CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN
1.3. Hình thái chân răng và ống tủy nhóm răng cối lớn
1.3.1.1. Răng cối lớn thứ nhất hàm trên
Răng cối lớn I hàm trên mọc lúc khoảng 6 tuổi, là răng có kích thước lớn nhất [4]. Hầu hết nghiên cứu ghi nhận răng cối lớn I hàm trên có 3 chân gần; các biến thể số lượng chân răng rất hiếm gặp với tỉ lệ khoảng 1-5% trong một vài nghiên cứu [23],[72],[82],[101],[122],[159],[204].
Burn (1984) đã cho rằng răng cối lớn I hàm trên là răng có giải phẫu ống tủy phức tạp nhất [38], sự phức tạp này chủ yếu do chân gần ngoài. Các nghiên cứu đã ghi nhận hình thái ống tủy rất đa dạng ở chân này.
Hầu hết nghiên cứu đều thấy chân gần ngồi có 2 ống tủy với tỉ lệ hơn 50% [17],[18],[22],[23],[40],[82],[96],[101],[109],[125],[138],[153],[154],[168],[181],[1 90], [192],[201]. Tỉ lệ chân gần ngoài răng cối lớn I hàm trên người Việt có 2 ống tủy là 68% theo Nguyễn Tấn Hưng (2006) [7]. Phân bố các dạng hình thể ống tủy gần ngoài răng cối lớn I hàm trên thay đổi tùy theo dân số nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu. Trong các nghiên cứu sử dụng phân loại ống tủy theo Vertucci, các loại thường gặp nhất là loại I, loại II và loại IV, các loại khác khơng có hoặc rất ít [7],[18],[96],[125],[138],[154],[181],[192]. Tuy nhiên, một số cộng đồng có tỉ lệ các loại III, V, VI cao hơn 10% [17],[22],[40],[153],[168]. Cịn loại VII và VIII nói chung hiếm gặp.
Hình thái ống tủy gần ngồi có khác nhau giữa các dân tộc, điều này thấy rõ trong các nghiên cứu so sánh trực tiếp giữa các nhóm chủng tộc. Guo (2014) nhận thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong phân bố các dạng ống tủy theo chủng tộc khi so sánh giữa 5 nhóm chủng tộc khác nhau: người Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc Á, người da trắng, người Mỹ gốc Tây Ban Nha và nhóm chủng tộc khác. Tính chung thì 3 loại I, II, IV là thường gặp, trong đó loại IV là thường gặp nhất; nhưng người gốc Phi chủ yếu là ống tủy loại IV và loại I với hơn phân nữa là loại IV, người gốc Á đa số loại I, II và IV với loại II ít gặp hơn so với loại I, cịn người gốc Tây Ban Nha cũng đa số loại I, II, IV nhưng loại I và II tương đương nhau [82].
Hình thái ống tủy gần ngoài răng cối lớn I hàm trên thay đổi theo tuổi, Hess (1925) đã nhận xét ở người trẻ ống tủy gần ngồi rộng, đơn giản, khơng phân chia, theo tuổi do sự lắng đọng ngà thứ phát, ống tủy trở nên phân nhánh, tách ra hợp lại phức tạp [87]. Các nghiên cứu conebeam CT gần đây cho thấy khi răng mới mọc ống tủy gần ngoài rộng thường là loại I, sau đó ống tủy thu hẹp dần và phân nhánh làm tăng dần tỉ lệ có 2 ống tủy gần ngồi đến mức cao nhất ở tuổi 20-40, sau đó do bị thu hẹp và bít kín dần nên tỉ lệ có 2 ống tủy gần ngồi giảm dần khi tuổi càng lớn [109],[144],[204].
Hai chân xa ngoài và chân trong răng cối lớn I hàm trên khá đơn giản với một ống tủy loại I. Hầu hết các nghiên cứu mà chúng tôi đã tham khảo đều ghi nhận tỉ lệ gần 100% chân xa ngồi và chân trong có ống tủy loại I, như Altunsoy (2014) thấy 99,5% chân xa ngồi, 99,8% chân trong có ống tủy loại I [23]. Một vài nghiên cứu ghi nhận tỉ lệ rất thấp các loại khác như: Neeklankantan (2010) ghi nhận chân xa ngồi có ống tủy loại II, III và IV với tỉ lệ mỗi loại khoảng 2%, chân trong ngoại trừ 88,1% ống tủy loại I cịn có loại II, IV, V và dạng khác ngoài phân loại Vertucci chiếm 1,5% [122].