Các dạng ống tủy ngoài phân loại Vertucci

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đặc điểm hình thái chân răng và ống tủy răng cối lớn thứ nhất và thứ hai người việt (Trang 104 - 109)

CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ

3.2.4.4. Các dạng ống tủy ngoài phân loại Vertucci

Trong nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận được một số trường hợp hệ thống ống tủy nằm ngoài phân loại Vertucci. Tuy tỉ lệ ống tủy dạng ngoài phân loại rất thấp (0,7% tức 51/7.143 chân răng có ống tủy riêng biệt), nhưng xuất hiện ở hầu hết các chân răng, trừ chân trong răng cối lớn II hàm trên. Các dạng ngoài phân loại xuất hiện ở chân gần ngoài răng cối lớn hàm trên với tần suất cao hơn các chân răng khác cho thấy ống tủy gần ngồi răng cối lớn hàm trên có hình thái ống tủy đa dạng và phức tạp hơn hẳn so với các chân răng khác. Vì vậy, nhà lâm sàng cần đặc biệt lưu ý khi điều trị nội nha các răng cối lớn hàm trên.

Hình 3.15: Một số dạng ống tủy ngoài phân loại Vertucci ở các răng cối lớn

người Việt. Từ trái sang phải: dạng 2-3, 2-3-2, 1-3 và 3-2.

Các dạng ống tủy ngoài phân loại Vertucci thường gặp hơn là 2-3, 2-3-2, 1-3. Ba dạng này có tần suất cao hơn cả các loại VII và VIII thuộc phân loại Vertucci cũng như các dạng ngồi phân loại khác. Trong đó, dạng 2-3 và 2-3-2 đã được báo cáo trong các nghiên cứu trước đây của Sert (2004), Peiris (2007), Al-Qudah (2009); còn dạng 1-3 chưa được báo cáo trong các nghiên cứu trước đây. Ngoài 3 dạng vừa đề cập, nhiều dạng khác rất đa dạng tuy chỉ xuất hiện một lần như các dạng: 2-3-2- 1, 1-2-3, 1-4, 2-1-3…

Như vậy, có cơ sở để đề xuất phương pháp mới ghi nhận hình thái ống tủy trong thực hành nội nha bằng 3 chữ số thể hiện số ống tủy ở các phần ba cổ, giữa và chóp của chân răng. Các số cách nhau bằng dấu gạch ngang. Nếu có sự thay đổi số lượng ống tủy trong một phần ba chân răng nào đó thì các chữ số chỉ số lượng ống tủy ở phần đó được đặt trong dấu ngoặc đơn. Ví dụ: loại II theo Vertucci có 2 ống tủy hợp lại ở phần ba giữa được ghi nhận là 2-(2-1)-1; loại II có 2 ống tủy hợp lại ở phần ba chóp được ghi nhận là 2-2-(2-1); loại 1-2-(1-2) là loại VII theo phân loại Vertucci nhưng ghi nhận rõ hơn số lượng ống tủy ở từng phần ba chân răng (hình 3.30).

Đề nghị tên gọi của phương pháp ghi nhận ống tủy theo các phần ba chân răng này là 3TH (phần ba trong Thực Hành hoặc trong tiếng Anh là THree THirds).

Tóm tắt kết quả nghiên cứu thứ hai

Răng cối lớn I hàm trên có một số đặc điểm quan trọng sau đây:

 Về số lượng và hình thái chân răng, hầu hết có 3 chân riêng biệt, rất hiếm gặp răng có 4 chân (0,1%).

 Chân gần ngồi phổ biến có từ trên 2 ống tủy (67,8%).

 Hình thể ống tủy gần ngồi phức tạp, đa dạng nhất, có thể gặp cả 8 dạng ống tủy theo phân loại Vertucci và những dạng ngồi phân loại (1,6%): 2-3-2, 2-3…  Nhóm 10-20 tuổi có tỉ lệ ống tủy gần ngồi thứ 2 thấp hơn so với các nhóm tuổi

khác (p<0,05).

Răng cối lớn II hàm trên có một số đặc điểm quan trọng sau đây:

 Về số lượng chân răng, phổ biến có 3 chân (94,9%), nhưng có những biến thể: răng 2 chân (3,7%) và hiếm gặp răng 1 chân (0,9%) và 4 chân (0,5%).

 Về hình thái chân răng, phổ biến vẫn là có các chân răng riêng biệt, nhưng có 17,1% răng có chân dính nhau. Răng có 2 chân thường có chân dính nhiều hơn răng 3 chân (p=<0,05).

 39,5% chân gần ngồi có 2 ống tủy. Khi có 2 ống tủy, có thể là loại II, IV, V.  13,6% răng có thơng nối ống tủy giữa các chân; trong đó thường gặp nhất là

thông nối giữa 2 chân ngoài. Tỉ lệ ống tủy hình C là 5,0%, chủ yếu (25/39) là hình C loại B theo phân loại Martin 2016.

Răng cối lớn I hàm dưới có một số đặc điểm quan trọng sau:

 Về số lượng và hình thái chân răng, phổ biến có 2 chân riêng biệt (83,9%), cịn lại (16,1%) có 3 chân riêng biệt. Chân thứ ba là chân xa trong, xuất hiện bên phải nhiều hơn bên trái (p<0,05) và đều có một ống tủy.

 Không khác biệt về số lượng ống tủy gần, nhưng có khác biệt về số lượng ống tủy xa (p<0,05) giữa nhóm có 2 chân và nhóm 3 chân.

 Chân gần phổ biến có 2 ống tủy (89,7%), ít gặp một (8,7%) hoặc 3 ống tủy (1,6%). Dạng ống tủy gần thường gặp là loại IV (56,9%), loại II (25,0%).

 Chân xa phổ biến có một ống tủy (73,7%), còn lại có hai ống tủy (26,0), rất hiếm gặp có 3 ống tủy (0,3%).

 Về số lượng chân răng, hầu hết có 2 chân (98,1%), ít gặp răng có 1 chân (0,8%) hoặc 3 chân (1,2%).

 Về hình thái chân răng, phổ biến là 2 chân riêng biệt, nhưng 32,6% có 2 chân dính nhau phía ngồi thành hình C lõm vào phía trong.

 Chân gần thường có hai (69,5%) hoặc một ống tủy (29,6%). Dạng thường gặp là loại II (32,9%), loại I (29,6%) và loại IV (22,9%).

 Chân xa hầu hết (94,0%) có một ống tủy.

 Tỉ lệ có ống tủy hình C là 25,0%. Tỉ lệ chân răng và ống tủy hình C ở nữ cao hơn nam (p<0,05).

 Phần lớn (88,0%) răng có ống tủy hình C thì có dạng dải cong liên tục (C1) ở phần ba cổ. Trong đó 32,1% có dạng một ống tủy dải cong suốt chiều dài chân răng; còn lại thay đổi phân tách thành 2 hay 3 ống tủy, sau đó có thể hợp lại. Tại phần ba chóp, 50,9% răng có ống tủy hình C có một ống tủy hình dải cong hoặc hình trịn; cịn lại có hai (37,6%) hoặc ba ống tủy (11,1%).

 Hình thái ống tủy có 3 kiểu chính: 45% có 3 ống tủy 2 gần và 1 xa; 30% có 2 ống tủy 1 gần 1 xa, 25% có ống tủy hình C.

Từ kết quả khảo sát hình thái hốc tủy của 3.285 răng cối lớn của 580 người Việt nêu trên, có thể rút ra một số quy luật về hình thái chân răng và ống tủy thể hiện ở người Việt như sau:

 Răng cối lớn có hình thái ống tủy đa dạng và phức tạp, khơng đơn giản là mỗi chân răng có một ống tủy. Tỉ lệ răng cối lớn I và II hàm trên có 3 chân riêng biệt với 3 ống tủy tức mỗi chân 1 ống tủy loại I lần lượt là 31,4% và 25,7%. Tỉ lệ răng cối lớn I và II hàm dưới có mỗi chân 1 ống tủy lần lượt là 7,4% và 20,7%.  Trong cùng một hàm, răng cối lớn I thường có các chân răng riêng biệt và ít có

biến thể về số lượng chân răng, răng cối lớn II có nhiều biến thể về số lượng chân răng hơn, cũng như có tỉ lệ các chân dính nhau nhiều hơn.

 Có mối liên quan giữa hiện tượng chân răng dính nhau ở răng cối lớn II cả hai hàm (OR=4,32).

 Trong cùng một hàm, hệ thống ống tủy của chân răng cùng tên ở răng cối lớn I phức tạp và thường có nhiều ống tủy hơn so với ở răng cối lớn II.

 Chân gần ngoài của các răng cối lớn hàm trên và chân gần của các răng cối lớn hàm dưới có đặc điểm giải phẫu hốc tủy đa dạng và phức tạp hơn các chân còn lại.

 So sánh giữa các nhóm tuổi, có sự khác biệt có ý nghĩa về số lượng ống tủy ở những chân răng có đặc điểm giải phẫu phức tạp, thường có 2 ống tủy là chân gần ngồi răng cối lớn I hàm trên, chân gần và xa răng cối lớn I hàm dưới (p<0,01). Nhóm 10-20 tuổi có tỉ lệ răng cối lớn I hàm trên có ống tủy gần ngồi thứ 2 và tỉ lệ răng cối lớn I hàm dưới có hơn 2 ống tủy gần thấp hơn so với các nhóm tuổi khác (p<0,05). Nhóm trên 60 tuổi có tỉ lệ răng cối lớn I hàm dưới có 1 ống tủy xa cao hơn so với các nhóm khác (p<0,05).

 Theo giới tính, răng cối lớn II cả hai hàm ở nữ thường có chân dính nhau nhiều hơn nam (p<0,01) và hiện tượng ống tủy hình C ở răng cối lớn II hàm dưới xảy ra ở nữ nhiều hơn nam (p<0,01). Ngồi ra, khơng có sự khác biệt có ý nghĩa về đặc điểm hình thái chân răng và hốc tủy nào khác giữa hai giới ở các răng cối lớn hai hàm.

 Theo vị trí, răng cối lớn I hàm dưới có 3 chân thường ở bên phải nhiều hơn bên trái (p<0,05). Ngoài ra, khơng có sự khác biệt có ý nghĩa về một đặc điểm hình thái chân răng và hốc tủy nào khác giữa hai bên ở các răng cối lớn hai hàm. Nhưng các răng cối lớn không luôn đối xứng giữa hai bên hàm về hình thái chân răng và ống tủy; tỉ lệ đối xứng chung là 58,1% ở các răng cối lớn.

Tác giả cũng đã đề xuất một phương pháp ghi nhận hình thái ống tủy theo phần ba chân răng trong thực hành nội nha.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đặc điểm hình thái chân răng và ống tủy răng cối lớn thứ nhất và thứ hai người việt (Trang 104 - 109)