Tóm tắt các giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp việt nam nghiên cứu trường hợp thành phố hà nội (Trang 60)

hiệu Nội dung

Chiều tác

động mong

muốn

H1a: Khả năng bị kiểm tra thuế có mối quan hệ với hành vi tuân

thủ thuế tự nguyện +

H1b: Khả năng bị kiểm tra thuế có mối quan hệ với hành vi tuân

thủ thuế bắt buộc +

H2 Xử phạt có mối quan hệ với tuân thủ thuế bắt buộc +

H3a Chuẩn mực xã hội có mối quan hệ với hành vi tuân thủ thuế

tự nguyện +

H3b Chuẩn mực xã hội có mối quan hệ với hành vi tuân thủ thuế

bắt buộc +

H4a Danh tiếng của doanh nghiệp có mối quan hệ với tuân thủ

thuế tự nguyện +

H4b Danh tiếng của doanh nghiệp có mối quan hệ với tuân thủ

thuế bắt buộc +

H5 Đạo đức thuế có mối quan hệ với tuân thủ thuế tự nguyện +

H6a Tuân thủ thuế tự nguyện có mối quan hệ với tuân thủ thuế +

H6b Tuân thủ thuế bắt buộc có mối quan hệ với tuân thủ thuế +

H7 Tuân thủ thuế tự nguyện và tuân thủ thuế bắt buộc có mối

Kết luận chương 2

Trong chương 2, luận án đã trình bày được được một số vấn đề sau:

Thứ nhất, làm rõ các khái niệm về thuế, tuân thủ thuế, trốn thuế và tránh thuế, phân loại tuân thủ thuế

Thứ hai, trình bày được các lý thuyết gốc được áp dụng trong các nghiên cứu về tuân thủ thuế.

Thứ ba, xây dựng mơ hình nghiên cứu cùng các giả thuyết nghiên cứụ

Trong chương tiếp theo luận án sẽ trình bày cụ thể về thiết kế nghiên cứu và thực hiện nghiên cứu để trả lời câu hỏi nghiên cứụ

CHƯƠNG 3

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Để có thể trả lời câu hỏi nghiên cứu và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ở trên, tác giả trước hết thực hiện một nghiên cứu định tính là tiến hành phỏng vấn sau các chuyên gia về thuế là những nhà hoạch định chính sách thuế, các giám đốc và các kế toán thuế của doanh nghiệp, nhân viên cơ quan thuế nhằm kiểm tra và đánh giá sơ bộ sự phù hợp của các biến trong mơ hình nghiên cứụ Trong q trình phỏng vấn sâu có thể có gợi ý bổ sung hoặc loại trừ một số biến cho phù hợp với phạm vi và hoàn cảnh nghiên cứu nhằm đảm bảo sự phù hợp của các giả thuyết nghiên cứu đưa rạ

Sau bước nghiên cứu định tính, với mơ hình nghiên cứu sau khi đã điều chỉnh cho phù hợp hơn tác giả thực hiện nghiên cứu định lượng bằng cách phát phiếu khảo sát trên mẫu nghiên cứu để tiến hành kiểm định mơ hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứụ

3.1. Nghiên cứu định tính

Mục tiêu của nghiên cứu định tính là tìm hiểu thực trạng tn thủ thuế của các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay hướng đến các việc đánh giá các nhân tố trong mơ hình nghiên cứụ Việc lấy ý kiến về các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế trong mơ hình được thực hiện ở nhiều đối tượng đang tham gia vào việc thực thi thuế như các chuyên gia hoạch định chính sách thuế, nhân viên cơ quan thuế và các doanh nghiệp Việt Nam đang thực hiện nghĩa vụ thuế.

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu định tính

Để thực hiện được mục tiêu trên, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu với 3 nhóm đối tượng:

Nhóm 1: Là các chuyên gia hoạch định chính sách thuế gồm ba ngườị Họ là các lãnh đạo cấp cáo của Bộ Tài chính và Tổng Cục thuế, những người có đề xuất trực tiếp trong các sửa đổi bổ sung các văn bản chính sách thuế. Mục đích của việc phỏng vấn này là tìm hiểu đánh giá của những người làm chính sách thuế về các nhân tố quan trọng tác động đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế và tính phù hợp của mơ hình nghiên cứu trong bối cảnh hiện naỵ

Nhóm 2: Nhân viên cơ quan thuế cấp Chi cục gồm năm ngườị Họ là những người đang trực tiếp làm thuế. Mục đích của phỏng vấn là đánh giá và tư vấn về sự phù hợp của các nhân tố trong mơ hình nghiên cứụ

Nhóm 3: Các giám đốc doanh nghiệp, các kế toán thuế gồm năm ngườị Họ là những người đang hàng ngày thực hiện các quy định về thuế. Việc tuân thủ thuế trong cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp và tự chịu trách nhiệm hiện nay phụ thuộc khá nhiều vào tính tự giác của người nộp thuế. Mục đích của việc phỏng vấn này là tìm hiểu những suy nghĩ và đánh giá của người nộp thuế về thực trạng tuân thủ thuế của người nộp thuế. Đồng thời hướng họ vào đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế.

Việc phỏng vấn được tiến hành ở địa điểm do người được phỏng vấn lựa chọn. Khi thực hiện phỏng vấn, đa số người phỏng vấn không sẵn sàng cho tác giả ghi âm cuộc phỏng vấn vì nhiều lý dọ Bởi vậy, nội dung phỏng vấn được tác giả ghi chép lại đầy đủ. Các câu hỏi thường được hỏi trong các cuộc phỏng vấn là: Theo ông/bà, những nhân tố nào ảnh hưởng mạnh nhất đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế hiện naỷ Theo ông/bà, nhân tố nào có tác động mạnh nhất đến tuân thủ thuế tự nguyện/tuân thủ thuế bắt buộc?

Các bản ghi chép nội dung cuộc phỏng vấn được nhập vào máy tính và được phân nhóm theo từng nội dung. Các phát hiện nghiên cứu được đánh dấu và tập hợp dựa trên tần suất các ý tưởng, các từ khóa liên quan đến chủ đề nghiên cứu mà các đối tượng đề cập trong cuộc phỏng vấn.

3.1.2. Kết quả nghiên cứu định tính

Tiến hành phỏng vấn các nhân viên quản lý thuế. Sau khi giới thiệu qua mơ hình và các khái niệm, các chuyên gia đều cho rằng vấn đề tuân thủ thuế đã được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam. Đánh giá về các khái niệm trong mơ hình như: Tuân thủ tự nguyện và tuân thủ bắt buộc, danh tiếng, chuẩn mực xã hội, đạo đức thuế …tác giả ghi nhận các ý kiến.

Chuyên gia 1 “…Tôi nghĩ bản thân từ tuân thủ đã là bắt buộc rồi và sự thực là tuân thủ thuế là phải bắt buộc chứ khơng có tự nguyện hay không tự nguyện”

“… người nộp thuế đa số là có ý thức đóng thuế, người ta làm ăn cũng nghĩ đến lâu dài…” (Cán bộ thuế 1)

“ ….Xử phạt và kiểm tra là hai yếu tố quan trọng trong quản lý thuế nhưng lạm dụng sẽ lại quay lại thời sưu cao, thuế nặng, không phải là xu hướng trong quản lý thuế hiện đạị Quan trọng nhất là phải tập trung vào ý thức, mà ý thức là phải được bồi dưỡng từ nhỏ, qua vài chục năm mới có thể hình thành ý thức xã hội tốt được….” (Chuyên gia 1).

“…kiểm tra thì tốt rồi nhưng báo chí vừa rồi đưa tin doanh nghiệp mỗi năm tiếp hàng chục đồn kiểm tra, khơng tập trung được vào sản xuất kinh doanh nữạ Vậy là hại chứ lợi gì…” (Người nộp thuế 2)

“… tơi nghĩ lựa chọn nhân tố danh tiếng cũng hợp lí vì bây giờ kinh doanh cần coi trọng uy tín. Cạnh tranh nhiều như vậy mà kinh doanh chụp giật thì khơng tồn tại được…” (Người nộp thuế 2)

Khi được hỏi mối quan hệ giữa các nhân tố đến tuân thủ thuế tự nguyện và tuân thủ thuế bắt buộc, tác giả ghi nhận ý kiến sau:

Chuyên gia 2 “…xã hội càng văn minh, mội người càng có ý thức cơng dân tốt thì càng tự nguyện tuân thủ thuế…”

“…đạo đức của con người sẽ chỉ ảnh hưởng đến tính tự nguyện mà khơng ảnh hưởng đến tính bắt buộc vì bản thân đạo đức tốt hay không tốt nó sẽ dẫn đến hành động tự nguyện hay không tự nguyện nộp thuế chứ không liên quan đến việc bắt buộc… ”(chuyên gia 2)

Nhân tố được một số người được phỏng vấn nhắc tới là nhân tố danh tiếng. Đa số các ý kiến đều cho rằng danh tiếng có ảnh hưởng đến tính tn thủ của người nộp thuế vì nó thể hiện trách nhiệm xã hội của người nộp thuế. Việc nộp thuế đầy đủ và đúng hạn của người nộp thuế sẽ khơng chỉ góp phần nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp với khách hàng mà cịn nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp với các đối tác, với chính quyền, xã hội, nhân viên.

“….Tôi sẽ không muốn mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ của một doanh nghiệp trốn thuế” (Người nộp thuế 2).

“… quan trọng chứ, đặc biệt là người Nhật, họ rất coi trọng và luôn nỗ lực xây dụng và giữ gìn hình ảnh doanh nghiệp. Việc trốn thuế đối với họ không chỉ liên quan đến yếu tố danh tiếng mà quan trọng hơn đó là “liêm sỉ”” (Chuyên gia 1)

Khi được đề nghị xem mơ hình nghiên cứu đề xuất, tác giả ghi nhận ý kiến “…mục tiêu của luận án là nghiên cứu mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế, bởi vậy mối quan hệ giữa nhân tố tuân thủ thuế bắt buộc và tuân thủ thuế tự nguyện khơng phải mục tiêu chính của nghiên cứu…” (Chun gia 3)

Khi được hỏi liệu có nhân tố nào khác tác động đến tuân thủ thuế không tác giả ghi nhận ý kiến:

“…nhiều nhân tố lắm nhưng cũng cần cân nhắc nhân tố nào quan trọng hơn, tiền mình bỏ ra mà….” (Người nộp thuế 5)

Từ ý kiến của người nộp thuế trên, tác giả tiếp tục đưa nhân tố sở hữu vào để khai thác ý kiến của các chuyên gia và nhận được ý kiến sau:

“…. Nếu là cơng ty của mình, thì tiền đóng thuế cũng là mình bỏ ra, phải cân nhắc đấy…” (Người nộp thuế 4)

“…các doanh nghiệp có trên 50% vốn nhà nước trên địa bàn quản lý thường ít nợ thuế và có sai phạm thuế lắm. Cịn doanh nghiệp cổ phần, tư nhân thì nợ thuế nhiều hơn…” (Cán bộ thuế 2)

Khi được hỏi liệu có sự khác biệt giữa việc đóng thuế của doanh nghiệp nhà nước với doanh tư nhân và doanh nghiệp gia đình, tác giả ghi nhận”

“…. tiền nhà nước, chả tội gì khơng đóng thuế để mang tội vào thân…” (Người nộp thuế 3)

“…. Cũng còn tùy nhé, một bên là bỏ tiền nhà nước để tuân thủ thuế, một bên là bỏ tiền túi, cũng có khác biệt đấy” (Người nộp thuế 5)

3.1.3. Mơ hình và giả thuyết nghiên cứu điều chỉnh sau nghiên cứu định tính

Từ cơ sở nghiên cứu định tính trên đây, đã có cơ sở để tác giả đưa các biến danh tiếng, đạo đức thuế, chuẩn mực xã hội, xử phạt vào mơ hình nghiên cứụ Tác giả tạm thời không đặt mục tiêu kiểm định mối quan hệ giữa tuân thủ thuế bắt buộc và tn thủ thuế tự nguyện vào mơ hình vì đây khơng phải mục tiêu chính của nghiên cứụ Từ phỏng vấn sâu ghi nhận ý kiến, nếu người nộp thuế là doanh nghiệp tư nhân, tự bỏ tiền của mình ra nộp thuế, thái độ tuân thủ thuế có thể sẽ khác với doanh nghiệp nhà nước. Nghiên cứu tổng quan cho thấy (Nur-tegin, 2008) trong nghiên cứu thực nghiệm của mình cũng chỉ ra rằng, các doanh nghiệp tư nhân có khả năng không tuân thủ thuế nhiều hơn các doanh nghiệp nhà nước điều này được lý giải là bởi lợi ích từ việc che giấu phần doanh thu chịu thuế của các doanh nghiệp tư nhân sẽ trực tiếp hơn so với doanh nghiệp nhà nước. Từ đó dẫn đến tính tự nguyện trong tuân thủ thuế là khác nhaụ Trong bối cảnh của Việt Nam, sở hữu nhà nước và sở hữu tư nhân vẫn còn khá đặc trưng, tác giả quyết định đưa thêm biến sở hữu và mơ hình như một biến kiểm sốt.

Mơ hình nghiên cứu sau nghiên cứu định tính được điều chỉnh như sau:

Hình 3.1: Mơ hình nghiên cứu sau nghiên cứu định tính Bảng 3.1: Các giả thuyết nghiên cứu sau nghiên cứu định tính Bảng 3.1: Các giả thuyết nghiên cứu sau nghiên cứu định tính

hiệu Nội dung

Chiều tác

động mong

muốn

H1a: Khả năng bị kiểm tra thuế có mối quan hệ với hành vi tuân thủ thuế tự nguyện

+

H1b: Khả năng bị kiểm tra thuế có mối quan hệ với hành vi tuân thủ thuế bắt buộc

+

H2 Xử phạt có mối quan hệ với tuân thủ thuế bắt buộc +

H3a Chuẩn mực xã hội có mối quan hệ với hành vi tuân thủ thuế tự nguyện

+

H3b Chuẩn mực xã hội có mối quan hệ với hành vi tuân thủ thuế bắt buộc +

H4a Danh tiếng của doanh nghiệp có mối quan hệ với tuân thủ thuế tự nguyện

+

H4b Danh tiếng của doanh nghiệp có mối quan hệ với tuân thủ thuế bắt buộc

+

H5 Đạo đức thuế có mối quan hệ với tuân thủ thuế tự nguyện +

H6a Tuân thủ thuế tự nguyện có mối quan hệ với tuân thủ thuế +

H6b Tuân thủ thuế bắt buộc có mối quan hệ với tuân thủ thuế +

H7 Sở hữu có quan hệ với tuân thủ thuế tự nguyện +

Khả năng bị kiểm tra thuế

Chuẩn mực xã hội Danh tiếng doanh nghiệp Đạo đức thuế Tuân thủ bắt buộc Tuân thủ tự nguyện Tuân thủ thuế Xử phạt Sở hữu

3.2. Nghiên cứu định lượng

Từ kết quả của tổng quan và nghiên cứu định tính, tác giả đề xuất được mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứụ Để có thể kiểm định được các giả thuyết đó, tác giả tiến hành phát bảng hỏi để khảo sát, điều tra trên diện rộng thông qua việc phát phiếu phỏng vấn các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội sau đó phân tích số liệu để xem có bằng chứng ủng hộ các giả thuyết nghiên cứu hay không.

Đối tượng tham gia trả lời phỏng vấn là các học viên trong các lớp học kế toán trưởng và giám đốc, những kế toán trong các lớp tập huấn chính sách thuế của cơ quan thuế. Mục đích là để tìm kiếm các đối tượng đang thực sự làm thuế và nộp thuế. Các học viên được thông báo về cuộc khảo sát trước một tuần. Mục đích để giữ sự ổn định của cảm xúc và thái độ nghiêm túc của người tham gia trả lời bảng hỏị Người được phát phiếu được hoàn toàn tự nguyện trả lời hay không trả lờị Điều này giúp làm tăng tính hiệu quả của cuộc khảo sát.

3.2.1. Thiết kế nghiên cứu định lượng

Trình tự các bước thực hiện trong nghiên cứu định lượng được thực hiện như bảng sau:

Bảng 3.2: Trình tự thực hiện nghiên cứu định lượng

Các bước Nội dung thực hiện

1. Xây dựng bộ thang đo

- Từ tổng quan và từ nghiên cứu định tính lựa chọn bộ thang đo phù

hợp với mơ hình nghiên cứu

- Các thang đo bằng tiếng Anh sẽ được dịch sang tiếng Việt bởi hai

chuyên gia tiếng Anh độc lập để đảm bảo nội dung và không bỏ sót

nội dung của thang đo

2. Đánh giá thang đo

- Đảm bảo tính giá trị (Validity) của thang đo - Đảm bảo tính tin cậy (Realibility) của thang đo

+ Sau khi đảm bảo tính giá trị của thang đo, tác giả tiến hành phát

bảng hỏi để nghiên cứu thử nghiệm

+ Với mỗi biến cần đảm bảo chỉ số Cronbach alpha >0.7 để đảm bảo

thang đo là ổn định và tin cậy qua các lần đo

+ Nếu không đảm bảo, tác giả sẽ xem lại tổng quan, xem xét yếu tố dịch thuật, thảo luận với chuyên gia…

3. Nghiên cứu chính thức

- Hồn thiện bảng hỏi để phát phiếu nghiên cứu trên diện rộng - Thu thập số liệu

4. Phân tích số liệu - Sự dụng phần mềm SPSS, AMOS để thực hiện phân tích hồi quy và

3.2.2. Thang đo các biến

Thang đo Xử phạt

Để đo lường mối quan hệ giữa nhân tố xử phạt và tuân thủ thuế, luận án sử dụng thang đo của (Wenzel, 2002; Wenzel, 2004). Tác giả sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ từ 1= hồn tồn khơng đồng ý đến 5= hoàn toàn đồng ý để đánh giá ý kiến của người được phỏng vấn về câu hỏi giả định “Nếu bị cơ quan thuế phát hiện việc

trốn thuế, bạn nghĩ hậu quả nào sau đây có khả năng xảy ra” và bốn trường hợp

được đưa ra để đánh giá ý kiến của người được phỏng vấn là: “Nộp thuế với số tiền

phạt tương đối nhỏ; Trả tiền phạt đáng kể; Bị kiểm tra thuế chi tiết hơn vào những

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp việt nam nghiên cứu trường hợp thành phố hà nội (Trang 60)