Thực trạng công tác giảng dạy, học tập kỹ thuật tấn công môn Võ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu ứng dụng bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật tấn công trong môn võ thuật công an cho sinh viên học viện cảnh sát nhân dân (Trang 90 - 93)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1. Đánh giá thực trạng công tác giảng dạy và huấn luyện kỹ thuật tấn

3.1.5. Thực trạng công tác giảng dạy, học tập kỹ thuật tấn công môn Võ

thuật Công an ở Học viện Cảnh sát nhân dân.

3.1.5.1. Thực trạng Chương trình giảng dạy mơn Võ thuật Cơng an của Học viện Cảnh sát Nhân dân

Để nghiên cứu thực trạng chương trình giảng dạy mơn Võ thuật Cơng an của Học viện Cảnh sát Nhân dân, đề tài tiến hành nghiên cứu các tài liệu chuyên mơn về chương trình, đề cương chi tiết môn học… của Bộ môn Quân sự Võ thuật, Học viện Cảnh sát Nhân dân. Trên cơ sở đó đã xác định được nội dung chương trình và tổng thời lượng dành cho các nội dung trong chương trình. Theo đó, chương trình mơn học Võ thuật công an là môn học bắt buộc và được chia

thành 02 học phần: ⑴ Võ thuật Công an Nhân dân I và Võ thuật Công an Nhân

dân II, mỗi học phần gồm 03 tín chỉ, cụ thể các nội dung và thời lượng của từng học phần được trình bày ở bảng 3.14.

Từ kết quả tổng hợp thu được ở bảng 3.14 nhận thấy, so với học phần II, học phần I trong môn Võ thuật Công an tại Học viện CSND tuy cùng thời lượng 120 tiết, nhưng có ít nội dung hơn. Trong đó ở học phần II, hầu hết các nội dung đều tập trung vào việc huấn luyện khả năng chiến đấu của sinh viên trong các tình huống khác nhaụ Cịn ở học phần I, các nội dung chủ yếu tập trung vào trang bị các kỹ thuật cơ bản và phối hợp các kỹ thuật cơ bản. Kết quả tổng hợp cũng cho thấy, nội dung huấn luyện kỹ thuật tấn công bằng tay và kỹ thuật tấn công bằng chân được sắp xếp vào học phần I, với tổng thời lượng là 30 tiết, chiếm 1/3 tổng thời lượng chương trình học phần Ị Như vậy có thể thấy, đây là 02 nội dung quan trọng trong chương trình mơn học Võ thuật Cơng an, vì thế hiệu quả giảng dạy và huấn luyện 02 nội dung này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả huấn luyện chung của chương trình. Chính vì thế cần thiết phải nhanh chóng có những biện pháp tập luyện để cải thiện, nâng cao hiện quả thực hiện kỹ thuật tấn công bằng tay và chân cho sinh viên Học viện CSND.

Bảng 3.14. Phân phối nội dung chương trình mơn học Võ thuật Cơng an tại bộ môn Quân sự Võ thuật tại Học viện Công an Nhân dân

TT

Nội dung

Võ thuật CAND I Võ thuật CAND II

Tên nội dung Số tiết Tên nội dung Số tiết

1. Nhận thức chung về mơn

võ thuật CAND 4

Tình huống bất ngờ đánh

bắt đối phương 15

2. Thế đứng và di chuyển 16 Tình huống đánh đối

kháng tay và chân không 10

3. Kỹ thuật tấn cơng bằng

tay 16

Tình huống gỡ đánh lại

khi bị đối phương khoá 15

4. Kỹ thuật tấn cơng bằng

chân 14 Tình huống đánh Ju-đơ 10

5. Kỹ thuật gạt đỡ, tránh né 16 Tình huống đánh bắt đối phương sử dụng dao găm

tấn công

15

6. Kỹ thuật ngã cơ bản 14 Tình huống đánh bắt đối

phương vụt gậy ngắn 10

7. Kỹ thuật sử dụng dao găm,

gậy ngắn 16 Tình huống đánh bắt đối phương sử dụng súng ngắn khống chế ta 10 8. Kỹ thuật ghép và 3 bài võ tổng hợp 25, 38, 44 14 Tình huống đánh tổng hợp nâng cao 10 9. Đấu tập 10 Tình huống bắt và khám xét người + khố trói 10 10. 0 Đấu tập 15 TỔNG 120 120

Trên cơ sở phân phối nội dung chương trình mơn học ở học phần Võ thuật Công an Nhân dân I, đề tài tiến hành nghiên cứu lịch trình tổ chức giảng dạy và hình thức tổ chức dạy học của Học viện Cảnh sát Nhân dân. Kết quả thu được trình bày ở bảng 3.15.

Bảng 3.15: Lịch trình chung của học phần Võ thuật Cơng an Nhân dân I

STT NỘI DUNG Hình thức tổ chức dạy học Tổng Lý thuyết Thực hành Tự học 1 1+ 2 + 3 0 20 10 30 2 3 + 4 + 5 0 25 5 30 3 5 + 6 + 7 0 23 7 30 4 7+ 8 + 9 + Ôn và Thi 0 22 8 30 Tổng 90 30 120

Quan sát lịch trình chung của học phần Võ thuật Công an Nhân dân 1 nhận thấy, quá trình học tập được sắp xếp thành 04 giai đoạn, mỗi giai đoạn đan xen 3 nội dung; Toàn bộ 9 nội dung học, bao gồm cả nội dung 1 (Nhận thức chung về môn Võ thuật Công an Nhân dân) và ôn thi đều được triển khai thực hiện xen kẽ trong giờ thực hành và tự học, khơng có giờ học lý thuyết riêng biệt. Trong đó, nội dung 3 (Kỹ thuật tấn cơng bằng tay) và nội dung 4 (Kỹ thuật tấn công bằng chân) được sắp xếp gối nhau ở giai đoạn 1 và 2 của lịch trình giảng dạy cùng với nội dung lý thuyết và ngay sau nội dung học tập về tư thế đứng và di chuyển. Điều này cho thấy vị trí, vai trị quan trọng của 02 nội dung này trong chương trình Võ thuật Cơng an Nhân dân.

3.1.5.2. Thực trạng sử dụng các bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật tấn công môn Võ thuật Công an ở Học viện Cảnh sát nhân dân.

Sau khi đã xác định được thực trạng chương trình mơn Võ thuật CAND, để xác định nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả thực hiện kỹ thuật tấn cơng địn tay và chân của sinh viên Học viện CSND, để tài tiếp tục tiến hành nghiên cứu, khảo sát nội dung chi tiết chương trình và giảng dạy 02 nội dung kỹ thuật tấn công bằng tay và kỹ thuật tấn công bằng chân để xác định các bài tập hiện đang được sử dụng trong giảng dạy và huấn luyện 02 kỹ thuật nàỵ Từ kết quả khảo sát thực trạng, đề tài đã xác định được các bài tập hiện đang được sử dụng trong giảng dạy, huấn luyện kỹ thuật tấn công bằng tay và kỹ thuật tấn công bằng chân trong môn Võ thuật CAND tại Học viện CSND bao gồm các bài tập sau:

Nhóm 1: Nhóm bài tập kỹ thuật tấn cơng địn tay

Bài tập 1: Đấm thẳng tay phải, tay trái Bài tập 2: Đấm ngang tay phải, tay trái Bài tập 3: Đấm móc tay phải, tay trái Bài tập 4: Chặt vát thuận tay phải, tay trái Bài tập 5: Chặt vát nghịch

Bài tập 6: Đánh khuỷu về trước Bài tập 7: Đánh khuỷu về sau

Bài tập 8: Chặt dọc về phía sau Bài tập 9: Đánh khuỷu sang hai bên

Nhóm 2: Nhóm bài tập kỹ thuật tấn cơng địn tay

Bài tập 10: Thực hiện kỹ thuật đá thẳng Bài tập 11: Thực hiện kỹ thuật đạp ngang Bài tập 12: Thực hiện kỹ thuật đá móc Bài tập 13: Thực hiện kỹ thuật đánh gối

Bài tập 14: Thực hiện kỹ thuật đá quét về trước Bài tập 15: Thực hiện kỹ thuật đá quét về sau

Như vậy có thể thấy, q trình giảng dạy và huấn luyện kỹ thuật tấn công địn tay và địn chân trong mơn Võ thuật CAND tại Học viện CSND chủ yếu sử dụng các bài tập lặp lại việc thực hiện từng kỹ thuật động tác. Số lượng bài tập còn hạn chế. Chưa sắp xếp các bài tập thể lực để bổ trợ nâng cao hiệu quả, chất lượng thực hiện các kỹ thuật động tác. Nghiên cứu nội dung giảng dạy và yêu cầu trong các buổi tập nhận thấy, các yêu cầu thực hiện kỹ thuật chỉ ở mức đơn giản (định hình động tác và thực hiện đúng động tác), chưa có những yêu cầu cụ thể sức mạnh, tốc độ của động tác. Các bài tập chưa xác định được khối lượng và cường độ tập luyện… Điều này đã ảnh hưởng tới hiệu quả thực hiện các kỹ thuật tấn cơng địn tay và địn chân trong môn Võ thuật CAND của sinh viên Học viện CSND. Chình vì vậy, cần thiết phải nghiên cứu lựa chọn các bài tập kỹ thuật, bài tập bổ trợ phát triển thể lực phù hợp, toàn diện giúp nâng cao hiệu quả thực hiện kỹ thuật để ứng dụng vào thực tiễn nâng cao hiệu quả thực hiện kỹ thuật tấn cơng địn tay và chân trong mơn Võ thuật CAND cho sinh viên Học viện CSND.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu ứng dụng bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật tấn công trong môn võ thuật công an cho sinh viên học viện cảnh sát nhân dân (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)