Trình tự thực hiện nghiên cứu định lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp việt nam nghiên cứu trường hợp thành phố hà nội (Trang 67 - 72)

Các bước Nội dung thực hiện

1. Xây dựng bộ thang đo

- Từ tổng quan và từ nghiên cứu định tính lựa chọn bộ thang đo phù

hợp với mơ hình nghiên cứu

- Các thang đo bằng tiếng Anh sẽ được dịch sang tiếng Việt bởi hai

chuyên gia tiếng Anh độc lập để đảm bảo nội dung và khơng bỏ sót

nội dung của thang đo

2. Đánh giá thang đo

- Đảm bảo tính giá trị (Validity) của thang đo - Đảm bảo tính tin cậy (Realibility) của thang đo

+ Sau khi đảm bảo tính giá trị của thang đo, tác giả tiến hành phát

bảng hỏi để nghiên cứu thử nghiệm

+ Với mỗi biến cần đảm bảo chỉ số Cronbach alpha >0.7 để đảm bảo

thang đo là ổn định và tin cậy qua các lần đo

+ Nếu không đảm bảo, tác giả sẽ xem lại tổng quan, xem xét yếu tố dịch thuật, thảo luận với chuyên gia…

3. Nghiên cứu chính thức

- Hoàn thiện bảng hỏi để phát phiếu nghiên cứu trên diện rộng - Thu thập số liệu

4. Phân tích số liệu - Sự dụng phần mềm SPSS, AMOS để thực hiện phân tích hồi quy và

3.2.2. Thang đo các biến

Thang đo Xử phạt

Để đo lường mối quan hệ giữa nhân tố xử phạt và tuân thủ thuế, luận án sử dụng thang đo của (Wenzel, 2002; Wenzel, 2004). Tác giả sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ từ 1= hồn tồn khơng đồng ý đến 5= hoàn toàn đồng ý để đánh giá ý kiến của người được phỏng vấn về câu hỏi giả định “Nếu bị cơ quan thuế phát hiện việc

trốn thuế, bạn nghĩ hậu quả nào sau đây có khả năng xảy ra” và bốn trường hợp

được đưa ra để đánh giá ý kiến của người được phỏng vấn là: “Nộp thuế với số tiền

phạt tương đối nhỏ; Trả tiền phạt đáng kể; Bị kiểm tra thuế chi tiết hơn vào những năm tiếp theo; Bị truy tố hình sự”. Mối quan hệ cả lý thuyết và thực nghiệm giữa

nhân tố xử phạt và tuân thủ thuế đã được bàn luận trong chương 3. Trong rất nhiều các nghiên cứu, nhân tố xử phạt được chứng minh là có quan hệ thuận chiều rõ rệt với nhân tố tuân thủ thuế.

Thang đo Khả năng bị kiểm tra

Đây là biến truyền thống thứ hai và được đo bằng thang đo thang đo của (Bobek và cộng sự, 2007) với ba câu hỏi “Bạn nghĩ khả năng bạn bị kiểm tra thuế

khi bạn đã cố tính gian lận thuế là như thế nàỏ” và “Nếu bạn bị kiểm tra thuế, bạn nghĩ khả năng cơ quan thuế phát hiện ra việc gian lận thuế của bạn là như thế nàỏ” và “Bạn nghĩ khả năng tờ khai thuế năm 2016 của bạn bị kiểm tra là như thế nàỏ” Câu trả lời thu về sẽ là 1= Rất khơng có khả năng tới 5= Rất có khả năng. Cụ

thể với câu hỏi “Bạn nghĩ khả năng bạn bị kiểm tra thuế khi bạn đã cố tính gian lận

thuế là như thế nàỏ” câu trả lời 1= Rất khơng có khả năng và 5= Rất có khả năng.

Câu hỏi “Nếu bạn bị kiểm tra thuế, bạn nghĩ khả năng cơ quan thuế phát hiện ra

việc gian lận thuế của bạn là như thế nàỏ” sẽ được đo câu trả lời 1= Nếu đã cố tình

gian lận thuế thì rất khơng có khả năng bị kiểm tra thuế và 5= Nếu đã cố tình gian lận thuế, rất có khả năng sẽ bị kiểm tra thuế.

Thang đo tuân thủ thuế

Việc đo lường ý định tuân thủ thuế nghe có vẻ đơn giản nhưng vấn đề là phải tìm ra một cách đo cho phép các nhà nghiên cứu xem xét một cách trực tiếp việc tuân thủ thuế thay đổi thế nào với với một sự thay đổi trong một tham số thuế cơ bản ví dụ như khả năng bị kiểm trạ Do đó, việc trực tiếp hỏi người được phỏng vấn về sự tham gia của họ về việc trốn thuế trong quá khứ là không đủ và khó có thể ghi nhận được những ý kiến chính xác. Luận án sử dụng thang đo của (Chan và cộng sự, 2000) để đo lường hành vi tuân thủ thuế của cá nhân đã được (Sapici và cộng sự, 2014) điều chỉnh

cho phù hợp để đo lường hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại Malaysiạ Tác giả nhận thấy Malaysia là quốc gia ở Đơng Nam Á có những điểm phát triển kinh tế khá tương đồng với Việt Nam và đều là hai nền kinh tế phát triển năng động nên sử dụng thang đo của (Sapici và cộng sự, 2014) sẽ phù hợp với Việt Nam. Câu hỏi đã được xây dựng cho những người tham gia được đặt trong khuôn khổ của một kịch bản giả định. Kịch bản này được thiết kế để giảm thiểu sự nhạy cảm của bản chất câu hỏi có liên quan để trả lời sẽ có nhiều khả năng để cung cấp phản ứng trung thực. Hầu như các doanh nghiệp sẽ có động lực mạnh mẽ để tránh tiêt lộ các quyết định không tuân thủ thuế của họ bởi vậy, những câu hỏi trực tiếp có thể sẽ dẫn đến sự sai lầm trong kết quả. Trong nghiên cứu này, một phiên bản sửa đổi của kịch bản không tuân thủ thuế được phát triển bởi (Chan và cộng sự, 2000) cho các cá nhân đã được sử dụng để thu thập dữ liệu về các hành vi không tuân thủ giả thuyết của người nộp thuế của doanh nghiệp. Những người tham gia được yêu cầu đọc hai kịch bản không tuân thủ thuế về việc báo cáo dưới thu nhập và báo cáo tăng chi phí. Thang đo Likert 5 điểm được sử dụng với điểm số cao hơn sẽ chỉ ra khả năng không tuân thủ thuế cao hơn và ngược lạị

Cùng với kịch bản này, người tham gia được hỏi bày tỏ ý kiến của mình về trường hợp của ơng A và ơng B về việc liệu ơng A có phải kê khai bớt thu nhập chịu thuế hay ơng B có kê khai thêm chi phí của doanh nghiệp khơng?

Kịch bản 1:

Ông A là giám đốc một doanh nghiệp đang cân nhắc việc không kê khai khoản doanh thu bằng tiền mặt 550 triệu đồng trong tờ khai thuế năm 2016 của doanh nghiệp mình. Về mặt pháp lý, số tiền 550 triệu đồng nên được kê khai như một thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, ông A gần như chắc chắn rằng cơ quan thuế sẽ không kiểm tra và sẽ không biết nếu số tiền không được kê khaị

Từ tình huống trên, câu hỏi được đưa ra là:

- Bạn đồng ý ở mức độ nào với hành động không kê khai 550 triệu đồng doanh thu của ông A trong tờ khai thuế?

- Có khả năng ông A sẽ chỉ kê khai một phần trong số tiền 550 triệu đồng trong tờ khai thuế không? 1= Rất có khả năng; 5= Rất khơng có khả năng.

Kịch bản 2:

Ông B là giám đốc một doanh nghiệp, ông B đã bỏ ra 60 triệu để sửa chiếc ô tô cá nhân. Khi lập tờ khai thuế 2016, ơng B có ý định kê khai chi phí sửa chiếc xe đó vào chi phí của doanh nghiệp. Về mặt pháp lý, việc kê khai như vậy là không được

phép, nhưng ông gần như chắc chắn rằng ông sẽ không bị kiểm tra và cơ quan thuế sẽ khơng thể phát hiện ra khoản chi phí tăng thêm nàỵ

Từ tình huống trên, câu hỏi được đưa ra là:

- Bạn đồng ý ở mức độ nào với hành động kê khai vào chi phí doanh nghiệp 60 triệu tiền sửa xe của ơng B? 1= Hồn tồn đồng ý; 5= Hồn tồn khơng đồng ý

- Có khả năng ơng B sẽ chỉ kê khai một phần trong chi phí sửa xe 60 triệu vào chi phí của doanh nghiệp? 1= Rất có khả năng; 5= Rất khơng có khả năng.

Thang đo Chuẩn mực xã hội:

Chuẩn mực xã hội liên quan đến đánh giá, cảm nhận, suy nghĩ của người xung quanh đến 1 hành vi cụ thể. Một số từ chính được sử dụng trong các câu hỏi đo lường Chuẩn mực xã hội như “Hầu hết mọi người nghĩ rằng”, “Tôi nghĩ rằng”, “được xã hội chấp nhận”…Tác giả sử dụng thang đo Chuẩn mực xã hội của (Bobek và Hatfield, 2003), (Bobek và cộng sự, 2007) gồm các điểm sau:

1. Hầu hết những người tôi biết đều sẽ ủng hộ tôi khi tôi gian lận thuế 2. Hầu hết mọi người đều làm mọi thứ để tránh thuế

3. Trốn thuế là sai lầm đạo đức không phân biệt số tiền trốn

4. Nếu bạn bè tôi biết tơi gian lận thuế, họ sẽ nghĩ đó là hành động sai tráị 5. Hầu hết những người quan trọng với tôi đều nghĩ trốn thuế là hành động sai trái

Thang đo tuân thủ thuế tự nguyện:

Luận án sử dụng thang đo tuân thủ thuế tự nguyện của (Kirchler và Wahl, 2010). Thang đo tuân thủ thuế tự nguyện bao gồm 6 chỉ báọ Các chỉ báo được đánh giá bằng thang đo Likert 5 mức độ từ 1=Hồn tồn khơng đồng ý đến 5= Hoàn toàn đồng ý. Thang đo được xây dựng dựa trên tình huống giả định Tơi trả thuế theo u

cầu của pháp luật, tơi làm điều đó bởi vì:

+ Hiển nhiên bạn cũng đang làm điều đó

+ Tơi muốn hỗ trợ Chính Phủ và các cơng dân khác + Tơi muốn đóng góp vào lợi ích của cộng đồng + Đó là lẽ tự nhiện tôi phải làm

Thang đo tuân thủ thuế bắt buộc

Luận án sử dụng thang đo tuân thủ thuế bắt buộc của (Kirchler và Wahl, 2010). Các chỉ báo được đánh giá bằng thang đo Likert 5 mức độ từ 1=Hồn tồn khơng đồng ý đến 5= Hoàn toàn đồng ý. Thang đo được xây dựng dựa trên tình huống giả định Tôi

trả thuế theo yêu cầu của pháp luật, tơi làm điều đó bởi vì:

+ Có nhiều cuộc kiểm tra thuế lớn đã được thực hiện + Cơ quan thuế thường xuyên kiểm tra

+ Tôi biết tơi sẽ bị kiểm tra thuế

+ Những hình phạt khi trốn thuế là rất nặng

Thang đo Đạo đức thuế: Tác giả sử dụng thang đo của (Wenzel, 2005). Những

câu hỏi đại diện cho thang đo đạo đức thuế liên quan đến những quan điểm cá nhân ví dụ như “Tơi nghĩ tơi nên thành thật khai báo thu nhập của mình trên tờ khai thuế”. Để đánh giá một cách chính xác hơn câu trả lời của người được phỏng vấn, luận án sử dụng câu hỏi đảo ngược “Tôi nghĩ có thể chấp nhận được việc báo cáo thu nhập tính

thuế thấp hơn thực tế *” và “Tôi nghĩ trốn thuế là một hành vi phạm tội không đáng kể *”

Câu trả lời cũng được đánh giá bằng thang đo Likert 5 với các mức độ từ 1= Rất không đồng ý, 5= Rất đồng ý.

Thang đo danh tiếng: Thang đo Danh tiếng của doanh nghiệp tác giả sử dụng

thang đo của (McDonald và cộng sự, 2010). Thang đo sử dụng một số từ khóa như “thành công”, “đánh giá cao”, “trung thực”, “uy tín”. Có một số nghiên cứu đi sâu vào đánh giá danh tiếng của doanh nghiệp dựa trên khía cạnh “uy tín” kiểu như doanh nghiệp có tiếng là trung thực, giữ chữ tín với khách hàng. Tuy nhiên, thang đo của (McDonald và cộng sự, 2010) bao gồm những đánh giá chung về doanh nghiệp để có thể đánh giá chung, tổng thể về doanh nghiệp. Thang đo này gồm 5 chỉ báo “Công ty của chúng tôi được khách hàng nhìn nhận là một cơng ty thành cơng”, “Cơng ty của chúng tơi được khách hàng nhìn nhận là một tổ chức rất chuyên nghiệp”, “Công ty của chúng tơi được đánh giá là có uy tín và đáng tin cậy”, “Khách hàng đánh giá tốt về danh tiếng của công ty chúng tôi”, “Công ty của chúng tơi được khách hàng nhìn nhận là một tổ chức tốt”. Câu trả lời sử dụng thang đo Likert 5 mức độ với mức đánh giá 1=rất không đồng ý; 5= Rất đồng ý.

Thang đo biến sở hữu, là biến giả, được sử dụng như biến kiểm soát của mơ hình: Tác giả kiểm tra bằng câu hỏi về tính pháp lý của doanh nghiệp với hai câu hỏi

1= Doanh nghiệp của anh chị là doanh nghiệp nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; 0= các trường hợp khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp việt nam nghiên cứu trường hợp thành phố hà nội (Trang 67 - 72)