Sự thay đổi của hốc tủy trong q trình tích tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đặc điểm hình thái chân răng và ống tủy răng cối lớn thứ nhất và thứ hai người việt (Trang 31 - 33)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN

1.1. Hốc tủy và những thay đổi của hốc tủy

1.1.3. Sự thay đổi của hốc tủy trong q trình tích tuổi

Hình dạng và kích thước hốc tủy phản ánh giai đoạn phát triển của răng - liên quan đến tuổi của bệnh nhân [5]. Thay đổi theo tuổi dẫn đến giảm thể tích hốc tủy. Ngà thứ phát được tạo thành liên tục sau khi chân răng đã hình thành, tiếp trên ngà nguyên phát bởi cùng nguyên bào ngà đã tạo thành ngà nguyên phát. Tuy nhiên, tốc độ hình thành ngà thứ phát chậm hơn nhiều so với ngà nguyên phát. Sự tạo thành ngà thứ phát trong một răng không diễn ra theo cùng nhịp độ. Đối với các răng cối lớn, ngà thứ phát được tạo thành trước tiên ở sàn tủy, sau đó dọc theo các ống tủy và trên trần tủy. Sự giảm kích thước của hốc tủy do đó khơng tương ứng với hình dạng ban đầu của nó, kích thước chung của buồng tủy giảm trong đó chiều cao sừng tủy giảm rõ rệt, kích thước chiều nhai-chóp giảm nhiều hơn kích thước chiều gần-xa [132],[169]. Ống tủy trở nên hẹp dần, thường chỉ cịn là một đường mảnh, đơi khi bị bít lại hồn tồn. Sự giảm kích thước hốc tủy này gây khó khăn khi điều trị nội nha răng người lớn tuổi.

Ngoài sự thay đổi theo tuổi do ngà thứ phát, hốc tủy cịn có những thay đổi do ngà sửa chữa hay ngà phản ứng được tạo ra để phản ứng lại những kích thích tác động lên răng như mòn răng, sâu răng, hoặc thủ thuật nha khoa. Không như ngà nguyên phát và ngà thứ phát hình thành dọc theo bờ viền ngà tủy, ngà sửa chữa chỉ được tạo ra do những tế bào bị ảnh hưởng trực tiếp khi có kích thích. Số lượng và chất lượng ngà sửa chữa liên quan đến phản ứng tế bào khởi phát, vốn có liên quan

đến cường độ và thời gian xảy ra kích thích. Sự tạo thành ngà sửa chữa nói chung diễn ra nhanh hơn so với sự tạo thành ngà thứ phát [132].

Cùng với sự hình thành ngà thứ phát và ngà sửa chữa, hốc tủy hẹp dần theo tuổi. Khojastepour (2007) đã nhận xét kích thước buồng tủy giảm đáng kể theo tuổi, nhưng khơng khác biệt đáng kể giữa răng có miếng trám và răng khơng có miếng trám, cũng như khơng thấy khác biệt về kích thước buồng tủy giữa nam và nữ [95].

Hình thái hệ thống ống tủy cũng thay đổi theo tuổi. Răng người trẻ có những ống tủy rộng, ít phân nhánh. Theo tuổi, sự tạo thành ngà thứ phát dẫn đến hình thành những vách ngăn, dẫn đến phân hóa thành những ống tủy riêng biệt với hệ thống thông nối phức tạp. Hess (1925) đã nhận thấy tuổi có ảnh hưởng đến hình dạng và số lượng ống tủy ở các loại răng khác nhau; sự phân hóa một ống tủy đơn giản thành dạng phức tạp chủ yếu xảy ra ở những chân răng phẳng hoặc có rãnh ở bên ngồi chân răng [87].

Ảnh hưởng rõ ràng nhất của tuổi lên hình thái ống tủy là giảm đường kính ống tủy. Pineda và Kuttler (1972) đã nhận thấy ống tủy rộng theo cả chiều ngoài trong và gần xa ở tuổi dưới 25, đường kính ống tủy giảm rõ rệt ở nhóm 35-45 tuổi, và càng giảm nhiều ở nhóm trên 55 tuổi. Cùng với sự giảm đường kính ống tủy, có sự tăng số lượng và độ cong ống tủy [138].

Hình 1.10: Các giai đoạn phát triển hình thái ống tủy. "Nguồn: Peiris, 2008” [132].

Từ những nhận xét ban đầu của Hess, Peiris (2008) đã đưa ra 3 giai đoạn phát triển hình thái ống tủy chân răng (hình 1.10). Trong giai đoạn 1, chỉ có một ống tủy lớn từ buồng tủy đến chóp. Sang giai đoạn 2 bắt đầu phân hóa ống tủy với sự tạo thành ngà thứ phát, dẫn đến xuất hiện những phần chia hai. Đến giai đoạn 3, sự phân hóa hồn tất với sự chia tách hồn tồn hệ thống ống tủy. Quan sát hình thái ống tủy các răng cối lớn hàm dưới ở những nhóm tuổi khác nhau, Peiris (2008)

nhận thấy hình thái ống tủy chân gần răng cối lớn I và II hàm dưới khác biệt giữa các nhóm tuổi. Theo tuổi, hình thái giai đoạn 1 giảm dần và hình thái giai đoạn 3 tăng dần. Đối với răng cối lớn I hàm dưới, ở nhóm 6-11 tuổi chủ yếu là hình thái ống tủy giai đoạn 1; ở nhóm 12-15 và 16-20 tuổi chủ yếu hình thái giai đoạn 2, 3. Đối với răng cối lớn II hàm dưới, nhóm 12-15 tuổi chủ yếu có hình thái giai đoạn 1, nhóm 16-20 tuổi chủ yếu là ở giai đoạn 2, 3. Hệ thống ống tủy chân gần cả hai răng phát triển hoàn toàn ở độ tuổi 30-40. Sau 30 tuổi, chủ yếu là dạng ống tủy giai đoạn 3. Tỉ lệ thông nối giữa các ống tủy gần thấp ở nhóm nhỏ tuổi và cao tuổi, nhưng cao ở nhóm tuổi giữa [132].

Một ống tủy tận hết ở lỗ chóp, là nơi mơ tủy và mơ nha chu gặp nhau, và là nơi bó thần kinh mạch máu vào và ra khỏi răng. Khi chân răng đang hình thành, lỗ chóp rộng và nằm ở giữa. Đến khi chân răng hồn tất, lỗ chóp trở nên hẹp hơn và nằm lệch tâm. Theo tuổi, khơng những kích thước lỗ chóp thay đổi mà hình dạng cũng thay đổi [132]. Trong khi răng người trẻ thường chỉ có một lỗ chóp, răng người lớn tuổi thường có nhiều lỗ chóp nhỏ. Tuy nhiên, Gani và Visvisian (1999) khảo sát vùng chóp các răng cối lớn hàm trên thuộc những nhóm tuổi khác nhau lại nhận thấy khơng có sự khác biệt về phân bố hình thái lỗ chóp giữa các nhóm tuổi. Trong ba chân của răng cối lớn hàm trên, các chân gần ngoài và chân trong có sự khác biệt về kích thước lỗ chóp giữa các nhóm tuổi, cịn chóp chân xa ngồi khơng có thay đổi kích thước theo tuổi [69].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đặc điểm hình thái chân răng và ống tủy răng cối lớn thứ nhất và thứ hai người việt (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)