Đánh giá tuân thủ báo cáo của người nộp thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp việt nam nghiên cứu trường hợp thành phố hà nội (Trang 97 - 105)

2014 2015 2016 2017

Tỷ lệ doanh nghiệp thanh tra phát hiện sai phạm 72% 65% 68% 63%

Tỷ lệ doanh nghiệp kiểm tra có sai phạm 1.8% 2.7% 3.5% 2.5%

Năm 2014:

Thực hiện năm 2014, cục thuế hoàn thành kết quả thanh tra tại 914 cuộc thanh tra, đạt 59% chỉ tiêu kế hoạch, với kết quả: Tổng số truy thu, truy hoàn và phạt: 977 tỷ đồng; giảm lỗ: 1.051 tỷ đồng; giảm khấu trừ: 255 tỷ đồng. Nợ đọng sau thanh tra: 358 tỷ.

So với cùng kỳ năm 2013, giảm 13,0% về số lượng và giảm 21,7% về kết quả truy thu, truy hoàn và phạt.

Trong đó: Kết quả thanh tra theo một số chuyên đề như sau:

- Thanh tra sau hoàn thuế: Hoàn thành kết quả thanh tra sau hoàn thuế tại 120 DN tương ứng với 356 quyết định hoàn thuế với số tiền hoàn là 6.782 triệu đồng. Số lượng quyết định bị xử lý truy hoàn là 127 quyết định, số thuế truy hoàn là 13,8 tỷ đồng, phạt truy hoàn: 1,73 tỷ đồng.

- Thanh tra DN hưởng miễn giảm thuế: Hoàn thành kết quả thanh tra tại 19 DN được ưu đãi miễn, 301 DN hưởng ưu đãi giảm thuế thuế. Kết quả số thuế được miễn tăng 866 triệu đồng; số thuế được ưu đãi giảm là 3,2 tỷ đồng.

- Thanh tra các doanh nghiệp báo cáo lỗ hoạt động sản xuất kinh doanh: Hoàn thành kết quả thanh tra tại 139 doanh nghiệp, kết quả: Giảm khấu trừ 38 tỷ đồng giảm lỗ 1,1 tỷ đồng, truy thu 98 tỷ đồng, phạt: 42 tỷ đồng, truy hoàn 2,6 tỷ đồng, phạt truy hoàn 510 trđ.

- Thanh tra NNT có quan hệ liên kết theo Thơng tư 66: Hồn thành thanh tra tại 116 DN có quan hệ liên kết, kết quả: giảm khấu trừ 19 tỷ đồng, giảm lỗ: 238 tỷ đồng, truy thu 176 tỷ đồng, phạt 77 tỷ đồng, tổng số thuế truy hoàn 6,3 tỷ đồng, phạt truy hoàn: 181 triệu đồng.

- Kết quả kiểm tra tại trụ sở CQT: Đã kiểm tra 131.181 hs, số HS chấp nhận: 125.418 hs; số HS điều chỉnh: 976 hồ sơ (điều chỉnh tăng: 96.749 trđ; điều chỉnh giảm: 1.277 trđ; giảm lỗ: 31.432 trđ; giảm khấu trừ: 40.667 trđ); số hồ sơ đề nghị kiểm tra tại DN: 2.608 hồ sơ; Không phát sinh hồ sơ ấn định qua công tác kiểm trạ

- Kết quả kiểm tra tại trụ sở NNT: Toàn ngành hoàn thành 5.347 cuộc kiểm tra, đạt 43,7% chỉ tiêu kế hoạch (trong đó kiểm tra trước hồn 421 cuộc, kiểm tra sau hoàn 309 cuộc, kiểm tra chấp hành pháp luật thuế khác là 4.617 cuộc); Số cuộc kiểm tra có xử lý: 3.816/5.347 (71,4%). Giảm thuế GTGT được khấu trừ: 94,0 tỷ đồng; Giảm lỗ: 681,9 tỷ đồng; tăng miễn giảm: 24,3 tỷ đồng; giảm số đề nghị hoàn: 256,1 tỷ; Tổng số thuế truy thu, truy hồn và phạt: 905,3 tỷ; trong đó: Truy thu: 627,1 tỷ; truy hoàn: 8,7 tỷ và số tiền phạt: 269,5 tỷ; Tổng số thuế đã nộp NSNN: 706,9 tỷ (nộp nợ đọng năm

trước: 136,1 tỷ; nộp phát sinh trong năm: 570,8 tỷ); Số nợ đọng chuyển kỳ sau: 476,9 tỷ (trong đó: nợ năm trước: 138,7 tỷ).

Năm 2015:

Năm 2015, cục thuế Hà Nội đã chuyển hồ sơ đề nghị cơ quan Công an điều tra, xác minh sai phạm về thuế 197 vụ, liên quan đến 194 DN có dấu hiệu phát hành hố đơn trái phép. Năm 2015 cơ quan công an đã khởi tố 01 vụ (Công ty CP xuất nhập khẩu mỏ Việt Bắc và một hộ cá nhân kinh doanh)

- Kiểm tra tại trụ sở CQT đã phát hiện 382 lượt hồ sơ có vi phạm: thực hiện điều chỉnh tăng số thuế: 16,5 tỷ; giảm khấu trừ 3,0 tỷ; giảm lỗ 5,9 tỷ;

- Thanh kiểm tra tại trụ sở NNT: Năm 2015 hoàn thành 11.147 cuộc với số thuế truy thu, truy hoàn và phạt: 2.588 tỷ, tăng 73% về số lượng và tăng 36% về số thuế xử lý qua thanh tra, kiểm tra (Trong đó: Thanh tra: 1.512 cuộc với số thuế truy thu, truy hoàn và phạt: 1.102 tỷ, tăng 65% về số lượng và tăng 13% về số thuế; Kiểm tra: 9.635 cuộc với số thuế xử lý truy thu, truy hoàn và phạt: 1.486 tỷ đồng, tăng 74% về số lượng và tăng 61% về số thuế).

Năm 2016:

Thực trạng báo cáo thuế của năm 2016 như sau:

- Kiểm tra tại trụ sở CQT: kiểm tra 199.565 lượt hồ sơ, qua đó đã phát hiện 2.675 lượt hồ sơ có vi phạm, chiếm tỷ lệ các hồ sơ vi phạm/ tổng số hồ sơ kiểm tra là 1.34%, thực hiện điều chỉnh tăng số thuế 64,0 tỷ; giảm khấu trừ 19,4 tỷ; giảm lỗ 138,3 tỷ đồng.

- Kiểm tra tại trụ sở NNT: hoàn thành 15.771 cuộc kiểm tra, đạt 91,8% so với kế hoạch, phát hiện 9.535 hồ sơ vi phạm với tổng số thuế truy thu, hoàn, phạt là 1.923 tỷ; Giảm thuế GTGT được khấu trừ là 970 tỷ; Giảm hoàn là 199 tỷ; Giảm lỗ là 1.697 tỷ. (So với năm 2015, số cuộc kiểm tra tăng 63,7%; tổng số truy thu, truy hoàn, phạt tăng 29,4%). - Thanh tra tại trụ sở NNT: Cục thuế TP Hà Nội hoàn thành 1.198 cuộc thanh tra, đạt 101,5% kế hoạch với tổng số thuế truy thu, truy hoàn, phạt là 1.355 tỷ; Giảm thuế GTGT được khấu trừ là 141 tỷ; Giảm lỗ là 3.862 tỷ. (So với năm 2015, tổng số truy thu, truy hoàn, phạt tăng 23,0%).

Cùng với việc tập trung thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở kinh doanh có dấu hiệu rủi ro cao về thuế; thanh, kiểm tra về các công tác xử lý hóa đơn, năm 2016, Cục thuế Thành phố Hà Nội còn tập trung chú trọng thanh, kiểm tra 100% hồ sơ sau hồn có số thuế hồn lớn và các doanh nghiệp được kiểm soát, phân loại có rủi ro cao về thuế. Trong năm 2016, cục thuế thành phố Hà Nội hoàn thành 315 quyết định thanh

tra, kiểm tra sau hoàn cho 487 lệnh hoàn. Kết quả đã ban hành 146 quyết định xử lý, thu hồi hoàn 120,8 tỷ, tiền phạt chậm nộp là 52,3 tỷ.

Năm 2017:

Đã hoàn thành 18.062 cuộc thanh, kiểm tra (trong đó 1.043 cuộc thanh tra, đạt 102,5% kế hoạch, phát hiện 1.010 hồ sơ có sai phạm), tăng 5,7% so với năm 2016; Tổng số truy thu, truy hoàn và phạt là 3.303 tỷ (Thanh tra: 1.428 tỷ; Kiểm Tra: 1.875 tỷ), tăng 7,4% so với năm 2016; Giảm thuế GTGT còn được khấu trừ: 414 tỷ (Thanh tra: 173 tỷ;

Kiểm Tra: 241 tỷ); Giảm lỗ: 7.937 tỷ (Thanh tra: 3.816 tỷ; Kiểm Tra: 4.121 tỷ)

Nhìn chung, tỷ lệ doanh nghiệp thanh tra, kiểm tra phát hiện sai phạm qua các năm đều ổn định quanh mức 3,5%. Đây là tỷ lệ không lớn và thể hiện thực trạng tuân thủ báo cáo thuế của người nộp thuế là khá tốt tại Hà Nộị

4.2.4. Thực trạng tuân thủ thuế của các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội từ đánh giá của các doanh nghiệp nộp thuế. thành phố Hà Nội từ đánh giá của các doanh nghiệp nộp thuế.

Để tìm hiểu về đánh giá chung của các doanh nghiệp về thực trạng tuân thủ thuế, tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp 20 doanh nghiệp là những người đang nộp thuế để tìm hiểu, cụ thể:

4.2.4.1. Thực trạng tuân thủ kê khai thuế của các doanh nghiệp Việt Nam trên

địa bàn thành phố Hà Nội

Một số câu hỏi được đưa ra là:

1. Doanh nghiệp anh/chị có thực hiện kê khai thuế theo quy định không? 2. Doanh nghiệp anh/chị có kê khai thuế đúng hạn khơng?

3. Doanh nghiệp anh/chị có gặp khó khăn gì khi tìm hiểu các quy định khi kê khai thuế không?

để đánh giá tuân thủ thuế kê khai thuế của các doanh nghiệp hiện nay thế nàỏ Và đây là một số câu trả lời:

“… doanh nghiệp tôi không lớn, kê khai thuế cũng đơn giản mà…” (Người nộp thuế 1) “… hỏi bác google là ra ngay hoặc gọi hỏi trực tiếp có quan thuế, có số điện thoại hỗ trợ đấy nhưng sợ rằng nhiều khi cán bộ thuế cịn khơng nắm rõ nữa chứ…” (Người nộp thuế 5)

“…. Có gì khơng biết, chỉ cần gọi hỏi nhân viên thuế quản lý trực tiếp…” (Người nộp thuế 19)

Nhìn chung, 20/20 doanh nghiệp được hỏi để trả lời doanh nghiệp của họ kê khai thuế đúng hạn theo quy định của pháp luật và khơng gặp nhiều khó khăn trong việc nắm bắt các chính sách thuế mới khi kê khaị

4.2.4.2. Thực trạng tuân thủ thanh toán thuế của các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nộị

Để tìm hiểu về thực trạng tuân thủ thanh toán thuế của các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội, tác giả đưa ra một số câu hỏi sau:

1. Doanh nghiệp anh/chị có thanh tốn tiền thuế đúng hạn khơng? 2. Doanh nghiệp anh/chị có thanh tốn tiền nợ thuế đúng hạn không?

3. Doanh nghiệp anh/chị đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế chưả Đa số các doanh nghiệp được phỏng vấn đều thực hiện thanh toán tiền thuế, tiền nợ thuế đúng hạn. 18/20 doanh nghiệp được phỏng vấn cho biết chưa bao giờ nợ tiền thuế, 1/20 doanh nghiệp trả lời có chậm nộp tiền thuế nhưng sau đó đã thanh tốn cả tiền thuế và tiền phạt chậm nộp. 1 doanh nghiệp cho biết vẫn còn nợ tiền thuế.

4.2.4.3. Thực trạng tuân thủ báo cáo thuế của các doanh nghiệp Việt Nam trên

địa bàn thành phố Hà Nộị

Để tiếp tục tìm hiểu về thực trạng tuân thủ báo cáo thuế của các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhận thấy đây là một vấn đề tương đối “nhạy cảm” tác giả đã đưa ra một số tình huống và ghi nhận các ý kiến đánh giá của những người được phỏng vấn về vấn đề trên, các câu hỏi được đưa ra là:

1. Một doanh nghiệp kê khai thuế làm giảm số thuế thực nộp, anh/chị đánh giá hiện tượng này thế nàỏ

2. Khi doanh nghiệp có nhiều chi phí “khơng chính thức” và doanh nghiệp đã “hợp lý hóa” các chi phí đó, anh/chị đánh giá hành động trên của doanh nghiệp như thế nàỏ

3. Anh/chị đánh giá doanh nghiệp mình tuân thủ báo cáo thuế không? Và tác giả đã ghi nhận các ý kiến sau:

“…tôi thấy bây giờ việc tuân thủ thuế cơ bản là tốt, chứng từ đều hợp pháp, đúng quy định…. người ta bỏ công bỏ sức ra kinh doanh chẳng nhẽ không công, để nộp thuế hết

à? Cần phải có bù đắp chứ, bao nhiêu khoản… nhưng chứng từ đều đúng quy định của pháp luật…” (Người nộp thuế 3)

“… có cơng khai thơng tin khơng đấỷ Tuân thủ chứ…” (Người nộp thuế 7) “… tuân thủ thuế chứ, cứ thế cho lành…” (Người nộp thuế 11)

“…. Cũng khó nói nhỉ. Tơi nói thật, tơi chả tn thủ 100% đâu…” (Người nộp thuế 10) “…. Tôi thấy doanh nghiệp nào mà chả thế, đều muốn tối đa hóa lợi nhuận nhất có thể và hơn thế nữa tơi khơng tin lắm vào đồng tiền thuế tơi đóng liệu có được sử dụng hiệu quả hay không….” (Người nộp thuế 14)

“… xem bạn bè thế nào thì mình làm thế….” (Người nộp thuế 1)

Khi được hỏi về các kiến thức về pháp luật thuế, đại đa số người được hỏi đều nắm được các quy định:

Khi được hỏi, có sợ bị phát hiện và phạt khơng, tác giả ghi nhận câu trả lời: “…. sợ chứ, gặp phải đội nào rắn là cũng mệt đấy…” (Người nộp thuế 2)

“ …. Ơi, kiểu gì mà chẳng có sai phạm, rồi cũng đâu vào đấy hết mà…” (Người nộp thuế 4) “… sợ thì đã chẳng làm, vì đây là lách chứ không phải trốn…” (Người nộp thuế 15)

Khi được hỏi về sự hài lòng của người nộp thuế với cơ quan thuế, tác giá ghi nhận: “… các cán bộ thuế dường như chỉ chăm chăm tìm ra lỗi sai phạm để xử phạt chứ khơng phải nhằm mục đích hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp…. Muốn hồn thuế GTGT phải đi lại ít nhất năm lần để giải trình với cơ quan thuế, có khi hơn….” (Người nộp thuế 17)

Như vậy, theo ghi nhận của tác giả về tình trạng tuân thủ thuế người nộp thuế của doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội từ phỏng vấn 20 doanh nghiệp tác giả nhận thấy, đa số các doanh nghiệp được phỏng vấn đều tuân thủ tốt kê khai thuế và thanh toán tiền thuế theo tờ khai thuế đúng thời hạn. Tuy nhiên, khi tiến hành phỏng vấn sâu hơn về tuân thủ báo cáo thuế, tác giả nhận thấy hiện tượng phần lớn các doanh nghiệp được phỏng vấn cho biết họ đồng tình với việc báo cáo thuế không đúng, khiến cho số thuế phải nộp giảm đi hay tỏ ra đồng tình với việc “hợp lý hóa” chứng từ. Điều này không hẳn xuất phát từ lý do người nộp thuế không nắm được các quy định về thuế mà do nhiều yếu tố tác động như: Tham khảo ý kiến của các doanh nghiệp tương tự, mất nhiều chi phí khơng chính thức…. Bên cạnh đó, tác giả ghi nhận mức độ hài lòng của các doanh nghiệp được phỏng vấn với cơ quan thuế còn chưa caọ

4.3. Kết quả kiểm định mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu

Để phân tích dữ liệu thu về, kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp SEM (structural equation modeling – mơ hình cấu trúc tuyến tính) thơng qua phần mềm AMOS. Tuy nhiên, trước đó, cần phải đánh giá hiệu lực của các thang đọ Việc đánh giá được thực hiện như sau:

1. Đánh giá độ tin cậy của từng thang đo để phân tích loại bỏ các biến khơng phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số thông qua hệ số Cronbach alphạ Yêu cầu đặt ra là hệ số Cronbach alpha > 0.7 và chỉ số tương quan biến tổng (item-to-total-corelation) >0.5 là tốt. Nếu chưa đạt cần cân nhắc bỏ đi 1 hoặc 1 vài items.

2. Thực hiện phân tích nhân tố khám phá từng biến EFA (Exploratory Factor Analysis) nhằm kiểm tra tính đơn hướng của thang đo nhằm loại bỏ một hoặc một số tiêu chí đo lường khơng phù hợp. Các items phải đảm bảo cùng tải (loading) về cùng 1 nhân tố (fator) với giá trị Eigen – Value >1 và KMO > 0.5 thì mới đạt yêu cầu (Kaiser, 1974). Tổng phương sai trích phải >=50% thì mới đạt yêu cầu (Anderson và Gerbing, 1988). 3. Thực hiện phân tích nhân tố khám phá cho tồn bộ biến nhằm đảm bảo cho các biến không tiềm ẩn yếu tố đa cộng tuyến, đảm bảo các biến quan sát đo lường cùng một biến tiềm ẩn, phải tải vào đúng biến đó, khơng tải vào biến khác.

4. Thực hiện phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmatory Factor Analysis). Đây là công đoạn cuối cùng để đánh giá thang đo, đảm bảo thang đo có độ tin cậy cao nhất. Yêu cầu đặt ra theo (Hair và cộng sự, 1998) là:

+ Chi-square nhỏ hơn hoặc bằng 5

+ GFI, TLI, CFI > 0,9 (Chỉ số mức độ tốt của sự phù hợp, Chỉ số tính phù hợp của thị trường, Chỉ số thích hợp so sánh)

+ RMSEA <= 0,08 (Căn bậc hai của xấp xỉ sai số)

- Đánh giá sự phù hợp của toàn bộ mơ hình: Đưa tồn bộ các biến quan sát vào chạy mơ hình nhằm đảm bảo các biên quan sát phù hợp với mơ hình (Chi-square/df <= 5 ; GFI, TLI, CFI > 0,9; RMSEA <= 0,08 )

4.3.1. Đánh giá độ tin cậy các thang đo bằng Cronbach’s alpha

Biến Tuân thủ thuế bắt buộc

Bảng 4.8: Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha của biến tuân thủ thuế bắt buộc

Biến quan sát

Trung Bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến Hệ số tương quan biến tổng Nhân tố tương quan bình phương Cronbach Alpha nếu loại biến Cronbach’s Alpha = 0.808 TTBB01 13.9196 4.529 .652 .478 .752 TTBB02 13.9246 4.484 .711 .549 .734 TTBB03 14.0101 4.525 .656 .439 .751 TTBB04 13.5075 5.029 .553 .331 .783

Thang đo Tuân thủ bắt buộc (TTBB) được đo bởi 5 biến quan sát độc lập với độ tin cậy Cronbach Alpha đạt .808 > 0.7 là tương đối caọ 4 biến quan sát TTBB1, TTBB2, TTBB3, TTBB4 có tương quan mật thiết với nhau, hệ số tương quan riêng phần với biến tổng có giá trị từ 0,553 đến 0,711.

Biến Tuân thủ thuế tự nguyện

Bảng 4.9: Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha của biến tuân thủ thuế tự nguyện

Biến quan sát

Trung Bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến Hệ số tương quan biến tổng Nhân tố tương quan bình phương Cronbach Alpha nếu loại biến Cronbach’s Alpha = 0.908 TTTN01 14.7789 7.365 .791 .662 .883 TTTN02 14.9548 6.680 .784 .689 .888

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp việt nam nghiên cứu trường hợp thành phố hà nội (Trang 97 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)