Chương 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tác động đến tổ chức, hoạt động chính
động chính quyền các cấp của Thành phố Hà Nội
3.1.1. Về dân cư lãnh thổ
Ngày 29/5/2008, Quốc hội đã có Nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đơ Hà Nội, theo đó, Hà Nội có diện tích tự nhiên 3.348,5 km2, dân số hơn 7 triệu người, có 29 đơn vị hành chính (10 quận, 18 huyện và 01 thị xã), trong 19 huyện, thị xã có 408 xã; tỷ lệ dân số nơng thơn Thủ đô Hà Nội tăng từ 34,7% (2006) lên 61,3% (2008). Từ năm 2014, sau khi tách huyện Từ Liêm thành 2 Quận, Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm, Thành phố có 30 đơn vị hành chính; trong đó có 18 huyện, thị xã, diện tích tự nhiên khu vực nông thôn là 1.886,0km2(chiếm 56,34% đất tự nhiên); dân số là 7,2 triệu người, trong đó có khoảng 4 triệu người sống ở khu vực nông thôn chiếm 55,6% dân số của thành phố.
Biến động cơ cấu dân cư lớn nhất là do điều chỉnh địa giới hành chính. Mức tăng cơ học của dân số Hà Nội là do di cư lao động. Trong khi sự biến động dân số tự nhiên về cơ bản đã được kiểm sốt thì sự biến động dân số cơ học lại đang có xu hướng gia tăng do sự tác động của nhiều nhân tố kinh tế - xã hội, ví dụ quản lý hộ khẩu, việc làm, thu nhập, điều kiện sống, tình cảm gia đình…, đặc biệt sự di dân và định cư tự phát chưa được kiểm sốt và rất khó kiểm sốt trong q trình đẩy mạnh đơ thị hóa.
3.1.2. Về tình hình kinh tế xã hội
Báo cáo chính trị trình Đại hội XVI Đảng bộ thành phố Hà Nội khẳng định “Kinh tế Thủ đô tiếp tục phát triển và đạt mức độ tăng trưởng khá”. Riêng đối với khu vực nông thôn, kinh tế - xã hội khu vực này trong những năm qua đã có những bước phát triển đáng khích lệ. Tăng dần tỷ trọng cơng
nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế. Giảm tỷ trọng nông nghiệp nhưng giá trị sản xuất vẫn tăng qua các năm. Cơ cấu lao động nông thôn đã có sự dịch chuyển theo hướng giảm dần tỷ trọng lao động nông nghiệp, là tiền đề tốt cho việc thực hiện thành cơng sự nghiệp cơng nghiệp hóa nơng nghiệp, nơng thơn. Trình độ văn hóa và kỹ năng sản xuất của lao động nơng thơn có nhiều tiến bộ, số lao động qua đào tạo đạt 29%. Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở khu vực nông thôn phát triển khá mạnh, nông nghiệp phát triển tương đối ổn định góp phần đảm bảo cung cấp lương thực, thực phẩm cho khu vực nội thành, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nhiều năm qua được đầu tư ngày càng đáp ứng tốt hơn cho sự phát triển kinh tế và phát triển xã hội nông thôn, phục vụ đời sống nhân dân, đặc biệt là các xã ven đô, các xã có tốc độ đơ thị hóa cơng nghiệp cao [135, tr.15].
Trong những năm qua, khu vực nông thôn ngoại thành là nơi cung cấp nguồn nhân lực, đất đai cho xây dựng hạ tầng và đơ thị hóa, cung cấp lương thực thực phẩm cho khoảng 10 triệu người dân Thủ đô; đảm bảo việc làm và đời sống cho trên 3 triệu người trong độ tuổi lao động ở khu vực nông thôn(chiếm 58% lực lượng lao động tồn thành phố); đóng góp tích cực việc nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho dân cư ở khu vực nơng thơn; góp phần quan trọng trong bảo đảm an ninh, quốc phòng cho Thành phố nên khu vực nơng thơn ngoại thành có vị trí, vai trị hết sức quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô [3, tr.2].
3.1.3. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. Mục tiêu tổng quát đến năm 2030, Thủ đô Hà Nội trở thành thành phố lớn, giàu đẹp, văn minh, thanh lịch, hiện đại, tiêu biểu cho cả nước, xứng đáng là thủ đơ của một nước cơng nghiệp có trên 100 triệu dân; có tác động lan tỏa văn
minh đô thị ra các vùng và trung tâm giao dịch quốc tế lớn của cả nước, có tầm khu vực và quốc tế.
Riêng đối với khu vực nông thôn phải đẩy mạnh và làm tốt hơn nữa công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý đô thị và xây dựng nông thôn mới theo quy hoạch, gắn với bảo vệ tài nguyên, nâng cao chất lượng môi trường, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân (chú trọng giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm, các vấn đề về dân sinh bức xúc ở nông thôn, thu hẹp khoảng cách chênh lệch phát triển giữa các vùng của Thủ đô; phấn đấu thu nhập bình qn khu vực nơng thôn đạt 36 triệu đồng/người/năm trở lên). Phấn đấu đến năm 2020 có trên 80% số xã, 10 huyện trở lên đạt chuẩn nơng thơn mới theo tiêu chí quốc gia[3, tr.3].
3.1.4. Quy định pháp lý đặc thù với Thủ đô
Luật Thủ đơ được Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 4 thơng qua ngày 21 tháng 11 năm 2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2013. Để thực hiện Luật Thủ đô, các cơ quan chức năng đã kịp thời triển khai các hình thức tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô và các văn bản quy định chi tiết. Với tinh thần khẩn trương, trên cơ sở chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thống nhất của các Bộ, ngành Trung ương, HĐND Thành phố khóa XIV đã thơng qua 11 Nghị quyết tại kỳ họp lần thứ 7 (ngày 01 đến ngày 06/7/2013), UBND Thành phố đã ban hành 02 Quyết định (số 20 và 21 ngày 24/6/2013), đảm bảo kịp thời cụ thể hoá quy định của Luật Thủ đơ (thời điểm có hiệu lực của Luật); tại các kỳ họp lần thứ 8 và 10, HĐND Thành phố đã thông qua 03 Nghị quyết. Đồng thời, UBND Thành phố đã ban hành 10 Quyết định quy định cơ chế, chính sách một số lĩnh vực cụ thể theo thẩm quyền.
Nghị quyết số 11-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011-2020 và gần đây nhất là Kết luận số 22-KL/TƯ ngày 7-11-2017 của Bộ Chính trị về sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TƯ của Bộ Chính trị.