CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Đánh giá thực trạng công tác giảng dạy và huấn luyện kỹ thuật tấn
3.1.4. Thực trạng hiệu quả kỹ thuật tấn công môn Võ thuật Công an của sinh
sinh viên Học viện Cảnh sát nhân dân
Trên cơ sở các test kiểm tra đã lựa chọn được ở giai đoạn nghiên cứu trước, để xác định được thực trạng hiệu quả kỹ thuật tấn công môn võ thuật
Công an của sinh viên Học viện Cảnh sát nhân dân, đề tài tiến hành kiểm tra kỹ thuật tấn cơng địn tay và chân đối với 83 sinh viên khóa 32, hệ liên thơng Học viện Cảnh sát Nhân dân. Trong đó ở 02 test kiểm tra xung lực tấn cơng, trên cơ sở kết quả kiểm tra thực trạng, đề tài tiến hành phân loại kết quả kiểm tra F-độ lớn cực đại của lực và T-thời gian phản ứng của sinh viên trong thực hiện kỹ thuật đấm thẳng và đá móc. Kết quả kiểm tra thu được trình bày ở bảng 3.12 và 3.13.
Bảng 3.12. Thực trạng hiệu quả tấn cơng địn tay và chân của sinh viên Học viện Cảnh sát Nhân dân thông qua các test kiểm tra sư phạm (n=83) TT Nội dung kiểm tra Kết quả
x ± δ
1. Tại chỗ đấm thẳng 2 tay liên tiếp
trong 30s (số lần) 134.49 17.87
2. Tại chỗ đấm móc 2 tay liên tiếp
trong 30s (số lần) 132.29 18.12
3. Đá lướt ngang vào 2 đích cách
nhau 3m trong 20s (số lần) 18.30 0.95
Bảng 3.13. Thực trạng phân loại kết quả kiểm tra xung lực tấn cơng địn tay và chân của sinh viên Học viện Cảnh sát Nhân dân (n=83)
Phân loại
Kết quả kiểm tra
F-Độ lớn cực đại của lực (kG) T - Thời gian phản ứng (ms)
n % n % Đòn đấm thẳng Tốt 3 3.61 0 0.00 Khá 5 6.02 17 20.48 Trung Bình 60 72.29 52 62.65 Yếu 15 18.07 9 10.84 Kém 0 0.00 5 6.02 Địn đá móc Tốt 7 8.43 0 0.00 Khá 4 4.82 16 19.28 Trung Bình 51 61.45 50 60.24 Yếu 21 25.30 14 16.87 Kém 0 0.00 3 3.61
Kết quả kiểm tra thu được ở bảng 3.12 cho thấy: Ở test Tại chỗ đấm thẳng 2 tay liên tiếp trong 30s, thành tích kiểm tra của sinh viên đạt 134.49 lần; test Tại chỗ đấm móc 2 tay liên tiếp trong 30s cho kết quả đạt 132.29 lần; và test Đá lướt ngang vào 2 đích cách nhau 3m trong 20s cho kết quả đạt 18.30 lần. Đây là căn cứ để đề tài có sự đánh giá, so sánh sau khi tổ chức thực nghiệm để xác định hiệu quả quá trình thực nghiệm.
Kết quả kiểm tra và phân loại thu được ở bảng 3.13 cho thấy:
Ở nội dung kiểm tra xung lực tấn cơng địn đấm thẳng, kết quả kiểm tra ở cả 2 chỉ số F và T thu được từ thiết bị đo xung lực SM102 đều cho thấy, đa số sinh viên có kết quả kiểm tra ở mức trung bình (72.29% đối với độ lớn của lực và 62.65% với thời gian phản ứng), tỷ lệ sinh viên đạt loại khá và tốt thấp, trong khi vẫn còn nhiều sinh viên chưa đạt loại trung bình, thậm chí cịn đạt lại kém. Cụ thể: Chỉ số về lực: Kết quả cho thấy, tổng số sinh viên đạt loại tốt và khá chỉ có 9.63%, trong khi cịn tới 18.07% sinh viên khơng đạt mức trung bình; Chỉ số về thời gian phản ứng: Khơng có sinh viên nào đạt loại tốt, trong khi đó vẫn cịn 16.85% sinh viên chưa đạt trung bình, trong số đó thậm chí cịn 6.02% bị xếp loại kém.
Ở nội dung kiểm tra xung lực tấn cơng địn đá móc kết quả thu được gần tương đồng với kết quả kiểm tra đòn đấm thẳng. Cụ thể: Chỉ số về lực: Chỉ có 13.25% sinh viên kiểm tra đạt loại tốt và khá, tuy nhiên vẫn còn tới 25.30% sinh viên có kết quả kiểm tra đạt loại yếu; Chỉ số về thời gian phản ứng: Khơng có sinh viên nào đạt loại tốt, chỉ có 19.28% sinh viên đạt loại khá, trong khi đó có tới 20.48% sinh viên có kết quả kiểm tra đạt loại yếu và kém.
Tổng hợp các kết quả kiểm tra xung lực tấn cơng ở cả 02 địn đấm thẳng và đá móc cho thấy, lực đánh và tốc độ ra đòn là một trong những yêu tố đặc biệt quan trọng đối với Võ thuật Công an (võ thuật chiến đầu thực dụng), tuy nhiên kết quả kiểm tra thực trạng cho thấy, lực tấn công và tốc độ phản ứng ra đòn của sinh viên Học viện Cảnh sát Nhân dân vẫn còn những hạn chế nhất định. Do vậy cần thiết phải có các biện pháp huấn luyện để nâng cao hơn nữa
sức mạnh và tốc độ tấn cơng địn tay và chân cho sinh viên của Học viện, qua đó nâng cao hơn hiệu quả kỹ thuật tấn công cho các sinh viên.