Thông tin về doanh nghiệp đã tham gia khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp việt nam nghiên cứu trường hợp thành phố hà nội (Trang 77 - 87)

Doanh nghiệp tham gia điều tra Tổng/ 200

Đối tượng trả lời Ban Giám đốc 6

Giám đốc tài chính 1 Kế tốn thuế 165

Khác 28

Giới tính Nam 34

Nữ 166

Loại hình doanh nghiệp. Doanh nghiệp Nhà nước Khác 45 155 Lĩnh vực hoạt động Sản xuất 38

Thương mại dịch vụ 132 Nông lâm nghiệp, thủy sản 7 Công nghiệp, chế tạo, gia

công, lắp ráp 18 Xây dựng 5

Khác 0

Thời gian đóng thuế

< 1 năm 0 > 5 năm 159 > 15 năm 41 Số vốn đăng ký doanh

nghiệp đến năm 2016 Dưới 10 tỷ đồng Trên 100 tỷ đồng 73 58 Từ 10 tỷ đến dưới 100 tỷ

đồng 69

Doanh thu năm 2016 Dưới 1 tỷ đồng 9 Trên 100 tỷ đồng 79 Từ 1 đến dưới 10 tỷ đồng 45 Từ 10 đến dưới 20 tỷ đồng 27 Từ 20 đến dưới 50 tỷ đồng 22 Từ 50 đến dưới 100 tỷ đồng 18

Trong số những người trả lời bảng hỏi có 83% người trả lời là nữ, người trả lời là nam chiếm 17%. Trong số những người được phỏng vấn có 165 người đang làm kế toán thuế chiếm 82,5% số người được phỏng vấn điều này cho thấy những người chuyên làm về thuế chủ yếu là nữ. Các địa điểm nơi tác giả thực hiện phỏng vấn hay phát phiếu khảo sát cũng ghi nhận được, người làm cơng việc kế tốn thuế chủ yếu là

nữ giớị Điều này cũng phản ánh thực trạng, công việc kế tốn thuế là cơng việc địi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận, công việc này phù hợp với phụ nữ hơn với nam giớị

Về năm thành lập của doanh nghiệp, tác giả tập trung vào nhóm doanh nghiệp có năm hoạt động trên 3 năm. Sở dĩ lựa chọn vậy vì tác giả muốn khảo sát các doanh nghiệp đã có ít nhất trên 3 năm hoạt động, hành vi kê khai thuế, nộp thuế đã đi vào ổn định và nhất quán. Trong 200 đơn vị được khảo sát có 41 doanh nghiệp thành lập trước năm 2000, chiếm 20,5% đây chủ yếu là những doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ >50% vốn điều lệ. 140 doanh nghiệp khảo sát được thành lập từ năm 2000-2015 là những doanh nghiệp có thời gian hoạt động tương đối ổn định, xu hướng hành vi kê khai nộp thuế khá rõ ràng và thống nhất.

Về loại hình doanh nghiệp, vì đối tượng doanh nghiệp nghiên cứu là các doanh nghiệp Việt Nam nên ngay từ khi lựa chọn đối tượng khảo sát, tác giả đã loại bỏ những doanh nghiệp có trên 50% vốn đầu tư nước ngoàị Trong danh sách các doanh nghiệp được khảo sát có 45 doanh nghiệp (chiếm 22,5%) là doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, còn doanh nghiệp loại hình khác là 155 doanh nghiệp (chiếm 77,5%) số doanh nghiệp được khảo sát. Điều này cũng phản ánh thực chân thực quá trình tái cơ cấu của nền kinh tế hiện naỵ

Về quy mô doanh nghiệp, hầu hết các doanh nghiệp được khảo sát là các doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ. Số doanh nghiệp có số vốn đăng ký năm 2016 dưới 100 tỷ là 142 doanh nghiệp chiếm 71% số doanh nghiệp được khảo sát. Đây cũng là loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất trong nền kinh tế hiện naỵ Số doanh nghiệp có số vốn đăng ký trên 100 tỷ là 58 doanh nghiệp chiếm 29% số doanh nghiệp được khảo sát. Doanh nghiệp có số vốn dưới 20 tỷ là 76 doanh nghiệp, chiếm 38% số doanh nghiệp khảo sát. Số liệu các doanh nghiệp được khảo sát cũng phần nào cho thấy thực trạng các doanh nghiệp hiện naỵ Theo số liệu công bố của tổng cục thống kê năm 2016, hiện nay Việt Nam có đến trên 97% là doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó gần 60% doanh nghiệp có quy mô rất nhỏ, vốn cũng như điều kiện kỹ thuật rất lạc hậụ Đây cũng là lực lượng đông đảo nhất tham gia đóng thuế cho nhà nước.

Về doanh thu năm của doanh nghiệp khảo sát, đây là chỉ tiêu quan trọng để xác định kết quả tài chính cuối cùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. Trong số các doanh nghiệp khảo sát, số doanh nghiệp có doanh thu trên 100 tỷ đồng là 79 doanh nghiệp chiếm 39,5% số doanh nghiệp khảo sát. Số doanh nghiệp này chủ yếu là doanh nghiệp có vốn Nhà nước chiếm trên 50% và những doanh nghiệp có số vốn đăng ký năm 2016 từ 50 tỷ đồng trở lên. Hầu hết các doanh nghiệp khảo sát đều kinh doanh có

lãi và phải nộp thuế năm 2016. Các doanh nghiệp có doanh thu dưới 1 tỷ chiếm 4,5% số doanh nghiệp khảo sát, còn lại phân bổ ở các mức doanh thu Từ 1 đến dưới 10 tỷ đồng (22,5%), Từ 10 đến dưới 20 tỷ đồng (13,3%), Từ 20 đến dưới 50 tỷ đồng (11%), Từ 50 đến dưới 100 tỷ đồng (%). Điều này cho thấy, mẫu nghiên cứu phân bổ khá đều ở các loại hình doanh nghiệp.

Về lĩnh vực hoạt động: 38/200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất; 132/200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ; 7 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, thủy sản; 18/200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, gia công, lắp ráp và 5 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Phân bố mẫu trong lĩnh vực hoạt động cho thấy, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ chiếm đại đa số doanh nghiệp khảo sát (66%).

Thực tế, hành vi tuân thủ thuế chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như khả năng bị kiểm tra, xử phạt, danh tiếng, chuẩn mực xã hội, đạo đức người nộp thuế…Tuy nhiên, trước khi thực hiện kiểm định mơ hình và giả thuyết nghiên cứu, tác giả thực hiện khảo sát, đánh giá hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế như sau:

Về chính sách thuế

Biểu đồ 4.1: Ý kiến của người nộp thuế về chính sách thuế

Nhìn chung, đa số doanh nghiệp lớn khảo sát đều cho rằng chính sách thuế hiện nay dễ tiếp cận và dễ thực hiện cụ thể 31/58 chiếm 53,4% doanh nghiệp có vốn đăng ký trên 100 tỷ đánh giá việc tiếp cận các văn bản chính sách thuế là thuận lợị Dù vậy, qua khảo sát cũng ghi nhận một tỷ lệ đáng kể doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiếp cận các văn bản chính sách thuế, cụ thể: 34,8% doanh nghiệp có vốn đăng ký từ 10 đến dưới 100 tỷ và 42,5% doanh nghiệp có vốn đăng ký dưới 10 tỷ đánh giá chính

sách thuế tuy có dễ tiếp cận hơn trước đây nhưng lại khó khăn trong thực hiện. Lí do các doanh nghiệp đưa ra là hiện nay có quá nhiều quy định, hướng dẫn chồng chéọ Kế toán ở các doanh nghiệp bận rộn nên không thể cập nhật kịp các quy định mới ban hành. Hơn nữa, các quy định và chính sách thuế dù có dễ tiếp cận nhưng doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc nắm bắt vì có nhiều quy định mới, nhiều chính sách thuế liên tục sửa đổi, nhiều từ ngữ trong hướng dẫn khó hiểu, dễ gây nhầm lẫn do vậy gặp khó khăn trong việc thực hiện các nghĩa vụ thuế cũng như đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp.

Về thủ tục hành chính thuế:

Biểu đồ 4.2: Đánh giá của doanh nghiệp về thủ tục hành chính thuế

Thời gian qua, ngành thuế đạt được trong việc cải cách thủ tục hành chính đã tạo luồng sinh khí mới cho cộng đồng doanh nghiệp tuy nhiên còn nhiều doanh nghiệp khảo sát cho biết trong cơng tác thực thi vẫn cịn có những sự phức tạp, chi phí tn thủ cịn cao, chưa tạo thuận lợi tối đa cho người nộp thuế. Khi phân loại theo quy mơ doanh nghiệp thì thấy xu hướng càng doanh nghiệp lớn càng gặp nhiều phiền hà với các thủ tục hành chính thuế. Cụ thể, 60,3% các doanh nghiệp có vốn đăng ký trên 100 tỷ đánh giá các thủ tục hành chính thuế là thơng thống và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hơn. Chỉ có 8,6% các doanh nghiệp loại này cho rằng thủ tục hành chính thuế cịn gây khó khăn cho cơng tác thực hiện. 43,5% các doanh nghiệp có số vốn đăng ký từ 10 tỷ đến dưới 100 tỷ đánh giá cá thủ tục hành chính thuế hiện nay cịn gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi thực hiện nghĩa vụ thuế trong khi 46,6% các doanh nghiệp có vốn đăng ký dưới 10 tỷ đánh giá các thủ tục hành chính thuế là bình thường và khơng gây khó khăn cho các doanh nghiệp, thậm trí 26% các doanh nghiệp loại này cho rằng các thủ tục hành chính thuế khá dễ dàng và thuận lợi cho doanh nghiệp. Kết quả khảo sát trùng với nhận định của bà Nguyễn Thị Cúc, chuyên gia tư vấn thuế, khi

cho rằng các DN lớn đều nhận thấy chính sách thuế hiện nay của Bộ Tài chính là đơn giản, dễ hiểụ Trong khi có tới 50% DN nhỏ cho rằng chính sách thuế quá phức tạp. Điều đó có thể do tại các doanh nghiệp lớn có nhiều kế tốn, bộ phận kế tốn được phân cơng chuyên trách rõ ràng nên độ chuyên nghiệp và chun mơn caọ Cịn tại các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, khối lượng cơng việc kế tốn càng nhiều, các thủ tục hành chính thuế doanh nghiệp cũng tăng lên theo khối lượng công việc trong khi để tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp thường th ít kế tốn, mỗi kế tốn phải kiêm nhiệm nhiều cơng việc khác nhaụ Trong khi đó, các phần mềm hỗ trợ kê khai thuế liên tục cập nhật phiên bản mới, các biểu mẫu thuế liên tục thay đổi, thời gian giải quyết các thủ tục quá dài gây mất thời gian và doanh nghiệp phải bỏ thêm chi phí. Cơng chức thuế không yêu cầu chỉnh sửa hoặc bổ sung giấy tờ luôn một lần mà kéo dài nhiều lần, doanh nghiệp liên tục bị yêu cầu cung cấp thêm giấy tờ mới khiến cho doanh nghiệp phải đi lại nhiều lần, gây mệt mỏi và căng thẳng cho doanh nghiệp.

Về công tác thanh tra, kiểm tra thuế:

Biểu đồ 4.3: Đánh giá về hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế

Ngành thuế đã có nhiều biện pháp nâng cao chất lượng công tác thanh, kiểm tra thuế trong năm vừa quạ Trong đó đã tập trung thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở kinh doanh có dấu hiệu rủi ro cao về thuế, chú trọng thanh tra, kiểm tra 100% hồ sơ sau hồn có số thuế hồn lớn, thanh tra các doanh nghiệp có giao dịch liên kết, có dấu hiệu chuyển giá; thanh, kiểm tra về cơng tác quản lý sử dụng hóa đơn nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn nhằm trốn thuế, gian lận thuế. Khảo sát đánh giá về nhận định công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện thường xuyên và phát hiện kịp thời các sai phạm, rất nhiều doanh nghiệp cho rằng công tác thanh tra,

doanh và tăng chi phí tuân thủ. 50/200 chiếm 25% doanh nghiệp khảo sát đồng ý rằng công tác thanh tra, kiểm tra thuế hiện nay được thực hiện thường xuyên và kịp thời phát hiện ra các sai phạm. Cụ thể 22/38 doanh nghiệp sản xuất, 23/132 doanh nghiệp thương mại, dịch vụ, 1 doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và 4 doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp, gia công, lắp ráp đồng ý với nhận định trên. Xét ở khía cạnh tích cực, một số doanh nghiệp cịn cho rằng nếu việc thanh, kiểm tra chặt chẽ với những doanh nghiệp có rủi ro cao sẽ góp phần nâng cao tính tuân thủ pháp luật của người nộp thuế, xây dựng mơi trường kinh doanh bình đẳng. Dù vậy, để đạt hiệu quả cao trong công tác thanh, kiểm tra thuế theo phương pháp quản lý rủi ro đòi hỏi các đơn vị phải xây dựng được cơ sở dữ liệu về thuế, xác định được các đối tượng rủi ro cao nhằm giảm bớt thanh tra đối với các đối tượng không thấy dấu hiệu rủi ro và tuân thủ tốt nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.

Tuy nhiên, khảo sát cũng ghi nhận rất nhiều ý kiến không đồng tình với đánh giá trên. 109/200 doanh nghiệp chiếm 54,5% doanh nghiệp khảo sát không đồng ý với nhận định trên. Một số doanh nghiệp cho rằng hoạt động thanh tra, kiểm tra có thể làm doanh nghiệp e ngại nhưng nếu đã có ý định gian lận thì doanh nghiệp sẽ có nhiều cách để hợp lý hóa việc gian lận của mình. Thậm trí, một số doanh nghiệp cịn cho biết họ nhờ luôn công chức thuế soát xét báo cáo tài chính giúp doanh nghiệp trước khi thanh trạ Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp khảo sát còn nêu lên thực trạng hiện nay trong lĩnh vực thanh kiểm tra, ngoài cơ quan thuế ra, cịn có thêm một số tổ chức, cơ quan khác đòi hỏi thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp nên rất phiền hà, mất thời gian của doanh nghiệp. Tình trạng thanh tra, kiểm tra thuế quá nhiều khiến nhiều doanh nghiệp phải chi thêm các khoản khác cho cán bộ thuế.

Các hình thức xử phạt và mức xử phạt:

Cơ quan thuế đánh giá công tác thuế trong thời gian qua có thể thấy các hành vi gian lận thuế ngày càng gia tăng và phức tạp. Các hành vi như thành lập DN để bán hóa đơn, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng, hạch tốn chi phí… diễn ra khá nghiêm trọng với mức độ ngày càng tinh vi dưới nhiều hình thức khác nhau, gây thất thoát tiền ngân sách nhà nước, tạo sự bất bình đẳng trong cộng đồng các doanh nghiệp. Đứng trên phương diện người nộp thuế, 85% doanh nghiệp được khảo sát cho rằng các hình thức xử phạt hiện nay là hợp lý. 6% doanh nghiệp khảo sát cho rằng, mức xử phạt tuy đã tăng cao nhưng chưa đủ sức răn đe vì thực tế nếu có cơ hội gian lận thuế, nhiều doanh nghiệp vẫn thực hiện. Các doanh nghiệp khảo sát cho biết họ rất ủng hộ ngành thuế đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thu thuế; công khai minh bạch hoạt động thu thuế, hạn chế tối đa việc doanh nghiệp phải tiếp xúc trực tiếp với công chức thuế nhằm giảm chi phí tuân thủ thuế và giảm tiêu cực trong thực hiện nghĩa vụ thuế.

Về sự am hiểu pháp luật thuế của người nộp thuế:

Biểu đồ 4.5: Đánh giá sự am hiểu nghĩa vụ và pháp luật thuế của người nộp thuế

Phần lớn các doanh nghiệp khảo sát đều đồng ý với nhận định người nộp thuế hiện nay am hiểu về các quy định thuế, cụ thể: 77,5% doanh nghiệp có vốn đăng ký trên 100 tỷ; 53,6% doanh nghiệp khảo sát có vốn đăng ký từ 10 tỷ đến dưới 100 tỷ đồng ý với đánh giá trên. Chỉ có 27,4% các doanh nghiệp khảo sát có vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng ý với đánh giá trên. Điều này có thể do tại các doanh nghiệp lớn và vừa, đội ngũ kế toán khá chuyên nghiệp, có chun mơn cao và có sự phân công rõ ràng trong công việc hàng ngày nên nắm khá vững và cập nhật kịp thời các quy định, chính sách thuế mớị Còn tại các doanh nghiệp có vốn đăng ký dưới 10 tỷ, kế toán thường phụ trách nhiều công việc khác nhau, khối lượng công việc lớn cộng với việc các doanh nghiệp này thường thuê các kế tốn trẻ, ít kinh nghiệm để giảm chi phí nên

các kế toán tại các doanh nghiệp này cảm thấy khó khăn hơn trong việc nghiên cứu, cập nhật các quy định thuế mới, cụ thể: có 31,5% các doanh nghiệp có vốn đăng ký dưới 10 tỷ cho rằng người nộp thuế hiện nay chưa thật am hiểu về các quy định thuế, lí do vì các quy định liên tục thay đổi, các hướng dẫn về thuế của cơ quan thuế còn chưa thật thống nhất.

Mức độ hài lịng về cơng tác tun truyền, hỗ trợ người nộp thuế:

Thời gian qua, Cục Thuế Hà Nội luôn chú trọng, quan tâm và đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến các chính sách thuế mới, các chủ trương chính sách về cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người nộp thuế dưới

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp việt nam nghiên cứu trường hợp thành phố hà nội (Trang 77 - 87)