Yêu cầu trong tập luyện và nguyên tắc sử dụng Võ thuật Công an

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu ứng dụng bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật tấn công trong môn võ thuật công an cho sinh viên học viện cảnh sát nhân dân (Trang 39 - 46)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. Võ thuật Cơng an – Đặc điểm, tính chất và các ngun tắc sử dụng

1.3.4. Yêu cầu trong tập luyện và nguyên tắc sử dụng Võ thuật Công an

Võ thuật Cơng an nhân dân có vị trí quan trọng, ngày càng góp phần xứng đáng vào cơng cuộc đấu tranh phịng chống tội phạm cũng như góp phần xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong tình hình mớị Việc tập luyện và sử dụng võ thuật Công an nhân dân có tính đặc thù riêng dễ xảy ra chấn thương ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng; một số trường hợp ảnh hưởng tới nhân phẩm, danh dự của người khác. Chính vì vậy, việc học tập, nâng cao trình độ và sử dụng võ thuật Công an nhân dân cần đạt được các yêu cầu và tuân thủ một số nguyên tác sau đây:

1.3.4.1. Yêu cầu tập luyện Võ thuật Công an

⑴ Xác định đúng mục đích của việc tập luyện võ thuật Cơng an

Yêu cầu đầu tiên của việc tập luyện võ thuật Công an nhân dân là phải xác định đúng mục đích mơn học. Mục đích của việc tập luyện võ thuật Công an nhân dân nhằm rèn luyện cho người học có sức khỏe bền bỉ, dẻo dai; tinh thần kiên quyết, dũng cảm nâng cao trình độ võ thuật để phục vụ công tác đấu tranh trấn áp tội phạm, xây dựng lực lượng Công an nhân dân chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đạị

Xác định đúng mục đích tập luyện võ thuật Công an nhân dân giúp cho người học lựa chọn phương pháp học tập tốt để tiếp thu lý thuyết cũng như nội dung các động tác kỹ thuật, chiến thuật. Việc xác định đúng mục đích mơn học cịn là nền tảng, cơ sở để phát huy tính tự giác, tích cực trong tập luyện và linh hoạt sáng tạo trong chiến đấụ Ngược lại nếu tập luyện võ thuật Công an nhân dân không xác định đúng mục đích sẽ làm cho người học mất phương hướng, phân tán tư tưởng ảnh hưởng tới kết quả luyện tập và kết quả của việc áp dụng võ thuật Công an nhân dân trong thực tiễn chiến đấụ

Tập luyện võ thuật Công an nhân dân phải kết hợp với rèn luyện phẩm chất đạo đức người Công an Việt Nam xã hội chủ nghĩạ

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “người có tài mà khơng có đức thì vơ dụng, người có đức mà khơng có tài thì làm việc gì cũng khó” chính vì vậy, rèn luyện phẩm chất đạo đức người Công an Việt Nam xã hội chủ nghĩa là một nội dung quan trọng không thể thiếu trong tập luyện võ thuật Công an nhân dân. Võ thuật Công an nhân dân và phẩm chất đạo đức người Công an Việt Nam xã hội chủ nghĩa có mối quan hệ hữu cơ mật thiết với nhau bổ sung cho nhau để phát triển con người một cách toàn diện.

Từ xa xưa cụm từ “võ đạo” đã xuất hiện được nhắc đến ở tất cả các mơn phái võ, thậm chí từ “đạo” cịn được những người sáng lập dùng để đặt tên cho mơn phái võ của mình như: Teakwondo, Karratedo, Judo, Aikydo,

Việt võ đạo,.... (do = đạo) nhằm nhắc nhở cho người học không ngừng rèn luyện đạo đức trong quá trình học võ.

Rèn luyện phẩm chất đạo đức người Công an Việt nam xã hội chủ nghĩa trong võ thuật Công an nhân dân là cần thiết luôn được quan tâm chú ý ngay từ khi võ thuật Công an nhân dân ra đờị Người học võ thuật Công an nhân dân trước hết phải là người có phẩm chất đạo đức trong sáng, lành mạnh và khơng ngừng rèn luyện cho mình phẩm chất tốt đẹp đó. Nếu người học khơng xác định được tầm quan trọng của việc rèn luyện đạo đức trong quá trình học thì việc học tập sẽ không đạt được mục đích, có thể gây ra những hậu quả xấu làm phương hại tới uy tín, danh dự của lực lượng Công an nhân dân.

Nội dung của rèn luyện đạo đức trong võ thuật Công an nhân dân

Mỗi cán bộ chiến sỹ Cơng an nhân dân phải tích cực, chủ động không ngừng rèn luyện nâng cao trình độ võ thuật Công an nhân dân, quyết tâm vượt qua gian khổ trong tập luyện, kiên quyết dũng cảm trong đấu tranh chống tội phạm trong bất kỳ hoàn cảnh nào;

Đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong tập luyện;

Ln ln rèn luyện đức tính khiêm tốn, bình tĩnh, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo trong tập luyện và áp dụng vào thực tiễn chiến đấụ

Rèn luyện phẩm chất đạo đức người Công an Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tập luyện võ thuật Công an nhân dân là nội dung cơ bản, quan trọng trong cả q trình tập luyện, sử dụng võ thuật Cơng an nhân dân đạt kết quả cao và đúng mục đích. Người học võ thuật Cơng an nhân dân phải là người có phẩm chất đạo đức tốt và ngược lại tập luyện võ thuật Công an nhân dân góp phần tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Rèn luyện phẩm chất đạo đức trong võ thuật Công an nhân dân phải xuất phát từ quan điểm nhân sinh quan cộng sản, từ quan điểm giai cấp, lấy phẩm chất cách mạng tốt đẹp của người Công an nhân dân Việt Nam xã hội chủ nghĩa, lấy 6 lời dạy của Bác Hồ kính yêu làm mục tiêu rèn luyện.

⑶ Tập luyện võ thuật Công an nhân dân phải tuân thủ đúng phương

pháp khoa học.

Võ thuật Công an nhân dân là một mơn khoa học, có liên quan mật thiết với nhiều môn khoa học khác. Để tập luyện võ thuật Công an nhân dân đạt hiệu quả, quá trình này cần phải tiến hành dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp với quy luật của sự phát triển.

Tập luyện võ thuật Công an nhân dân là một loại hình lao động với cường độ cao mang tính đặc thù, kết quả của nó chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau (con người, khí hậu, thời tiết, cơ sở vật chất,...)

Song việc thích nghi với cường độ lao động của người học không phải là cái tự nhiên, sẵn có mà nó chỉ có được thơng qua q trình rèn luyện lâu rài, bền bỉ với phương pháp tập luyện khoa học từ nhẹ đến nặng. Nguyên tắc này dựa trên cơ sở giải phẫu sinh lý người, giúp cho người học thích nghi dần trong từng giai đoạn tập luyện, có tác dụng nâng cao thể lực, đảm bảo an toàn cho người học và kết quả tập luyện. Không tuân thủ yêu cầu tập luyện từ nhẹ đến nặng là nguyên nhân dẫn tới việc học tập khơng đạt kế quả và xảy ra mất an tồn.

Nội dung của phương pháp: tập luyện từ nhẹ đến nặng được thể hiện trong việc sắp xếp nội dung học đến cường độ vận động theo chiều hướng tăng dần trong từng động tác, trong từng buổi học và trong suốt quá trình tập luyện.

Tập luyện võ thuật Cơng an nhân dân là q trình nhận thức, tiếp nhận duy trì và củng cố thơng tin, được tiến hành dựa trên quy luật của quá trình nhận thức. Đây là yêu cầu cơ bản quan trọng trong tập luyện võ thuật Công an nhân dân, nếu không quán triệt yêu cầu này là nguyên nhân làm giảm hiệu quả tập luyện, dễ xảy ra mất an toàn.

Nội dung của yêu cầu này thể hiện ở chương trình tập luyện sắp xếp theo trình tự từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó. Nội dung tập luyện trước là cơ sở, nền tảng, bổ trợ cho nội dung tập luyện saụ

Tập luyện thi đấu Quyền anh (đấu tập) chỉ được tiến hành sau khi học viên đã hoàn thành nội dung phần kỹ thuật;

Tập luyện chiến thuật được tiến hành sau khi tập luyện kỹ thuật;

Hoặc tập luyện nội dung từng động tác cũng phải đảm bảo yêu cầu từ thấp đến cao: Tập phân đoạn để giúp người học định hình động tác tập đúng kỹ thuật. Tập tổng hợp giúp người học thực hiện động tác uyển chuyển, linh hoạt. Tập nâng cao giúp người học thực hiện động tác chính xác, nhanh, mạnh.

⑷ Tập luyện võ thuật Công an nhân dân phải đảm bảo kỹ thuật

Đảm bảo kỹ thuật, chất lượng là yêu cầu cơ bản, quan trọng là thước đo đánh giá kết quả của mỗi học viên trong quá trình tập luyện võ thuật. Đây là yêu cầu về mặt nội dung của quá trình tập luyện võ thuật đảm bảo tính mục đích của việc luyện tập và áp dụng võ thuật vào thực tiễn chiến đấu đạt kết quả caọ Nội dung của yêu cầu này bao gồm:

Người học cần nắm được ý nghĩa tác dụng của từng động tác;

Nắm được nội dung động tác (cách thực hiện động tác, điểm trọng tâm, điểm sai sót....);

Thực hiện động tác đảm bảo nhanh, mạnh, chính xác;

Áp dụng hiệu quả của động tac đã học trong các tình huống giả định và thực tiễn chiến đấụ

Yêu cầu kỹ thuật, chất lượng là yêu cầu về mặt nội dung của quá trình tập luyện đảm bảo tính mục đích và hiệu quả.

Tập luyện võ thuật Công an nhân dân chấp hành nghiêm kỷ luật, đảm bảo an toàn.

Tập luyễn võ thuật thực chất là quá trình học tập song khác với việc học tập các môn học khác dễ xảy ra mất an toàn ảnh hưởng tới tư tưởng (tinh thần), sức khỏe thậm chí tính mạng của người học. Do vậy, tập luyện võ thuật Công an nhân dân phải chấp hành nghiêm kỷ luật, đảm bảo an toàn. Quán triệt nội dung nguyên tắc này nhằm mục đích:

Đảm bảo tính tổ chức, thống nhất chặt chẽ; nghiêm túc nền nếp của lực lượng vũ trang, tạo ra khơng khí hăng say trong tập luyện;

Đảm bảo chất lượng, hiệu quả của quá trình tập luyện;

Đảm bảo an toàn cho người học, tránh những tổn thương khơng đáng có xảy rạ

Chấp hành nghiêm kỷ luật, đảm bảo an toàn học viên cần phải thực hiện tốt các nội dung sau đây:

Chấp hành nghiêm nội quy, quy định của lớp học tuân thủ yêu cầu, mệnh lệnh của giáo viên;

Luyện tập đúng cường độ và khối lượng vận động;

Luyện tập đúng nội dung kỹ thuật và hình thức tập luyện;

Thực hiện tốt các nội dung bảo hiểm và tự bảo hiểm trong từng động tác, tình huống;

Tập luyện ngồi giờ cũng phải tổ chức chặt chẽ, tuân thủ các quy trình và nguyên tắc tập luyện.

1.3.4.2. Nguyên tắc sử dụng võ thuật Công an nhân dân

Võ thuật Công an nhân dân là một bộ phận của biện pháp vũ trang, nên sử dụng võ thuật Công an nhân dân phải đúng mục đích, kết hợp chặt chẽ và phục vụ đắc lực cho các biện pháp nghiệp vụ khác. Do vậy, mỗi cán bộ chiến sỹ Công an khi sử dụng võ thuật cần phải quán triệt đầy đủ nội dung các nguyên tắc sau [47, 56]:

⑴ Nguyên tắc 1: được sử dụng võ thuật để tấn công trấn áp, đánh bắt

tội phạm

Là một vũ khí sắc bén của lực lượng Công an nhân dân, võ thuật được sử dụng để tấn công trấn áp, đánh bắt nhiều loại tội phạm nguy hiểm có vũ khí phục vụ cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm. Sử dụng võ thuật Công an nhân dân để thể hiện tinh thần kiên quyết tấn công trấn áp tội phạm, phục vụ có hiệu quả cho việc tiến hành các biện pháp nghiệp vụ khác. Bên cạnh việc sử dụng các biện pháp nghiệp vụ khác, lực lượng Công an nhân dân trong nhiều trường hợp cần thiết phải sử dụng biện pháp vũ trang mới tấn cơng, trấn áp được tội phạm.

Bên cạnh đó, võ thuật Công an nhân dân thường được sử dụng và phát huy hiệu quả trong đánh bắt bí mật, bất ngờ những tên tội phạm nguy hiểm có sử dụng vũ khí nhằm mục đích ngăn chặn khơn để hành vi phạm tội tiếp tục xảy ra, khơng để đối phương gây khó khăn, cản trở cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử. Răn đe giáo dục đối phương khác.

⑵ Nguyên tắc 2: Được sử dụng võ thuật Cơng an nhân dân để phịng

vệ chính đáng

Khoản 1 Điều 15 Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam năm 1999 quy định: Phịng vệ chính đáng là hành vi của người bảo vệ lợi ích của nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phịng vệ chính đáng không phải là tội phạm

⑶ Nguyên tắc 3: Nghiêm cấm sử dụng võ thuật Công an nhân dân để

thực hiện hành vi vi phạm pháp luật

Võ thuật Công an nhân dân là một bộ phận của biện pháp vũ trang, góp phần thực hiện thắng lợi trong cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm, bảo vệ pháp luật. Vì vậy không được phép sử dụng võ thuật Công an nhân dân để thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật.

Nghiêm cấm sử dụng võ thuật Công an nhân dân xâm hại đến uy tín, danh dự, sức khoẻ tính mạng của người khác;

Nghiêm cấm sử dụng võ thuật Cơng an nhân dân để đối phó với đồng đội và nhân dân nhằm mưu cầu lợi ích cá nhân;

Nghiêm cấm sử dụng võ thuật Công an nhân dân vượt qua giới hạn phịng vệ chính đáng, quy định tại khoản 2 Điều 15 Bộ luật Hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999: Vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, khơng phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hạị

Người có hành vi vượt quá giới hạn phịng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.

Để tránh việc vi phạm pháp luật khi sử dụng võ thuật Công an nhân dân, mỗi cán bộ chiến sĩ Công an nhân dân phải nắm vững, không ngừng nâng cao trình độ pháp luật, tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức người Công an Việt Nam xã hội chủ nghĩa, chấp hành nghiêm túc điều lệnh nội vụ Công an nhân dân.

⑷ Nguyên tắc 4: Không được phổ biến hoặc tiết lộ Võ thuật Công an

nhân dân cho người ngồi lực lượng Cơng an nhân dân.

Võ thuật Công an nhân dân là một bộ phận của biện pháp vũ trang nên việc giảng dạy và tập luyện phải tuân thủ nguyên tắc “bảo mật” không được phổ biến, huấn luyện hoặc tiết lộ cho người ngồi lực lượng Cơng an nhân dân. Quán triệt nguyên tắc này thể hiện:

Mỗi cán bộ chiến sĩ Cơng an nhân dân phải có ý thức giữ gìn bí mật võ thuật Cơng an nhân dân;

Khơng được phát tán tuỳ tiện các tài liệu về võ thuật Công an nhân dân, giáo trình, phim giáo khoa võ thuật Cơng an nhân dân;

Việc huấn luyện võ thuật Công an nhân dân phải đúng đối tượng tránh huấn luyện cho người ngồi lực lượng Cơng an nhân dân;

Việc huấn luyện võ thuật Công an nhân dân chỉ được tiến hành trong khuôn viên các đơn vị Công an nhân dân hoặc những nơi đảm bảo bí mật, tránh huấn luyện tại những nơi tập trung đông người qua lại dễ làm lộ bí mật.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu ứng dụng bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật tấn công trong môn võ thuật công an cho sinh viên học viện cảnh sát nhân dân (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)