Phương pháp kiểm tra sư phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu ứng dụng bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật tấn công trong môn võ thuật công an cho sinh viên học viện cảnh sát nhân dân (Trang 65 - 67)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

2.1. Phương pháp nghiên cứu

2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm

Phương pháp này sử dụng để kiểm tra đánh giá thực trạng hiệu quả kỹ thuật tấn công bằng tay, bằng chân môn võ thuật Công an của sinh viên Học viện Cảnh sát nhân dân. Đồng thời sử dụng để kiểm tra đánh giá hiệu quả thực hiện kỹ thuật tấn cơng của sinh viên trước và sau q trình thực nghiệm, qua đó xác định hiệu quả của các bài tập mà đề tài lựa chọn được và ứng dụng trong quá trình thực nghiệm.

Các nội dung kiểm tra gồm:

Test 1: Tại chỗ đấm thẳng 2 tay liên tiếp trong 30s tính số lần.

Mục đích: Đánh giá năng lực sức mạnh tốc độ của tay, tốc độ ra đòn trong

kỹ thuật đấm thẳng;

Phương pháp thực hiện: Người thực hiện đứng ở tư thế chân trước, chân

sau, hơi trùng gối, hai tay thủ ở tư thế cơ bản. Khi có hiệu lệnh, thực hiện động tác đấm thẳng 1 tay liên tiếp trong 30s. Thành tích được tính bằng tổng số lần đấm.

Yêu cầu: Đứng đúng tư thế cơ bản; thực hiện động tác ra tay nhanh, mạnh

và có lực với tốc độ tối đạ

⑵ Test 2: Tại chố đấm móc 2 tay liên tiếp trong 30s tính số lần

Mục đích: Đánh giá năng lực sức mạnh tốc độ của tay, tốc độ ra đòn trong

kỹ thuật đấm móc;

Phương pháp thực hiện: Người thực hiện đứng ở tư thế chân trước, chân

sau, hơi trùng gối, hai tay thủ ở tư thế cơ bản. Khi có hiệu lệnh, thực hiện động tác đấm móc bằng 1 tay liên tiếp trong 30s. Thành tích được tính bằng tổng số lần đấm.

Yêu cầu: Đứng đúng tư thế cơ bản; thực hiện động tác ra tay nhanh, mạnh

⑶ Test 3: Đá lướt ngang vào 2 đích cách nhau 3m trong 20s (số lần)

Mục đích: Đánh giá khả năng di chuyển, sức mạnh tốc độ của chân, tốc độ

ra đòn của chân trong đá lướt ngang;

Phương pháp thực hiện: Người thực hiện đứng ở tư thế tấn cơ bản, gối

hơi trùng. Vị trí đứng ở giữa 2 đích (02 đích các nhau 3m). Khi có hiệu lệnh, người tập thực hiện di chuyển theo hình thức lướt ngang sang 01 bên, đá vào đích sau đó nhanh chóng thực hiện lượt ngang theo hướng ngược lại đá vào đích. Thực hiện liên tục trong 45s, tính số lần đá.

Yêu cầu: Thực hiện đúng kỹ thuật động tác lướt ngang (hai chân lướt đuổi

nhau); lướt sang bên nào thì dùng chân bên đó đá vào đích; thực hiện tới tốc độ tối đạ

⑷ Test 4: Đo xung lực tấn cơng địn đấm thẳng.

Mục đích: Xác định lực của đòn đấm thẳng, thời gian phản ứng ra đòn và

tốc độ ra địn thơng qua thiết bị đo xung lực tấn công SM102.

Phương pháp thực hiện: Người thực hiện đứng ở tư thế chân trước, chân

sau, hơi trùng gối, hai tay thủ ở tư thế cơ bản. Khi có hiệu lệnh “đánh” phát ra từ thiết bị, người tập nhanh chóng thực hiện động tác đấm thẳng vào đích (túi khí) với lực tối đạ Thành tích sẽ được tính bằng độ lớn của lực (kG) và thời gian hồn thành động tác từ khi có hiệu lệnh đánh (giây).

Yêu cầu: Người tập xác định vị trí đứng cho hợp lý, sao cho cự ly cách

đích bằng 1 cánh tay; thực hiện động tác đấm thẳng vào chính giữa đích; thực hiện động tác ngay khi có tín hiệu “đánh”. Người tập thực hiện 2 lần, lấy thành tích cao nhất. Lưu ý: Cần điều chỉnh vị trí của đích phù hợp với chiều cao của người được kiểm trạ

⑸ Test 5: Đo xung lực tấn cơng địn đá móc

Mục đích: Xác định lực của địn đá móc, thời gian phản ứng ra địn và tốc

độ ra địn thơng qua thiết bị đo xung lực tấn công SM102.

Phương pháp thực hiện: Người thực hiện đứng ở tư thế chân trước, chân

sau (chân đá đặt ở phí sau), hơi trùng gối, hai tay thủ ở tư thế cơ bản. Khi có hiệu lệnh “đánh” phát ra từ thiết bị, người tập nhanh chóng thực hiện động tác

đá móc vào đích (túi khí) với lực tối đạ Thành tích sẽ được tính bằng độ lớn của lực (kG) và thời gian hoàn thành động tác từ khi có hiệu lệnh đánh (giây).

Yêu cầu: Người tập xác định vị trí đứng cho hợp lý, sao cho cự ly cách

đích bằng 2/3 bước chân; thực hiện động tác đá móc vào chính giữa đích; thực hiện động tác ngay khi có tín hiệu “đánh”; người tập thực hiện 2 lần, lấy thành tích cao nhất. Lưu ý: Cần điều chỉnh vị trí của đích phù hợp với chiều cao của người được kiểm trạ

Giới thiệu thiết bị đo xung lực tấn cơng SM 102 (hình 2,1)

Các bộ phận chính: gồm 1 bao đích (túi

khí) và đồng hồ đo áp suất khi trong túi khí, 01 bộ thu phát tín hiệu kết nối với máy tính, một máy tính xách tay có cài đặt phần mềm chuyên dụng, một đèn có kết nối usb và 01 loa có kết nối với máy tính để phát âm thanh.

Chức năng của thiết bị: Cho phép xác định

Lực va chạm tối đa (đỉnh xung lực); Độ dài thời gian lực tác động; Thời gian phản ứng (thời gian từ khi phát lệnh đến thời điểm xuất hiện đỉnh lực); Xung lượng (tích số của lực va chạm tối đa với thời gian lực tác động); Chỉ số sức mạnh (chỉ số tổng hợp thể hiện hiệu quả đòn đánh).

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu ứng dụng bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật tấn công trong môn võ thuật công an cho sinh viên học viện cảnh sát nhân dân (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)