Thực hiện và khảo sát tiêu bản răng trong suốt

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đặc điểm hình thái chân răng và ống tủy răng cối lớn thứ nhất và thứ hai người việt (Trang 55 - 56)

CHƢƠNG 2 : ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Nghiên cứu thứ nhất

2.1.2.2. Thực hiện và khảo sát tiêu bản răng trong suốt

Phƣơng tiện nghiên cứu

 Kính hiển vi nổi: Nikon SMZ445 (Nikon, China)  Camera OPTIKAM B5 – 4083.B5 (Optika, Italy)

 Máy chụp hình kỹ thuật số NHV-CAM (Ideas & Solution, Việt Nam).  Máy rửa siêu âm KQ318T, China.

 Máy hút chân không 1,5 HP tự chế tạo.

Các dung dịch sử dụng trong quy trình nhuộm màu-làm trong:  Dung dịch nhuộm màu: mực tàu (Sang Hà, Việt Nam).  Dung dịch khử khoáng: axit Formic 17%, axit Nitric 5%.

 Dung dịch khử nước: Ethanol 700, 900, 960.  Dung dịch làm trong: Methylsalicylate

Quy trình thực hiện tiêu bản răng trong suốt

 Nhuộm màu hốc tủy: ngâm răng trong dung dịch mực tàu đen được làm ấm đến 50-60°C. Bơm hút chân không bằng máy hút chân khơng, cho bình mực có chứa răng vào buồng hút chân không. Khi hút hết khơng khí trong buồng, tắt máy, mở nắp buồng để đưa nhanh khơng khí vào buồng tạo áp lực đẩy mực vào hốc tủy. Thực hiện lập lại 3 lần.

 Khử khoáng răng: Ngâm trong dung dịch axit nitric 6% 1 ngày. Sau đó, ngâm tiếp trong dung dịch axit formic 17% cho đến khi khử khống hồn tồn (10-14 ngày). Axit formic được thay mới mỗi 3 ngày. Đánh giá sự khử khoáng bằng mắt thường, cho đến khi khử khống hồn tồn thân và chân răng.

 Rửa sạch dưới vòi nước trong 8 giờ.

 Khử nước. Ngâm răng trong dung dịch ethanol với nồng độ tăng dần:

o Ethanol 70° trong 12 giờ

o Ethanol 90° và 96°, mỗi nồng độ trong 1 giờ

 Làm trong. Ngâm răng đã nhuộm màu và khử khoáng vào trong methyl salicylate để làm cho tiêu bản trở nên trong suốt.

Mỗi tiêu bản răng trong suốt được đặt riêng trong một lọ thủy tinh chứa methyl salicylate (để bảo quản) có dán nhãn ghi mã số của răng.

Quan sát tiêu bản răng trong suốt bằng kính hiển vi nổi, ghi nhận số ống tủy, số

lỗ chóp của mỗi chân răng, ghi nhận hình thái ống tủy theo phân loại của Vertucci (1984), ống tủy phụ vùng chẽ (nếu có), ghi nhận sự thơng nối giữa các ống tủy (nếu có), các răng có ống tủy hình C được ghi nhận theo phân loại của Fan (2004) đối với răng cối lớn hàm dưới và phân loại Martin (2016) đối với răng cối lớn hàm trên. Hai quan sát viên lần lượt quan sát và ghi nhận kết quả; khi có bất kỳ sự khác biệt nào trong ghi nhận cả hai cùng bàn bạc, thảo luận để thống nhất. Hình ảnh hệ thống ống tủy của mỗi chân răng được chụp lại bằng camera kết nối với kính hiển vi.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đặc điểm hình thái chân răng và ống tủy răng cối lớn thứ nhất và thứ hai người việt (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)