy chính quyền huyện trong bộ máy nhà nước, chính quyền địa phương.

- Hai là, khái quát đánh giá những bước phát triển và thực trạng tổ chức bộ máy chính quyền huyện từ năm 1945 đến nay và xác định những yêu cầu cơ bản để nghiên cứu, hồn thiện bộ máy chính quyền huyện đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

- Ba là, phân tích mơ hình tổ chức chính quyền địa phương, tương đương cấp huyện của một số nước trên thế giới và rút ra những giá trị pháp lý và thực tiễn có thể tham khảo, vận dụng vào việc xây dựng, hoàn thiện bộ máy chính quyền huyện ở nước ta từ thực tiễn Thành phố Hà Nội.

- Bốn là, xác định quan điểm, định hướng và đề xuất các giải pháp hồn thiện bộ máy chính quyền huyện, đặc biệt trong bối cảnh Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 đã có hiệu lực.

Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu nêu trên sẽ là những nội dung được trình bày trong các phần tiếp theo của Luận án. Vì vậy, với sự tìm hiểu các cơng trình nghiên cứu trên đây, đề tài tác giả lựa chọn làm Luận án tiến sĩ Luật học có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn góp phần xây dựng và hồn thiện bộ máy nhà nước nói chung, bộ máy chính quyền huyện nói riêng trong điều kiện xây dựng, hồn thiện nhà nước pháp quyền XHCN hiện nay.

1.3.3. Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi

Luận án được thực hiện nhằm làm rõ giả thuyết: Với hệ thống pháp luật quy định cùng với thực tiễn vận hành của chính quyền huyện hiện nay đã bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế. Do chưa nhận thức sâu sắc sự khác biệt cơ bản giữa

nông thôn và đô thị, sự khác biệt thời kỳ áp dụng mơ hình của Liên Xơ cũ với giai đoạn bùng nổ công nghệ thông tin, phát triển và hội nhập sâu rộng, vì vậy tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Mục đích của cơng trình nghiên cứu là phân tích, chỉ ra được những bất cập, hạn chế đó, đề xuất các quan điểm, giải pháp hoàn thiện nhằm tạo ra những chuyển biến tích cực phù hợp với điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền, xây dựng nơng thơn mới, bảo đảm tính năng động, hiệu lực, hiệu quả, hợp lý trong tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện. Luận án xác định các câu hỏi nghiên cứu chủ yếu đặt ra cho luận án:

- Chính quyền huyện là gì, có đặc điểm và vị trí, vai trị nào trong quản lý nhà nước ở địa phương? Khác với chính quyền đơ thị ở những điểm gì?.

- Nội hàm cơ bản tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện? Những Luật quy định và hoạt động thực tế của chính quyền huyện ra sao? Chính quyền huyện có phải chỉ là HĐND và UBND?

- Thực trạng tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện hiện nay như thế nào? Huyện, tổ chức cấp CQĐP hay chỉ là cấp hành chính? Những bất cập gì sau khi thực hiện Luật CQĐP năm 2015 từ thực tiễn Thành phố Hà Nội?

- Có những vấn đề gì đặt ra cho việc hồn thiện tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện? Việc hoàn thiện tổ chức và hoạt động phải tuân theo các quan điểm có tính ngun tắc nào? Cùng với sự mạnh dạn đi đầu cơng cuộc cải cách chính quyền các cấp của Thành phố Hà Nội cần đưa ra những giải pháp mới gì cho Thành phố và áp dụng chung?.

Kết luận chương 1

Trong chương này, Luận án đã hệ thống lại các cơng trình nghiên cứu về tổ chức bộ máy nhà nước và tổ chức, hoạt động của CQĐP và chính quyền huyện. Nội dung của Chương nêu ra những nội dung cơ bản của các cơng trình nghiên cứu, nhận thức các kết luận quan trọng của những cơng trình đó, làm cơ sở để tiếp tục phát triển theo hướng nghiên cứu của luận án. Đó là:

- Các cơng trình nêu trên chủ yếu tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tổ chức bộ máy nhà nước và mơ hình tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương nói chung.

- Khi nghiên cứu về chính quyền địa phương các cơng trình trên phần lớn tiếp cận CQĐP từ góc độ đánh giá tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương thông qua hiệu lực, hiệu quả, những tồn tại, hạn chế từ sự đối chiếu các quy định của pháp luật và thực tiễn vận hành mà chưa đề cập sâu vào một cấp chính quyền địa phương có những đặc thù nhất định, nhất là đối với bộ máy chính quyền huyện.

- Các kiến nghị, đề xuất về phương hướng hoàn thiện tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cũng tập trung vào việc đổi mới tổ chức, phương thức hoạt động và hoàn thiện pháp luật mà chưa tập trung sâu vào bộ máy chính quyền huyện để làm rõ đây là cấp trung gian cần có những thay đổi trong những giai đoạn lịch sử khác nhau.

Trên cơ sở đó, luận án đã xác định những nội dung cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết với mong muốn đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện bộ máy chính quyền huyện theo Hiến pháp năm 2013 đáp ứng xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân và phù hợp xu hướng phát triển của Thủ đô Hà Nội và đất nước ta

Chương 2

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN HUYỆN

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)