Những nghiên cứu về giảng dạy, huấn luyện võ thuật ở nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu ứng dụng bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật tấn công trong môn võ thuật công an cho sinh viên học viện cảnh sát nhân dân (Trang 54 - 63)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.5. Các cơng trình nghiên cứu liên quan

1.5.1. Những nghiên cứu về giảng dạy, huấn luyện võ thuật ở nước ngoài

Kết quả tổng hợp tài liệu cho thấy, nhìn chung các cơng trình nghiên cứu của các tác giả nước ngồi được thực hiện ở 2 phạm vi vĩ mơ và vi mô. Ở tầm vĩ mô, chủ yếu tiến hành các nghiên cứu điều tra theo từng khu vực theo các nội dung như: lứa tuổi bắt đầu học tập, tỷ trọng giờ học, thực trạng đội ngũ cán bộ giáo viên võ thuật... Ở tầm vi mô, chủ yếu tập trung nghiên cứu phân tích về phương pháp giảng dạy, bố trí giờ học theo từng nội dung võ thuật, mức độ yêu thích của học sinh đối với võ thuật... [78].

Chen Long, Liu Xiu Ping (2010), đã tiến hành phân tích thực trạng dạy học võ thuật ở các trường đại học thuộc thành phố Tần Hoàng Đảo và cho rằng, tài liệu, nội dung giảng dạy, sắp xếp giờ học, phương pháp, phương tiện dạy học đều có vấn đề. Cụ thể, tài liệu giảng dạy quá cũ, thiếu sáng tạo, các động tác khơng có tính mới, tính hấp dẫn kém, tính đối kháng và giải trí khơng đảm bảo, do vậy khơng thể hấp dẫn và thúc đẩy tính tích cực của học sinh. Phương pháp dạy học dựa nhiều vào phương pháp thị pháp, sau đó giảng giải động tác. Phương pháp cũ không phù hợp với mục tiêu sửa đổi của giờ học mớị Thời lượng sắp xếp không phù hợp, thời gian quá ngắn, không đủ để đảm bảo mục tiêu chất lượng. Không đảm bảo thời lượng cho giảng giải về lý thuyết, các tư

tưởng căn bản trong võ thuật, kiến thức lý luận về quyền... do vậy người học không thể hiểu rõ được nội hàm của võ thuật. Từ đó đưa ra kiến nghị phải điều chỉnh nội dung, đổi mới phương pháp giảng dạy và coi trọng lý thuyết võ thuật [61].

Dai Xin (2010), đã tiến hành nghiên cứu điều tra thực trạng giảng dạy võ thuật trong các trường đại học, cao đẳng ở thành phố Nam Kinh, Trung Quốc và nhận thấy, nội dung trong các tài liệu giảng dạy võ thuật trong các trường đại học, cao đảng ở Nam Kinh tập trung nhiều vào công cơ bản và quyền thuật. Trong khi đó, học sinh lại mong muốn được học tập các nội dung đối kháng, có vũ khí, kỹ thuật phịng than, trường quyền, thái cực quyền... do vậy không đáp ứng được nhu cầu của học sinh. Kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra, có 1/3 số học sinh cho rằng tính hấp dẫn, thu hút của giáo viên chưa tốt, phương pháp giảng dạy chỉ có thị phạm, giảng giải và phân tích hồn chỉnh, thiếu tính mới, sáng tạo, do vậy đã đưa ra kiến nghị, cần phải sắp xếp lại nội dung học tập, đổi mới phương pháp giảng dạy, chú ý tới giá trị và ý nghĩa sâu xa của nội dung dạy học. [64]

Luo Dai Hua, Liu Hui (2012), trong kết quả nghiên cứu điều tra của mình đã cho thấy, trong các trường trung học phổ thơng ở thành phố Hồng Thạch, mặc dù các nội dung trong tài liệu giảng dạy võ thuật được sắp xếp một cách tương đối hợp lý, tuy nhiên thực tế giảng dạy không đạt được theo yêu cầu, số lượng giáo án ít, khơng đảm bảo, khơng được lãnh đạo nhà trường coi trọng, thiếu hụt giáo viên chuyên ngành về võ thuật, do vậy không đạt được kết quả dạy học như mong muốn. [72]

Ceng Zheng Yang (1999), đã tiến hành nghiên cứu 2 phương pháp giảng giải và thị phạm, từ đó đưa ra bàn luận về đặc điểm của từng phương pháp, và sự liên hệ giữa chúng. Theo đó, nên sử dụng các thuật ngữ đơn giản, dễ hiểu thay cho các thuật ngữ chuyên mơn phức tạp khi giảng giải, kết hợp phân tích giảng giải các đặc điểm của kỹ thuật tấn cơng và phịng thủ với động tác mẫụ Khi làm mẫu cần chú ý kết hợp giữa phương pháp phân chia với hồn chỉnh, lựa chọn vị

trí thị phạm sao cho học sinh dễ quan sát hoặc dễ làm theo, trên cơ sở đó kết hợp hài hịa biện 2 phương pháp giảng giải và thị phạm. [60]

Zhang Xue, Gao Ting Bo (2010), nghiên cứu về tính đa phương tiện trong phương pháp dạy học võ thuật và cho rằng, trong mơ hình dạy học võ thuật có rất nhiều những đặc điểm: nội dung dạy học có tính linh hoạt, tính mở nhất định, q trình dạy học có tính tự chủ và tính phối hợp, kết quả dạy học thể hiện ở tính đa dạng và tính sáng tạo, q trình đánh giá có tính đa dạng và tính q trình... rất phù hợp ứng dụng trong giảng dạy võ thuật. Phương pháp dạy học đa phương tiện thơng qua hình ảnh, âm thanh, phần mềm... biểu hiện ra động tác võ thuật hồn chỉnh, có tác dụng rất lớn trong việc phát huy tính tích cực của người học. [82]

Sheng Yan Cha (2009), khi nghiên cứu về cải cách phương pháp dạy học võ thuật đã cho rằng, nội dung dạy học võ thuật trong các trường đại học đều có chung đặc điểm là: đơn điệu, kho khan, độ khó cao, mức độ u thích của học sinh đối với giờ học võ thuật thấp, các giáo viên trong quá trình dạy học chỉ chú ý tới những biểu hiện bên ngồi mà khơng coi trọng nội hàm bản chất của võ thuật, do đó khơng thể nắm chắc được trọng tâm dạy học, thiếu hụt các nội dung giáo dục về võ đức, quyền lý và những tư tưởng cơ bản của võ thuật. Phương pháp kiểm tra đánh giá đơn nhất, học sinh chỉ học tập võ thuật chỉ để đối phó với các kỳ thi, khơng trải nghiệm được sự hấp dẫn của võ thuật. Do vậy tác giả đã đưa ra kiến nghị cần phải chú trọng giáo dục nội hàm và bản chất của võ thuật, nêu cao tinh thần thượng võ, cần xuất phát từ lý luận, võ đức để giáo dục cho học sinh, giúp học sinh hiểu rõ hơn về nội hàm bản chất của võ thuật, tiếp đến đổi mới phương thức dạy học, coi trọng nâng cao hiệu quả thực tế của dạy học võ thuật. [74]

1.5.2. Những nghiên cứu về giảng dạy, huấn luyện Võ thuật ở trong nước

Tham khảo các nguồn tài liệu chuyên môn trong nước nhận thấy, đa phần các nghiên cứu về võ thuật ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào các nội dung huấn luyện, xây dựng các tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá trình độ VĐV và các biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy và huấn luyện các môn phái võ thuật khác nhaụ

Trần Tuấn Hiếu và Ngơ Ích Quân (1999) đã chỉ ra phát triển SMTĐ các đòn đấm và địn đá cho VĐV Karatedo vơ cùng quan trọng, có tốc độ tốt kết hợp với sức mạnh thì địn đánh mới có hiệu quả và kết quả thi đấu mới tốt. Việc huấn luyện SMTĐ phụ thuộc chủ yếu vào hưng phấn tối ưu của hệ thần kinh trung ương. Vì vậy khơng nên tiến hành các bài tập SMTĐ trong điều kiện cơ thể mệt mỏị [21]

Cao Hoàng Anh (2000) cho rằng, huấn luyện thể lực cho võ sinh Karatedo nhằm mục đích nâng cao các tố chất vận động, nâng cao năng lực làm việc và sự điều khiển của hệ thần kinh trung ương cùng các trung khu của nó như các bộ phận cơ quan nội tạng của cơ thể nhằm thực hiện nhiệm vụ chung là chịu đựng lượng vận động lớn trong huấn luyện, đảm bảo trạng thái sung sức thể thao, kéo dài tuổi thọ vận động viên, phòng chống chấn thương thể thao, từ đó võ sinh Karatedo nắm vững kỹ - chiến thuật nhanh hơn, có hiệu suất cao và không ngừng nâng cao thành tích thể thaọ [1]

Nguyễn Đương Bắc (2000) nghiên cứu lựa chọn bài tập nâng cao khả năng phối hợp vận động cho nam sinh viên chuyên sâu võ Karatedo trường Đại học TDTT 1, tác giả cho rằng: khả năng phối hợp vận động coi như một năng lực tổng hợp trong huấn luyện các môn thể thao, đặc biệt trong mơn võ Karatedọ Q trình huấn luyện khả năng phối hợp vận động cần phải thường xuyên liên tục và diễn ra nhiều năm, phải được điều khiển theo định hướng chuyên môn. Phát triển khả năng phối hợp vận động là tiền đề cho việc tiếp thu nhanh chóng và thực hiện một cách có hiệu quả các hành động vận động phức tạp. [8]

Lê Thị Hoài Phương (2002) nghiên cứu về việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện cho nữ VĐV Karatedo lứa tuổi 16 – 18 đã lựa chọn được một số chỉ tiêu đánh giá trình độ thể lực chung và thể lực chuyên môn: xoạc ngang, xoạc dọc, chạy 20m xuất phát cao, đấm tay sau vào 2 đích cách 2,5m trong 10”, bật xa tại chỗ, hai tay buộc dây cao su đấm 10”, nằm sấp chống đẩy

theo tín hiệu, phối hợp 1 địn đá và 1 địn đấm vào 2 đích cách 3m trong 10”, nhảy dây 90”. [38]

Lâm Quang Thành (2004) trong khi tiến hành nghiên cứu xây dựng hệ thống các bài tập sức mạnh chuyên biệt dành cho VĐV Taekwondo và Judo TPHCM đã chỉ ra rằng sức mạnh tốc độ là nền tảng kết hợp của tốc độ, sức mạnh tốc độ rất cần cho VĐV môn Taekwondọ Tập sức mạnh không ảnh hưởng xấu đến sức nhanh, sức bền và mềm dẻọ [49]

Nguyễn Đăng Khánh (2004), trong nghiên cứu về trình độ luyện tập thể lực và kỹ thuật đội tuyển Taekwondo quốc gia đã công bố 09 test thể lực, 7 test kỹ thuật dành cho VĐV nam và 10 test thể lực, 7 test kỹ thuật dành cho VĐV nữ để đánh giá TĐTL của VĐV quốc giạ [27]

Ngô Ngọc Quang (2006) nghiên cứu về các bài tập phát triển sức mạnh cho nam VĐV Karatedo lứa tuổi 14 – 16 và đã lựa chọn được 89 bài tập chuyên môn nhằm huấn luyện nâng cao sức mạnh cho VĐV nam Karatedo lứa tuổi 14 – 16. [39]

Đặng Thị Hồng Nhung (2007) nghiên cứu về trình độ thể lực của nữ VĐV Karatedo đội tuyển Quốc gia, đã lựa chọn được 11 test đánh giá trình độ thể lực của nữ VĐV Karatedo đội tuyển Quốc gia (gồm 6 test đánh giá thể lực chung và 05 test đánh giá thể lực chuyên môn). Tuy nhiên, tác giả chỉ nghiên cứu chung về trình độ thể lực của VĐV nữ mà chưa đưa ra các giải pháp, bài tập cụ thể để nâng cao trình độ thể lực của nữ VĐV Karatedo đội tuyển Quốc giạ [36]

Nguyễn Thy Ngọc (2008), trong nghiên cứu về thành phần của trình độ tập luyện của VĐV Taekwondo lứa tuổi 14-16 đã chỉ ra, thành phần bao gồm: 03 chỉ số về hình thái chức năng chung là chiều cao cơ thể, tỷ lệ mỡ và dung tích sống; Loại hình thần kinh gồm: phản xạ đơn, phản xạ phức; 08 chỉ số đánh giá tố chất thể lực: Trong đó có 03 chỉ số đánh giá thể lực chung là sức bậc, sức nhanh và sức bền và 05 test đánh giá thể lực chun mơn là: Đá vịng cầu 10s (lần), đá vòng cầu + đá chẻ 10s (lần), đá lướt vòng cầu 30s (lần), đá kẹp 2 bên 2m – 30s (lần), đá vòng cầu 2 chân 10s (lần). [35]

Vũ Xuân Thành (2012) khi nghiên cứu về hệ thống bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Taekwondo trẻ tại Việt Nam đã lựa chọn được 12 test đánh giá sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Taekwondo tuyến trẻ lứa tuổi 14 - 17; Các chỉ số động lực học cho 3 kỹ thuật: đá vòng cầu, đá tống sau, đá vòng cầu kẹp 2 chân gồm có thời gian phản xạ, thời gian dùng lực, đỉnh lực, xung lực, chỉ số sức mạnh. Kết quả nghiên cứu cũng đã lựa chọn được 130 bài tập chuyên mơn cơ bản thuộc 03 nhóm bài tập nhằm huấn luyện phát triển sức mạnh cho nam VĐV Taekwondo tuyến trẻ lứa tuổi 14 -17 [50].

Nguyễn Thanh Hải (2010), “Nghiên cứu ứng dụng hệ thống bài tập phát triển sức mạnh môn võ thuật cho sinh viên Học viện An ninh nhân dân”. Trong cơng trình này, tác giả đã xác định được hệ thống bài tập phát triển sức mạnh môn võ thuật cho sinh viên Học viện ANND, có tác dụng tốt trong việc phát triển sức mạnh trong học tập môn võ thuật Công an cho sinh viên Học viện ANND, góp phần bổ sung hồn thiện chương trình huấn luyện giảng dạy mơn võ thuật ở Học viện ANND. [23]

Hoàng Văn Sơn (2014), “Giải pháp nâng cao chất lượng huấn luyện võ thuật, quân sự tại các trường Cơng an nhân dân, góp phần đấu tranh, phòng chống tội phạm bảo tồn lực lượng”. Trong cơng trình này tác giả đã xác định được những giải pháp cụ thể góp phần bổ sung hồn thiện lý luận và nâng cao chất lượng giảng dạy huấn luyện môn võ thuật, quân sự trong lực lượng CAND. [45]

Nguyễn Văn Trọng (2015), “Lựa chọn bài tập phát triển sức nhanh chuyên môn trong học tập môn võ thuật cho sinh viên Học viện An ninh nhân dân”. Trong cơng trình này, tác giả đã xác định được các test đánh giá sức nhanh chuyên môn, xây dựng được tiêu chuẩn phân loại đánh giá sức nhanh chuyên môn và các bài tập phát triển sức nhanh chuyên môn trong học tập môn võ thuật cho sinh viên Học viện ANND. Có tác dụng tốt trong việc phát triển sức nhanh chuyên môn cho sinh viên Học viện ANND trong học tập mơn võ thuật, góp

phần bổ sung hồn thiện chương trình huấn luyện giảng dạy mơn võ thuật trong Học viện ANND. [54]

Bùi Trọng Phương (2017), “Ứng dụng phương pháp tập luyện theo trạm trong giảng dạy môn võ thuật Công an ở Học viện An ninh nhân dân”. Trong cơng trình này tác giả đã sử dụng phương pháp tập luyện theo trạm trong giảng dạy mơn võ thuật Cơng an, có tác dụng tốt trong việc phát triển sức mạnh tốc độ cho sinh viên Học viện ANND trong mơn võ thuật Cơng an. Từ đó, góp phần bổ sung hồn thiện nội dung, chương trình và nâng cao hiệu quả giảng dạy, huấn luyện môn võ thuật Công an ở Học viện ANND. [37]

Ngô Hải Hà (2018), “Xây dựng bài tập phát triển sức mạnh tốc độ trong giảng dạy môn Võ thuật CAND tại Học viện An ninh nhân dân”. Trong công trình này tác giả đã xác định được hệ thống bài tập sử dụng lốp cao su phát triển sức mạnh tốc độ trong giảng dạy môn võ thuật CAND cho nam sinh viên hệ đào tạo tại Học viện ANND, có tác dụng tốt trong việc phát triển sức mạnh tốc độ cho nam sinh viên Học viện ANND trong mơn võ thuật CAND. Từ đó, góp phần bổ sung hồn thiện nội dung, chương trình và nâng cao hiệu quả giảng dạy, huấn luyện môn võ thuật CAND ở Học viện ANND. [22]

Tổng hợp các cơng trình nghiên cứu ở trong nước và nước ngồi nhận thấy:

Các tác giả nước ngoài tập trung nghiên cứu theo 2 hướng: ① tiến hành các

nghiên cứu điều tra theo từng khu vực theo các nội dung như: lứa tuổi bắt đầu học tập, tỷ trọng giờ học, thực trạng đội ngũ cán bộ giáo viên võ thuật...; ② tập trung nghiên cứu phân tích về phương pháp giảng dạy, bố trí giờ học theo từng nội dung võ thuật, mức độ yêu thích của học sinh đối với võ thuật... Trong khi đó, các nghiên cứu của các tác giả trong nước tập trung nhiều hơn vào các nội dung huấn luyện, xây dựng các tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá trình độ VĐV và các biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy và huấn luyện các môn phái võ thuật khác nhaụ Tuy nhiên, với đặc thù là một môn phái võ tổng hợp, được lực lượng Công an nhân dân nghiên cứu, tập luyện và sử dụng phục vụ công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an tồn xã hội,

Võ thuật cơng an là một vũ khí quan trọng của lực lượng cơng an, tuy đã được quan tâm và thường xuyên được đổi mới để phục vụ thực tiễn cơng tác chiến đấu, phịng chống tội phạm. Nhưng thực tế cho thấy, chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan tới vấn đề nâng cao hiệu quả giảng dạy, huấn luyện kỹ chiến thuật môn võ thuật cơng an. Trong khi đó, thực tế cơng tác chiến đấu địi hỏi người chiến sĩ công an phải thường xuyên được bổ sung, bồi dưỡng để nâng cao hơn năng lực chiến đấu của mình để phù hợp với sự đa dạng, phức tạp của các đối tượng tội phạm với rất nhiều loại vũ khí phức tạp hiện naỵ Chính vì vậy,

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu ứng dụng bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật tấn công trong môn võ thuật công an cho sinh viên học viện cảnh sát nhân dân (Trang 54 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)