Tiến trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đặc điểm hình thái chân răng và ống tủy răng cối lớn thứ nhất và thứ hai người việt (Trang 62 - 67)

CHƢƠNG 2 : ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Nghiên cứu thứ hai

2.2.2.2. Tiến trình nghiên cứu

Thu thập dữ liệu conebeam CT của các bệnh nhân đến chụp tại bộ môn Chẩn đốn hình ảnh, Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y dược TPHCM trong thời gian từ tháng 6 năm 2012 đến tháng 6 năm 2016. Dữ liệu conebeam CT được lưu trữ trong ổ cứng di động.

Điều tra viên chính khảo sát hình ảnh conebeam CT của từng bệnh nhân để chọn bệnh nhân và chọn răng thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu. Bệnh nhân và răng được chọn được ghi nhận dữ liệu nền và dữ liệu về hình thái chân răng và ống tủy. Quan sát từng răng, từng chân răng theo quy trình khảo sát conebeam CT tương tự như quy trình trong nghiên cứu thứ nhất.

2.2.3. Thu thập và xử lý số liệu

2.2.3.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu

Các thông tin nền của bệnh nhân được ghi nhận theo thông tin lưu lại, do kỹ thuật viên hỏi bệnh nhân trước khi chụp. Các biến số hình thái chân răng và ống tủy được ghi nhận bởi hai quan sát viên. Khi có bất kỳ khác biệt trong ghi nhận, hai quan sát viên bàn luận để đi đến thống nhất. Nếu có khác biệt khơng thể thống nhất, răng đó bị loại ra khỏi mẫu nghiên cứu, tuy nhiên khơng có trường hợp nào khơng thống nhất giữa hai quan sát viên.

Các thông tin nền của bệnh nhân:

 Tên: chỉ chọn vào mẫu các cá thể có tên Việt.

 Tuổi: được tính bằng cách lấy ngày chụp trừ cho ngày sinh, tính trịn năm. Chia thành các nhóm tuổi: từ 20 tuổi trở xuống (≤20), từ 20 đến 30 tuổi (21-≤30), từ 30 đến 40 tuổi (31-≤40), từ 40 đến 50 tuổi (41-≤50), từ 50 đến 60 (51-≤60) và trên 60 (˃60).

Bảng 2.1: Các kiểu chân răng dính nhau ở răng cối lớn II hàm trên

Kiểu dính Hình ảnh CBCT mẫu đại diện Mơ tả

2 chân dính nhau N-T (răng 2 chân) Một chân ngồi dính với chân trong 2 chân dính nhau và 1 chân riêng biệt

GN – XN Hai chân ngồi

dính nhau GN – T Chân gần ngồi và chân trong dính nhau XN – T Chân xa và chân trong dính nhau 3 chân dính nhau GN-XN-T Chân gần ngồi dính chân xa ngồi, rồi chân trong

XN-GN-T Chân xa ngồi

dính chân gần ngồi, rồi chân trong GN-T-XN Chân gần ngồi dính chân trong, rồi chân xa ngoài. 3 chân chụm (hình Y hoặc hình nón) Cả 3 chân dính suốt chiều dài chân răng

Các thông tin nền của răng, chân răng và ống tủy:

 Tên răng: ghi nhận theo thứ tự trên cung hàm trên hay dưới khi quan sát hình ảnh CBCT trong mối liên quan với các răng còn lại. Những trường hợp không xác định được rõ ràng răng gì thì khơng đưa vào mẫu.

 Vị trí: răng nằm ở bên phải hay bên trái cung hàm. Các răng được ghi nhận theo định danh 2 chữ số của FDI: răng 16, 26, 17, 27, 36, 46, 37, 47.

 Tên chân răng: được ghi nhận theo vị trí của chân răng. Răng cối lớn hàm trên thường có 3 chân gần ngồi, xa ngồi và trong; răng cối lớn hàm dưới thường có 2 chân gần và xa.

 Tên ống tủy: được ghi nhận theo tên của chân răng chứa ống tủy đó. Đối với chân răng có hơn một ống tủy, các ống tủy được gọi theo thứ tự từ ngồi và trong. Các biến số chính:

 Số chân răng: được ghi nhận bằng số. Số chân răng được xác định bằng cách quan sát trên mặt phẳng cắt ngang chân răng. Răng một chân răng được ghi là một nếu có hình dạng ngồi rõ ràng của một chân răng với thiết diện cắt ngang chân răng từ cổ đến chóp có hình trịn hoặc bầu dục và có một chóp chân răng. Các răng có 2, 3, hay nhiều chân hơn được xác định khi có ranh giới rõ ràng giữa các chân từ vùng chẽ chân răng.

 Hình thái chân răng: được ghi nhận là rời hay dính. Chân răng rời khi có đường viền từng chân răng được xác định rõ ràng, có thể sát với nhau nhưng khơng lẫn vào nhau. Răng được ghi nhận là có chân răng dính khi các chân răng có cùng phần ngà ở bất cứ phần ba nào của chân răng, khi khối chân răng không thể xác định đường viền rõ ràng của từng chân răng khi quan sát trong mặt phẳng ngang. Răng có chân dính được ghi nhận tên các chân dính, vị trí dính ở phần ba nào của chân răng.

 Đối với các răng cối lớn hàm trên, các răng có chân dính được ghi nhận theo số chân và tên chân dính nhau theo thứ tự (bảng 2.1).

 Đối với các răng cối lớn hàm dưới, răng được ghi nhận vị trí dính. Chân răng hình C: khi hơn 2 chân răng dính nhau tạo thành một khối chân răng hình dải cong như chữ C.

Hình 2.9: Các kiểu chân răng dính nhau ở răng cối lớn II hàm dưới: dính liên tục phía ngồi, chỉ có một rãnh phía trong (mũi tên vàng) và dính phía ngồi, rãnh phía trong nhưng có một rãnh cạn hơn phía ngồi (mũi tên xanh).

Hình 2.10: Phân loại chân xa trong răng cối lớn I hàm dưới theo Song. “Nguồn: Song, 2010” [163].

 Đặc điểm chân xa trong răng cối lớn I hàm dưới (nếu có): được ghi nhận theo phân loại Song (2010) [163].

 Số ống tủy từng chân: được tính bằng số ống tủy lớn nhất xác định được của mỗi chân răng.

 Số ống tủy của răng: tổng số ống tủy của tất cả các chân răng của răng đó.

 Hình thái ống tủy: được ghi nhận theo phân loại Vertucci (1984) [181]. Những ống tủy có hình thái khác ngồi phân loại Vertucci được ghi nhận theo số ống tủy thay đổi theo chiều dài chân răng từ cổ đến chóp, ví dụ: 2-3 là ban đầu có 2 ống tủy, sau đó tách thành 3 và ra ngồi qua 3 lỗ chóp.

 Ống tủy hình C: khi các ống tủy hợp lại với nhau tạo thành 1 ống tủy dạng dải cong, hình chữ C. Ống tủy hình C được quan sát trong thiết diện cắt ngang để ghi nhận hình thái và số lượng ống tủy ở từng phần ba chân răng: phần ba cổ, phần ba

giữa và phần ba chóp. Ống tủy hình C ở răng cối lớn hàm dưới được ghi nhận theo phân loại của Fan (2004) gồm 5 loại (hình 2.6) [61]. Ở răng cối lớn hàm trên, ống tủy hình C được ghi nhận theo phân loại của Martin (2016) (hình 2.11) [111].

Hình 2.11: Phân loại ống tủy hình C ở răng cối lớn hàm trên dựa vào vị trí các ống tủy thơng nối. “Nguồn: Martins, 2016” [111].

 Sự thông nối giữa các ống tủy: ghi nhận khi phát hiện được thông nối giữa các ống tủy thuộc các chân răng khác nhau.

 Hai răng cùng tên 2 bên được ghi nhận là đối xứng khi có cùng số lượng và hình thái chân răng, và cùng số lượng và hình thái ống tủy ở tất cả các chân răng.

2.2.3.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu Phƣơng pháp xử lý số liệu

Các số liệu, dữ kiện được nhập và lưu giữ vào máy tính, phần mềm Excel 2010. Số liệu được phân tích thống kê bằng phần mềm SPSS for Windows, phiên bản 16.0.

Phƣơng pháp phân tích số liệu

Thống kê mơ tả: tần số và tỉ lệ phần trăm theo các biến số chính. Thống kê phân tích:

 Sử dụng các phép kiểm Chi bình phương hoặc Fisher (khi có nhóm nhỏ hơn 5) để xác định sự khác biệt về các biến số giữa nam và nữ, giữa các nhóm tuổi, giữa các răng bên phải và bên trái.

 Phép kiểm Chi bình phương hoặc Fisher cũng được sử dụng để xác định sự khác biệt về các biến số giữa răng cối lớn I và II trong cùng một hàm.

 Tính OR có hiệu chỉnh để xác định mối liên quan giữa hiện tương chân răng dính nhau ở răng cối lớn II hàm trên và hàm dưới; mối liên quan giữa sự xuất hiện chân răng dư phía trong ở răng cối lớn I và II hàm dưới; mối liên quan giữa 2 đặc điểm

răng cối lớn I hàm dưới có chân xa trong và răng cối lớn II hàm dưới có ống tủy hình C.

Các phép kiểm đều được sử dụng với độ tin cậy 95% và kết luận dựa vào giá trị p.  Nếu p ≤0,05, thì có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

 Nếu p ˃0,05, thì khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đặc điểm hình thái chân răng và ống tủy răng cối lớn thứ nhất và thứ hai người việt (Trang 62 - 67)