Mơ hình hiểu biết về thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp việt nam nghiên cứu trường hợp thành phố hà nội (Trang 30 - 52)

Nguồn: Palil (2010) Khả năng bị kiểm toán Nhận thức về sự chi tiêu của Chính Phủ Căng thẳng về tài chính Nhóm tham khảo Tn thủ thuế

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế

Tổng quan nghiên cứu cho thấy, tuân thủ thuế có thể được tiếp cận dưới nhiều góc độ. Mối quan tâm chính của các chính phủ là các cá nhân và tổ chức trong xã hội thực hiện nghĩa vụ thuế thực hiện tốt các quy định về thuế không phụ thuộc động cơ tuân thủ thuế. Mặc dù vậy, hành vi tuân thủ thuế có thể là kết quả các các động cơ khác nhaụ Nếu các lý thuyết kinh tế coi người nộp thuế là những người có lý trí, sẽ đặt bài toán kinh tế về tuân thủ thuế để cân nhắc giữa lợi ích và chi phí cũng như sẽ cân nhắc các kết quả có thể xảy ra thì các lý thuyết về tâm lý, xã hội lại xem tuân thủ thuế như một sản phẩm của sự tương tác giữa người nộp thuế với các chuẩn mực đạo đức xã hội, các giá trị và các định chế. Quan điểm tâm lý học cho rằng việc tuân thủ thuế là một chức năng của động lực người nộp thuế, ý định và thái độ cá nhân nhằm thực hiện một nghĩa vụ pháp lý. Một số cơ sở lý luận (ví dụ, lý thuyết răn đe) đã cố gắng để kết hợp cả hai quan điểm xã hội các vấn đề kinh tế. (Weber, 1978) - một nhà kinh tế và xã hội học, một nhà tư tưởng cổ điển đã nhận thức được bản chất kép của việc tuân thủ nàỵ Theo ông, đứng trên phương diện kinh tế, ông thừa nhận rằng con người thường hành động khi có những lợi ích về kinh tế, và cố gắng tránh tuân thủ thuế nếu có cơ hộị Cùng quan điểm trên, (Friedman, 1970), người đại diện cho lý thuyết trách nhiệm xã hội cho rằng doanh nghiệp vốn là một chủ thể vô tri vô giác do con người tạo rạ Do đó, doanh nghiệp khơng thể tự nhận thức và gánh vác nghĩa vụ đạo đức vốn chỉ có con nguời mới có và nhiệm vụ chính của doanh nghiệp là vì lợi nhuận. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, (Weber, 1978) cũng cho rằng hành vi của con người có những logic riêng và nhiều khi không chỉ là vì những lợi ích kinh tế. Ngoài các lý thuyết xã hội và kinh tế, một loạt các nghiên cứu thực nghiệm trong các ngành khoa học xã hội đã phân tích các nhân tố quyết định sự tuân thủ: tâm lý học tội phạm, xã hội học, tài chính hành vi, hành vi xã hội nghiên cứu về tuân thủ thuế đã được thực hiện. Trong khuôn khổ luận án này, tác giả nêu ra một số nhân tố và nhóm nhân tố có trong đa số các nghiên cứu trên thế giới và phù hợp với hướng nghiên cứu của luận án.

1.2.3.1. Nhóm nhân tố kinh tế

Nhóm nhân tố kinh tế trong mối quan hệ với hành vi tuân thủ thuế liên quan đến chi phí và lợi ích khi thực hiện nghĩa vụ thuế (Loo, 2006). (Hasseldine, 1993) Song và (Song và Yarbrough, 1978a) giả định rằng người nộp thuế là những con người kinh tế có lý trí, có thể tính tốn được lợi ích và chi phí của việc trốn thuế. Các nhân tố tuân thủ thuế liên quan đến nhân tố kinh tế có thể kể đến như mức thuế suất, hoạt động kiểm tra thuế, nhu cầu chi tiêu của chính phủ

Thuế suất: Là một trong những cơ sở tính thuế quan trọng nhất, thuế suất được

coi như “linh hồn” của một sắc thuế, có ảnh hưởng trực tiếp đến số thuế phải nộp. Tanzi (1980) đã chỉ ra mối quan hệ giữa trốn thuế và thuế suất cận biên, ông cho rằng mức thuế suất có tác động tích cực đến việc nắm giữ tiền và hành vi trốn thuế tăng theo cùng với mức thuế suất cận biên. Charles T. Clotfelter (1983) chỉ ra nhân tố thuế suất cận biên có quan hệ nhạy cảm và cùng chiều với việc trốn thuế. (Jackson và cộng sự, 1988), (Mason và Calvin, 1984) khẳng định rằng giảm thuế suất cận biên sẽ tạo điều kiện gia tăng tuân thủ thuế. Nghĩa là, mức thuế suất càng cao thì người nộp thuế càng có xu hướng trốn thuế. Tuy nhiên, nghiên cứu thực nghiệm của (Collins và Plumlee, 1991) lại cho thấy mức thuế suất càng cao sẽ càng khiến cho người nộp thuế ít tuân thủ thuế hơn. (Alm và cộng sự, 1995) áp dụng các kỹ thuật thực nghiệm để khám phá những yếu tố chính ảnh hưởng đến hành vi trốn thuế ở Tây Ban Nhạ Các đối tượng đã phải đối mặt với ba cấp độ khác nhau của mức thuế suất theo tỷ lệ (10%, 30% và 50%). Kết quả cho thấy mức thuế suất cao hơn dẫn đến mức độ tuân thủ lớn hơn (tương ứng 14%, 24% và 31%). Kết quả tiêu cực tương tự cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của (Alm và cộng sự, 1990) cho người nộp thuế Jamaica

Khả năng bị kiểm tra thuế: Đây là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp mạnh mẽ đến

việc tuân thủ thuế của người nộp thuế đã được chứng minh trong rất nhiều các nghiên cứu (Alm và cộng sự, 1992b), (Andreoni và cộng sự, 1998), (Dubin và cộng sự, 1990)… Nhân tố khả năng bị kiểm tra thuế hay chính là khả năng cơ quan thu thuế sẽ phát hiện ra hành vi không tuân thủ thuế của người nộp thuế (Jackson và Milliron, 1986a) sẽ góp phần ngăn chặn sớm các ý định trốn thuế. (Allingham và Sandmo, 1972) và (Srinivasan, 1973) được xem như một trong những người sử dụng phương pháp định lượng đầu tiên trên thế giới để nghiên cứu mối quan hệ giữa hành vi trốn thuế và khả năng bị kiểm tra thuế. Trong nghiên cứu “Income tax evasion: a theoretical theory analysis” Allingham & Sandmo giả định người trốn thuế sẽ được tối đa hóa lợi ích trong các báo cáo thuế và sự tn thủ thuế vì những lợi ích tài chính trốn thuế mang lại lớn hơn những chi phí tài chính. Từ các quan sát của mình, phân tích qua các mơ hình tốn học, tác giả đã nhận thấy có mối liên hệ theo chiều dương (+) giữa nhân tố xử phạt và sự gia tăng khả năng bị kiểm tra thuế với việc tăng mức thu nhập thực tế mà người chịu thuế kê khaị Một số nghiên cứu khác cho rằng các cuộc kiểm tốn có tác động tích cực đến việc hạn chế gian lận thuế (Jackson và Jaouen, 1989; Shanmugam, 2003; Dubin, 2004). Những phát hiện này cho thấy rằng trong các hệ thống tự đánh giá, kiểm tốn thuế có thể đóng một vai trò thiết yếu nhằm tăng cường sự tuân thủ tự nguyện. Tần suất kiểm tra và sự kỹ lưỡng của các cuộc kiểm tra có thể sẽ khiến người nộp thuế phải thận trọng hơn trong việc hoàn

thành tờ khai thuế, báo cáo tất cả các thu nhập và xác định đúng nghĩa vụ nộp thuế, kê khai thuế. Ngược lại, người nộp thuế chưa bao giờ bị kiểm tra có thể bị cám dỗ để kê khai thấp hơn thu nhập thực tế và gian lận các khoản khấu trừ thuế. Cùng kết quả nghiên cứu (Pommerehne và Weck-Hannemann, 1996) cho rằng tuân thủ thuế cao hơn ở những nơi mà xác suất bị kiểm tra xảy ra nhiều hơn. Tuy nhiên, xác suất bị kiểm tra tác động đến sự tuân thủ có xu hướng tăng lên ở những người có thu nhập caọ Kết quả nghiên cứu của (Blumenthal và cộng sự, 2001) lại ngược lại với (Pommerehne và Weck- Hannemann, 1996), những người tham gia được nghiên cứu tại Hà Lan thì trốn thuế nhiều hơn khi xác suất kiểm tra thấp và với tỷ lệ kiểm tra cao hơn thì hành vi trốn thuế ít hơn. Nghiên cứu của (Muehlbacher và Kirchler, 2010), (Kastlunger và cộng sự, 2009),(Kastlunger và cộng sự, 2013) cũng chỉ ra rằng dường như nỗi sợ hãi khi đón nhận việc có thể bị kiểm tra có tác động mạnh mẽ đến việc tuân thủ thuế hơn là số tiền có thể bị phạt trên số thuế trốn được. Tuy đây là nhân tố đã được xác định có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tuân thủ thuế nhưng (Jackson và cộng sự, 1984) cho rằng nhân tố này chỉ thật sự có tác dụng nếu người nộp thuế nhận định xác suất bị kiểm tra là rất lớn.

Mặc dù nhân tố thanh kiểm tra luôn là nhân tố có tác động mạnh mẽ đến tuân thủ thuế và được chứng minh ở rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm nhưng (Kennedy và Anyaduba, 2014) trong nghiên cứu “Impact of Tax Audit on Tax Compliance in Nigeria” lại chỉ ra rằng khả năng bị kiểm tra thuế khơng có tác động khơng đáng kể đến văn hóa tuân thủ thuế vốn được coi là thấp ở Nigerniạ Một điểm thú vị trong nghiên cứu của Togler (2003) đã chỉ ra là sự ép buộc khơng có tác dụng tích cực với tn thủ thuế như cách dự đoán tội phạm kinh tế truyền thống dự báọ Thậm chí cịn có một mối tương quan nghịch giữa cưỡng chế và tuân thủ thuế. Khả năng bị kiểm tra thuế có ảnh hưởng tiêu cực mạnh mẽ đến việc tuân thủ thuế hơn mức độ các hình phạt

Xử phạt: (Hoekema, 1986) khẳng định nhân tố xử phạt và nỗi sợ bị phạt hình

sự sau này có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi tuân thủ. Xử phạt là khái niệm gần với khái niệm trách nhiệm pháp lý vốn được coi là một loại quan hệ đặc biệt giữa nhà nước (thơng qua các cơ quan có thẩm quyền) và chủ thể vi phạm, trong đó nhà nước có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế có tính chất trừng phạt được quy định ở chế tài quy phạm pháp luật đối với chủ thể vi phạm pháp luật và chủ thể đó phải gánh chịu hậu quả bất lợi về vật chất, tinh thần do hành vi của mình gây rạ

Xử phạt được áp đặt bằng những sự trừng phạt nhằm mục đích thực thi các nghĩa vụ pháp lý. Nó được xem là nòng cốt của trật tự luật pháp (Schwartz và Orleans, 1967). (Swistak, 2016) cho rằng xử phạt thuế là một trong những cơng cụ có thể được sử dụng để ngăn chặn việc trốn thuế một cách hiệu quả. Cũng giống như nhân tố xác

suất bị kiểm tra thuế, xác suất càng cao thì hành vi trốn thuế càng giảm, thì với biến số này, mức tiền phạt càng cao thì việc trốn thuế càng trở nên nhiều rủi ro hơn cho người nộp thuế, do đó, họ sẽ hạn chế hành vi trốn thuế. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho rằng mức tiền phạt quá cao có thể sẽ gây ra những tác dụng khơng mong muốn, thậm chí làm cho hành vi trốn thuế tăng lên. (Minor, 1978; Tittle, 1980; Spicer và Lundstedt, 1976) thông qua các nghiên cứu của mình đã đưa ra kết quả là nhân tố xử phạt không ảnh hưởng đến nhân tố tuân thủ thuế của người nộp thuế trong khi (Grasmick và Scott, 1982) lại cho thấy kết quả nhân tố xử phạt có ảnh hưởng rất lớn đến tuân thủ thuế. Nghiên cứu của (Friedland, 1982) cho thấy xử phạt cao hay thấp đều có mức độ ảnh hưởng tương đương đến nhân tố tuân thủ thuế. Tuy nhiên, nghiên cứu của Friedland cũng cho thấy tiền phạt lớn với xác suất bị phát hiện thấp sẽ có tác động mạnh mẽ hơn xử phạt thấp và khả năng bị phát hiện caọ

Chi phí tuân thủ thuế: Chi phí tuân thủ thuế là chi phí phát sinh của người nộp

thuế do nghĩa vụ của mình để tuân thủ các luật thuế có liên quan của một quốc gia (Fischer và cộng sự, 1992). “Chi phí tuân thủ thuế doanh nghiệp” là thuật ngữ dùng để chỉ giá trị của các nguồn lực chi tiêu của người nộp thuế của công ty trong việc tuân thủ với chi phí tuân thủ thuế bao gồm các chi phí nội bộ (giá trị thời gian của nhân viên công ty về các vấn đề thuế), chi phí bên ngồi (phí trả để các chuyên gia thuế bên ngồi) và các chi phí phát sinh (các mặt hàng văn phịng phẩm, máy tính, điện thoại và tranh tụng chi phí).

1.2.3.2. Nhóm nhân tố hành vi, xã hội

Chuẩn mực đạo đức xã hội: Khái niệm chuẩn mực có nguồn gốc từ tiếng lating, có nghĩa là quy tắc, sợi chỉ xuyên suốt. (Macionis, 2009) định nghĩa chuẩn mực đạo đức xã hội “là tổng số những mong đợi, những yêu cầu, những quy tắc của xã hội được ghi nhận bằng lời, bằng ký hiệu hay bằng các biểu trưng, mà qua đó xã hội định hướng hành vi của các thành viên. Người ta thấy chuẩn mực có trong đạo đức theo nghĩa các tiêu chuẩn hành vị Nói đến chuẩn mực là nói đến một sự đánh giá, phán xử: cái gì phù hợp chuẩn mực tức là bình thường, cái gì ngược với chuẩn mực là lệch chuẩn, bất hình thường”. (Cialdini và Trost, 1998) đưa ra định nghĩa chuẩn mực xã hội là những quy tắc và tiêu chuẩn được hiểu bởi các thành viên của một nhóm, và điều đó hướng dẫn và/hoặc hạn chế hành vi xã hội mà không cần sự ép buộc của pháp luật. Bốn loại chuẩn mực xã hội được xác định bởi (Cialdini và Trost, 1998) là: Định mức mô tả, quy phạm mệnh lệnh, chuẩn chủ quan và chuẩn cá nhân. Định mức mơ tả có liên quan với những gì mọi người thực sự làm. Nó đề cập đến nhận thức của "các hành động phổ biến nhất thực sự được trưng bày trong một nhóm xã hội” ví dụ như số lượng và tần suất của việc uống rượu phần lớn được hình thành từ những quan sát việc

tiêu thụ rượu của người khác. Park và Smith cho thấy các chỉ tiêu mô tả có thể được cảm nhận cả ở mức độ cá nhân và xã hội và được coi là "niềm tin cá nhân về sự phổ biến của các hành vi". Định mức mô tả là những tiêu chuẩn phát triển ra khỏi quan sát làm thế nào những người khác thực sự cư xử trong các tình huống cụ thể. Chuẩn mực mệnh lệnh, mặt khác, chỉ rõ những gì nên được thực hiện và do đó các quy tắc đạo đức của nhóm. Chuẩn chủ quan liên quan cụ thể đến mong đợi (tức là, quy phạm mệnh lệnh) của nhóm tham khảo khác (như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp). Cuối cùng, chuẩn cá nhân là quan điểm của chính mình hoặc mong đợi các hành vi thích hợp, có thể phát sinh từ chủ quan và/hoặc chuẩn mô tả.

Đạo đức thuế được (Frey, 1997) định nghĩa là "động lực nội tại" của tuân thủ

thuế, mà do "đạo đức công dân" làm cho người nộp thuế thực hiện theo, trái ngược với "động lực bên ngồi", cịn được gọi là tác động răn đe, trong đó người nộp thuế nộp vì sợ sự trừng phạt mà phải tuân thủ thuế. Đạo đức thuế còn được coi là "một nghĩa vụ đạo đức để nộp thuế" hoặc "một niềm tin vào việc đóng góp cho xã hội bằng cách trả thuế”. Nó cũng được định nghĩa là "sự tồn tại của một động lực nội tại để nộp thuế" (Torgler, 2003a; Torgler, 2004), (Torgler và Schneider, 2009; Torgler, 2005b). (Song và Yarbrough, 1978a) đưa ra định nghĩa đạo đức thuế là một hành vi chuẩn mực chỉ đạo các công dân với tư cách là người nộp thuế trong mối quan hệ với chính phủ. Nói cách khác, đạo đức thuế có thể được hiểu là một khái niệm dùng để mô tả các nguyên tắc đạo đức hay các giá trị của mỗi cá nhân đối với việc thanh toán tiền thuế (Torgler và Murphy, 2004).

Danh tiếng: Như (Bénabou và Tirole, 2006) đã nói một trong những động cơ để con người thực hiện hành vi là động cơ xây dựng hình ảnh cho bản thân (image concern). Giữ gìn danh tiếng và hình ảnh cũng là một trong những nguyên tắc sống còn của rất nhiều doanh nghiệp hiện nay bởi trong kinh doanh bên cạnh các chiến lược để tăng doanh thu và lợi nhuận, các doanh nghiệp cũng rất quan tâm đến việc khách hàng cảm nhận thế nào về đạo đức và danh tiếng của cơng ty vì đó là nhân tố quan trọng để khách hàng tin tưởng và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. (Turban và Greening, 1997) cho rằng, đối với khách hàng, việc doanh nghiệp thực hiện các trách nhiệm xã hội của mình sẽ nâng cao hình ảnh và danh tiếng của doanh nghiệp. Ngược lại, để giữ gìn hình ảnh và danh tiếng của mình các doanh nghiệp cần phải thực hiện các trách nhiệm xã hội và một trong các trách nhiệm đó là phải tuân thủ quy định của pháp luật và nộp thuế.

Danh tiếng của doanh nghiệp được (Gotsi và Wilson, 2001) định nghĩa là sự đánh giá chung của các bên liên quan về doanh nghiệp. (Long-Tolbert, 2000) lại đưa ra

định nghĩa danh tiếng của doanh nghiệp là sự đánh giá tổng thể của các bên liên quan tới doanh nghiệp dựa trên những việc làm của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và kể cả những hành động có thể dự đốn trong tương laị

Nghiên cứu về hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế Mỹ năm 1992, sở thuế vụ Mỹ cho rằng 91.7% các báo cáo về thu nhập chịu thuế đã báo cáo là các báo cáo thật. Từ kết quả đó, (Andreoni và cộng sự, 1998) đưa ra giả thiết hoặc là người nộp thuế có

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp việt nam nghiên cứu trường hợp thành phố hà nội (Trang 30 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)