Khĩ khăn và thuận lợi trong dạy học bài tập hình học khơng gian ở trường Trung học phổ thơng

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC TRONG DẠY HỌC BÀI TẬP HÌNH HỌC KHÔNG GIAN Ở TRƯỜNG THPT luan văn thạc sĩ khoa học giáoducj (Trang 32 - 33)

Trung học phổ thơng

- Trong thực tiễn giảng dạy chúng ta thấy rằng: Đa số HS ngại giải các bài tập HHKG, các nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ các khâu vẽ hình và vận dụng kiến thức.

Nhiều HS khơng biết cách vẽ hình thường là vẽ sai, trong số các em biết cách vẽ thì lại cĩ một số em vẽ hình ở vị trí khơng thuận lợi dẫn đến hình vẽ rắc rối và chồng chéo, điều này làm cản trở việc quan sát hình vẽ. Chẳng hạn dưới đây ta quan sát hai hình vẽ biểu diễn tứ diện ABCD lên mặt phẳng.

Quan sát hai hình vẽ trên ta thấy rằng hình vẽ thứ nhất cĩ nhiều thuận lợi cho việc làm tốn, cịn ở hình vẽ thứ hai thì ít được sử dụng trong giải tốn hơn vì việc xác định thêm các yếu tố về điểm và đường thẳng sẽ khĩ khăn và khĩ tưởng tượng.

- Nhiều HS vẫn cịn bị ảnh hưởng của lối tư duy hình học phẳng coi các tính chất về quan hệ vị trí trong khơng gian đều giống trong hình học phẳng. Điều này là nguyên nhân dẫn đến những sai lầm trong khi giải tốn của HS.

Ví dụ: GV đưa ra các nhận định sau:

+ Nếu khoảng cách từ hai điểm trên một đường thẳng tới một mặt phẳng là bằng nhau thì đường thẳng đĩ nhất định song song với mặt phẳng.

+ Nếu hai đường thẳng cùng vuơng gĩc với đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.

+ Nếu hai đường thẳng vuơng gĩc với nhau thì chúng cắt nhau.

Khi đọc các kết luận trên cĩ HS cho rằng cả ba kết luận trên đều đúng, nguyên nhân cơ bản như đã nĩi ở trên cịn về cụ thể thì ta thấy rằng:

Ở kết luận 1, HS vận dụng kết quả từ hình học phẳng là hai đường thẳng song song với nhau thì khoảng cách từ hai điểm bất kì trên đường thẳng này tới đường thẳng kia là bằng nhau. Ở kết luận 2 và 3 HS chỉ nhớ các vị trí tương đối của hai đường thẳng trong hình học phẳng mà bỏ qua vị trí tương đối của hai đường thẳng chéo nhau trong khơng gian.

- Việc vận dụng các khái niệm, các tính chất vào giải quyết các bài tốn của HS cịn yếu, điều này dẫn đến việc rất khĩ định hướng tìm kiếm lời giải, hoặc các lời giải cịn dài dịng thiếu mạch lạc.

Ngồi những khĩ khăn từ phía HS cũng cần phải kể đến một số vấn đề trong cách DH ở trường phổ thơng hiện nay. Phần lớn GV phổ thơng dạy phần HHKG nĩi chung và DH bài tập HHKG nĩi riêng cịn nặng tính thuyết trình, chưa chú trọng rèn luyện cho HS khả năng tự lĩnh hội kiến thức, khả năng tìm tịi chứng minh cũng như vận dụng định lí, tính chất vào giải bài tập. GV cịn thiếu niềm tin ở khả năng học tốt bài tập HHKG của HS. Do đĩ, GV phổ thơng ít khi tạo tình huống và cơ hội để HS cùng hợp tác phát hiện và giải quyết vấn đề. Tính tích cực và khả năng hợp tác của HS vì thế ít nhiều cũng bị hạn chế.

Một khĩ khăn nữa là tỉ số HS trong một lớp ở một số nơi cịn đơng, thời gian và phương tiện học tập cịn thiếu vì vậy mà việc áp dụng một số PPDH mới như PPDH hợp tác vào giảng dạy cũng gặp nhiều khĩ khăn.

Bên cạnh những khĩ khăn nêu trên, việc DH bài tập HHKG giúp HS phát triển ĩc quan sát, bồi dưỡng năng lực tưởng tượng khơng gian, phát triển năng lực trí tuệ, rèn luyện và phát triển tư duy cho HS, đồng thời cũng giúp HS giải quyết nhanh các bài tốn trong thực tiễn. Ngồi ra, chương trình học của HS được chia thành hai hệ cơ bản và nâng cao điều này cũng giúp cho GV thuận lợi trong việc thiết kế các liều lượng và mức độ kiến thức phù hợp với các đối tượng HS. Mặt khác, phương tiện DH đã được quan tâm trang bị trong DH phổ thơng, giúp tiết kiệm hơn về thời gian cũng như gĩp phần thực hiện tốt những ý đồ sư phạm của GV trong giảng dạy.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC TRONG DẠY HỌC BÀI TẬP HÌNH HỌC KHÔNG GIAN Ở TRƯỜNG THPT luan văn thạc sĩ khoa học giáoducj (Trang 32 - 33)