Chương 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
4.3. Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức hoạt động của chính quyền huyện,
huyện, thành phố Hà Nội
4.3.1. Về tổ chức bộ máy
Theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Thủ đơ Hà Nội phát triển theo mơ hình chùm đô thị gồm đô thị trung tâm, 5 đô thị vệ tinh và các thị trấn kết nối bằng hệ thống giao thông, đường vành đai, đường liên kết quốc gia. Định hướng đến 2030 dân số từ 9,4 – 9,6 triệu người, tỉ lệ đơ thị hố 65 – 68%. Diện tích đất xây dựng đô thị và nông thôn khoảng 160.000ha, trong đó đất xây dựng đơ thị 95.000ha (28,3% diện tích tự nhiên). Hà Nội đang khảo sát để trình Bộ Chính trị Đề án thí điểm mơ hình chính quyền đơ thị thành phố Hà Nội, với xu hướng các huyện ngoại thành nông thôn sẽ từng bước phát triển thành quận đô thị; Nghiên cứu giải pháp sắp xếp quy mô các huyện và cần xem xét lại việc tổ chức HĐND cấp xã. Thực tế hiện nay, hiệu quả hoạt động thực tế của HĐND xã chưa đáp ứng được yêu cầu theo quy định pháp luật, nhất là chưa thực sự phát huy được vai trò, năng lực trên cả hai nhiệm vụ: Ban hành nghị quyết và giám sát theo quy định của pháp luật, phản ánh kiến nghị của cử tri. Nên, một số cuộc họp của HĐND xã cịn có phần hình thức, với hiệu quả chất vấn, giám sát, tiếp dân chưa cao. Vì vậy, nên nghiên cứu bỏ tổ chức HĐND cấp xã (chính quyền địa phương chỉ có
UBND). Khi đó, việc kiểm sốt quyền lực được thực hiện thông qua cấp ủy đảng, chính quyền cấp trên và phát huy dân chủ, tăng cường khâu kiểm tra, giám sát của cấp ủy đảng, MTTQ, các tổ chức chính trị xã hội cùng cấp, như vậy vẫn đáp ứng yêu cầu dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện và góp phần tinh giản bộ máy.
4.3.2. Công tác cán bộ
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, trước hết là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp thực sự trong sạch, vững mạnh, có bản lĩnh chính trị vững vàng; có phẩm chất, đạo đức và lối sống trong sạch, lành mạnh; có trình độ, năng lực, hồn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao; có cơ cấu, số lượng đồng bộ, hợp lý và có chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH Thủ đô và đất nước. Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các khâu trong cơng tác cán bộ:
Thứ nhất: Đổi mới công tác đánh giá cán bộ, tiếp tục hoàn thiện hệ thống
quy chế về đánh giá cán bộ theo hướng đổi mới, mở rộng các kênh thơng tin, lấy tiêu chuẩn hồn thành nhiệm vụ được giao, mức độ tín nhiệm của cán bộ làm thước đo trong đánh giá cán bộ. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán bộ bảo đảm sự chủ động, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Thực hiện tốt Quyết định số 3814-QĐ/TU của Thành ủy Hà Nội ban hành Quy định khung tiêu chí đánh giá hằng tháng đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong hệ thống chính trị Thành phố Hà Nội.
Thứ hai: đột phá đầu tiên là “Đổi mới công tác đánh giá cán bộ theo hướng: Xuyên suốt, liên tục, đa chiều, theo tiêu chí, bằng sản phẩm, thơng qua khảo sát, công khai kết quả và so sánh với chức danh tương đương” rất
cần thiết, vì đây là khâu yếu của chúng ta trong nhiều năm qua. Không đánh giá thực chất, cứ “cào bằng” mãi thì cán bộ giỏi mất động lực cống hiến, cán bộ yếu kém không chịu sức ép phải vươn lên, kết quả cơng việc làng nhàng, khơng có đột phá. Không đánh giá thực chất thì khơng thể lựa chọn “đúng người”; Tạo chuyển biến tích cực cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo quy hoạch và tiêu chuẩn chức danh cán bộ, đào tạo cán bộ gắn với quy hoạch
và tiêu chuẩn chức danh. Chú trọng đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng kỹ năng thực thi nhiệm vụ, cơng vụ phù hợp với vị trí cơng tác của cán bộ, bố trí cán bộ chủ chốt không phải là người địa phương. Tiếp tục thực hiện việc điều động, luân chuyển cán bộ trẻ từ Thành phố về cơ sở; cán bộ chủ chốt các ban, sở, ngành về địa phương để đào tạo, bồi dưỡng. Không điều động cán bộ cơ sở hạn chế về năng lực, trình độ, uy tín thấp về các cơ quan cấp trên. Đổi mới công tác tuyển chọn, bố trí, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ, thực hiện miễn nhiệm đối với cán bộ đang giữ chức vụ có sai phạm chưa đến mức phải kỷ luật cách chức, nhưng khơng cịn đủ uy tín, khơng cần chờ đến hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác.
Thứ ba, Thực hiện tốt chính sách cán bộ, bảo đảm sự đồng bộ, thống
nhất, cơng bằng. Có chế độ đãi ngộ tốt đối với những tài năng, tri thức, những người có sáng kiến kinh nghiệm trong cơng việc. Qua đó thể hiện rõ sự cần thiết, nếu khơng muốn nói là cấp thiết thơi thúc cần phải có giải pháp để thay đổi. Ví dụ trong trọng tâm đầu tiên được xác định là “có cơ chế bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung”. Để đất nước, Thủ đô đổi mới, nâng tầm, không những không thể thiếu được những cán bộ dám nghĩ, dám làm, mà còn phải phát huy, nhân lên ngày càng nhiều những người như vậy. Vì vậy, phải có cơ chế để tạo hành lang, mơi trường làm được điều đó.
4.3.3. Xây dựng chính quyền điện tử, thơng minh
Thành phố Hà Nội đã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước thuộc thành phố. Việc ứng dụng công nghệ thông tin nhằm bảo đảm hai mục tiêu: Xây dựng chính quyền điện tử và thành phố thông minh. Thành phố tiếp tục hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu cốt lõi và chuyên ngành; ứng dụng CNTT phục vụ hoạt động điều hành nội bộ, người dân và doanh nghiệp; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực. Do đó, chính quyền huyện cần chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện tại địa phương.