Mơ hình kiểm định giả thuyết nghiên cứu có thêm biến sở hữu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp việt nam nghiên cứu trường hợp thành phố hà nội (Trang 143 - 184)

Kết quả chạy SEM của tồn bộ mơ hình này thì độ phù hợp của mơ hình kiểm định cũng được thỏa mãn. Kết quả của kiểm định các giả thuyết nghiên cứu được thể hiện qua bảng “Bảng các trọng số hồi quy chuẩn hóa – Standart RegressionWeight)

Bảng 4.64: Bảng các trọng số hồi quy chuẩn hóa (Standardized Regression Weights)

Ước lượng Estimate Sai lệch chuẩn S.Ẹ Giá trị tới hạn C.R. Mức ý nghĩa P TTTN <--- DT .227 .120 1.885 .059 TTTN <--- ĐT .069 .136 .504 .614 TTTN <--- KT 1.954 .479 4.076 *** TTBB <--- XP .263 .060 4.367 *** TTBB <--- CM .124 .047 2.630 .009 TTBB <--- KT .467 .163 2.866 .004 TTBB <--- SH -.028 .066 -.415 .678 TTTN <--- SH .366 .097 3.768 *** TTT <--- TTTN .246 .075 3.299 *** TTT <--- TTBB .411 .189 2.180 .029 TTT <--- SH .162 .078 2.075 .038

Từ bảng trọng số hồi quy chỉ ra rằng, biến SH có quan hệ với biến TTTN và biến TTT với ý nghĩa thống kê cao dưới mức 5%. Tuy nhiên, biến SH lại khơng có quan hệ với biến TTBB, p-value = 0.678 chưa đạt mức ý nghĩa thống kê nên chưa có bằng chứng tìm ra mối tương quan giữa nhân tố sở hữu với tuân thủ thuế bắt buộc trong khuôn khổ nghiên cứụ Hơn nữa, hệ số của biến SH với biến TTTN và TTT đều dương cho thấy quan hệ này là thuận chiềụ

Như vậy, kiểm định phù hợp với giả thuyết nghiên cứu H7 “Sở hữu có quan hệ thuận chiều với tuân thủ tự nguyện”

Kết luận chương 4

Trong chương 4 này, tác giả trình bày các kết quả của nghiên cứu

Thứ nhất, tác giả tác giả trình bày cơ sở pháp lý đánh giá của cơ quan thuế về hoạt động tuân thủ thuế của người nộp thuế. Tiếp đó, tác giả trình bày thực trạng tn thủ thuế của các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội từ số liệu của cục thuế Hà Nộị Kết quả tuân thủ thuế của các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian qua là rất tốt.

Thứ hai, từ phỏng vấn người nộp thuế là các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội, tác giả ghi nhận ý kiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội có biểu hiện không tuân thủ thuế.

Thứ ba, tác giả tiến hành kiểm định độ tinh cậy của các thang đo bằng phân tích Cronbach Alpha, EFA, CFẠ Đồng thời phân tích mối quan hệ hồi quy giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Các thang đo và mơ hình đều phù hợp để đưa vào kiểm định giả thuyết.

Thứ tư, tác giả trình bày kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứụ 7/10 giả thuyết nghiên cứu được ủng hộ. Theo đó khả năng bị kiểm tra thuế có tác động thuận chiều với hành vi tuân thủ thuế tự nguyện, khả năng bị kiểm tra thuế có tác động thuận chiều với hành vi tuân thủ thuế bắt buộc, xử phạt có tác động thuận chiều với tuân thủ thuế bắt buộc, chuẩn mực xã hội có tác động thuận chiều với hành vi tuân thủ thuế bắt buộc, danh tiếng của doanh nghiệp có tác động thuận chiều với tuân thủ thuế tự nguyện, tuân thủ thuế tự nguyện có tác động thuận chiều với tuân thủ thuế, tuân thủ thuế bắt buộc có tác động thuận chiều với tuân thủ thuế. Giả thuyết đạo đức thuế có tác động đến tuân thủ thuế tự nguyện, danh tiếng có tác động đến tuân thủ thuế bắt buộc, chuẩn mực xã hội có tác động đến tuân thủ tự nguyện chưa được sự ủng hộ của dữ liệu nghiên cứu nàỵ

Thứ năm, tác giả tiếp tục đưa biến sở hữu như biến điều tiết để phân tích hồi quỵ Kết quả cho thấy khi đưa biến sở hữu vào phân tích hồi quy giữa các biến độc lập và biến tuân thủ thuế bắt buộc khơng có sự biến động trong các mối quan hệ giữa biến độc lập và biến tuân thủ thuế bắt buộc. Nhưng khi đưa biến sở hữu vào như biến điều tiết để phân tích mối liên quan giữa các biến độc lập với biến tuân thủ thuế tự nguyện cho thấy Sig của biến đạo đức thuế, danh tiếng, khả năng bị kiểm tra thuế và sở hữu đều có ý nghĩa thống kê với P-value < 0.05.

CHƯƠNG 5: KIẾN NGHỊ VÀ TỔNG KẾT 5.1. Một số kiến nghị

5.1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế

Trong nghiên cứu cho thấy nhân tố tuân thủ thuế tự nguyện tác động mạnh hơn đến hành vi tuân thủ thuế. Tuân thủ thuế tự nguyện được định nghĩa là việc trả tiền thuế chính xác, đầy đủ và đúng thời hạn mà không cần những nỗ lực ép buộc của chính phủ. Điều này cũng phù hợp với cơ chế tự tính, tự kê khai, tự nộp và tự chịu trách nhiệm của Việt Nam hiện naỵ Để giúp người nộp thuế tự nguyện tuân thủ thuế tốt cần nhiều yếu tố. Tuy nhiên một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu là hệ thống pháp luật thuế phải được kiện toàn và hoàn thiện. Việc xây dựng hoàn thiện khung pháp lý cần đảm bảo theo hướng tăng cường tiềm lực tài chính cho doanh nghiệp thơng qua việc giảm bớt nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế, tạo thêm nguồn lực cho doanh nghiệp tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh và đảm bảo sự công bằng cho doanh nghiệp. Thời gian qua, chính phủ đã thực hiện tốt điều này với việc liên tục nghiên cứu và ban hành các văn bản luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật thuế GTGT, luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật thuế TNDN và luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật thuế TNDN. Ngồi ra, phương thức xây dựng chế độ chính sách thuế cũng tiếp tục được cải tiến nhằm rút ngắn thời gian, chi phí; cải cách thủ tục hành chính, thơng qua việc lấy ý kiến đồng thời các đơn vị liên quan cùng với việc đăng thông tin lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân và triển khai xây dựng các thông tư, nghị định theo hình thức rút gọn...

Một trong những khó khăn của người nộp thuế khi thực hiện nghĩa vụ thuế là không nắm rõ hoặc toàn bộ các nội dung của văn bản pháp luật. Để khắc phục điều này trong các văn bản pháp luật, văn bản hướng dẫn chính sách thuế nên sử dụng những câu đơn, những từ ngữ dể hiểu, để hạn chế tối đa việc người nộp thuế lợi dụng các quy định không rõ ràng nhằm gian lận thuế.

Cần xem xét cẩn trọng khi tiếp tục thực hiện cải cách hành chính thuế để đạt được mục tiêu kép vừa khuyến khích doanh nghiệp sản xuất vừa tăng khả năng kiểm sốt của cơ quan thuế, tránh bỏ sót, lọt lỗị Muốn vậy thì chuẩn mực kế tốn và luật thuế cần điều chỉnh cho khơng có q nhiều khác biệt như hiện naỵ

Quy định rõ ràng hơn những nội dung pháp luật về thuế đặc thù đối với lĩnh vực kinh doanh đặc thù ví dụ như kinh doanh nhà hàng, kinh doanh bất động sản, kinh doanh chứng khốn... Ví dụ như kinh doanh bất động sản là các vấn đề xác định giá tính thuế giá trị gia tăng đối với chung cư cho phù hợp với Luật Kinh doanh bất động sản (phần phí bảo

trì chung cư); xác định doanh thu và chi phí khi có chênh lệch giữa số liệu nghiệm thu với số liệu phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; xác định các khoản chi phí phát sinh khi tạm tính doanh thu, có các chế tài để hạn chế tối đa tình trạng ghi giá bán trên hợp đồng mua bán thấp hơn giá thực tế người mua nhà phải trả…

Bên cạnh đó cần nghiên cứu hoàn thiện quy định về hồ sơ khai thuế một cách hợp lý nhất theo hướng vừa tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế vừa đảm bảo yêu cầu kiểm soát hoạt động kinh doanh của cơ quan thuế đối với người nộp thuế. Cùng với đó, cần đảm bảo quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật chặt chẽ, hợp lý, cơng khai và minh bạch để có thể lấy được ý kiến góp ý của đơng đảo quần chúng nhân dân, các chuyên gia và những người chịu tác động của văn bản pháp luật. Cần thực hiện điều tra, khảo sát kỹ lưỡng thực tiễn trước khi ban hành văn bản pháp luật. Đảm bảo tính tốn kỹ lưỡng mọi vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện luật trên cơ sở làm tốt công tác dự báo bởi những phương pháp làm việc khoa học và sát thực tiễn khách quan.

Đặc biệt, xuyên suốt những nội dung cụ thể trên, cần đảm bảo quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật chặt chẽ, hợp lý, công khai và minh bạch để có thể lấy được ý kiến góp ý của đông đảo quần chúng nhân dân, các chuyên gia và những người chịu tác động của văn bản pháp luật. Cần thực hiện điều tra, khảo sát kỹ lưỡng thực tiễn trước khi ban hành văn bản pháp luật. Đảm bảo tính tốn kỹ lưỡng mọi vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện luật trên cơ sở làm tốt công tác dự báo bởi những phương pháp làm việc khoa học và sát thực tiễn khách quan.

Nhiều chuyên gia thuế cũng cho rằng luật cần phân biệt đối tượng cố tình gian lận thuế với trường hợp gặp khó khăn, rủi ro trong kinh doanh để quy định cho phù hợp, trên tinh thần trân trọng người nộp thuế. Tuy nhiên, đấy là việc làm mang tính chủ quan và khó khả thi khi xây dựng luật.

Để tăng cường tuân thủ thuế, bên cạnh việc ban hành và điều chỉnh các văn bản quy định pháp luật thuế cịn cần cải cách hàng loạt các chính sách kinh tế vĩ mô khác. Đây là điều kiện cần được chính phủ quan tâm giải quyết. Chính phủ sớm chỉ đạo việc cải cách đồng bộ các chính sách như chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi, chính sách về doanh nghiệp, chính sách về lao động, về ngân hàng tài chính, xuất nhập khẩụ Các chính sách này cần xem thuế là địn bẩy quan trọng, kết hợp với chính sách thuế để tạo ra sức mạnh tổng hợp trong phát triển kinh tế xã hộị Chính phủ cũng cần nghiên cứu các biện pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế tiền mặt, nền kinh tế hoạt động ngầm vì nó hỗ trợ đắc lực cho việc trốn thuế. Các biện pháp có thể xem xét là khuyến khích sử dụng thẻ thanh tốn, quay xổ số hóa đơn, ưu đãi các

doanh nghiệp lưu giữ sổ sách kế tốn tốt...Bên cạnh đó, cần tiến hành đồng thời các biện pháp tăng cường phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong đối chiếu số liệu về NNT, theo vết các giao dịch qua từng nhà cung cấp, xử phạt nặng các trường hợp khơng lưu giữ sổ sách kế tốn đúng quy định.

Để tăng cường ý thức tuân thủ thuế, các nhà hoạch định chính sách thuế có thể phối hợp với các đơn vị liên quan như bộ giáo dục và đào tạo, các tổ chức giáo dục khác đưa vào chương trình đào tạo bậc cao đẳng, đại học, cao học những môn học liên quan đến đạo đức nghề nghiệp, đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên trong đó có hành vi tn thủ thuế. Các mơn học cần được thiết kế sao cho gần gũi, dễ hiểu, sinh động tránh nặng nề, cứng nhắc.

5.1.2. Hoàn thiện công tác quản lý thuế

Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhân tố có tác động mạnh đến tuân thủ thuế của người nộp thuế là nhân tố khả năng bị kiểm tra, xử phạt, danh tiếng, chuẩn mực xã hộị Để tăng cường tuân thủ thuế của người nộp thuế, cơ quan thuế cần làm nhiều biện pháp đồng bộ như:

5.1.2.1. Hoàn thiện hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, nâng cao ý thức của xã hội về tuân thủ thuế.

Tuyên truyền hỗ trợ là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để giúp người nộp thuế và cả xã hội nhận thức về trách nhiệm, nghĩa vụ và kiến thức để thực hiện nghĩa vụ thuế. Đây là cách tiếp cận tích cực giúp người nộp thuế có thể hiểu được nghĩa vụ thuế, hiểu được các quy định pháp luật về thuế và cả các hình phạt có thể gánh chịu để có thể tự nguyện tuân thủ thuế mà không gặp nhiều trở ngạị Cơ quan thuế có thể có thực hiện các giải pháp sau:

* Căn cứ vào mức độ tuân thủ thuế của các doanh nghiệp. Cơ quan thuế có thế xây dựng các các chương trình mục tiêu tuyên truyền hỗ trợ cho các nhóm doanh nghiệp thuộc các cấp độ tuân thủ thuế khác nhau, cụ thể:

Với nhóm các doanh nghiệp ln sẵn sàng tự nguyện tuân thủ thuế, các chương trình tuyên truyền hỗ trợ là những chương trình chủ yếu biểu dương nhằm nâng cao danh tiếng, vai trò của các doanh nghiệp ln tn thủ thuế tốt trên địa bàn. Các hình thức tuyên truyền có thể là: Đăng tên biểu dương trên website chính thống của cơ quan thuế, gửi thư cảm ơn sự hợp tác và tích cực của doanh nghiệp với cơ quan thuế, cấp thẻ ưu tiên cho các doanh nghiệp luôn tự nguyện tuân thủ thuế tốt khi giải quyết các thủ tục hành chính, thu hút các doanh nghiệp tích cực tuân thủ thuế cùng tham gia vào

việc tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế. Những biện pháp này cần cân nhắc lợi ích kinh tế của các bên và việc tuyên truyền hỗ trợ này nên được xem xét theo hướng tác động tâm lý tích cực khiến người nộp thuế tự nguyện tuân thủ thuế.

Với nhóm các doanh nghiệp thuộc cấp độ “chấp nhận tuân thủ”, cơ quan thuế cần tuyên truyền để các doanh nghiệp thấy được lợi ích của việc tích cực tuân thủ thuế. Nêu tên các doanh nghiệp tích cực tuân thủ thuế trên địa bàn. Hỗ trợ tích cực và kịp thời người nộp thuế trong hỗ trợ, tư vấn chính sách thuế. hỗ trợ người nộp thuế lưu giữ sổ sách chứng từ tránh những sai lỗi khơng dự tính. Xây dựng các phần mềm quản lý việc kê khai, nộp thuế cho từng mã số thuế giúp người nộp thuế có thể theo dõi và quản lý q trình nộp thuế của mình. Thường xun thơng báo các thời hạn nộp thuế trên website của cơ quan thuế.

Với các doanh nghiệp thuộc cấp độ “miễn cưỡng” tuân thủ thuế, các chương trình tuyên truyền hỗ trợ tập trung vào hỗ trợ, tư vấn người nộp thuế về chính sách thuế, tuyên truyền các chính sách kiểm tra thuế, các chính sách xử phạt, cưỡng chế thuế, các chính sách xử lý vi phạm pháp luật về thuế và hậu quả về chi phí, về pháp luật mà người nộp thuế phải chịụ Các chương trình tuyên truyền hỗ trợ tập trung vào việc tuyên truyền giúp người nộp thuế nhận thức được đầy đủ được hậu quả của việc vi phạm pháp luật thuế nhằm giảm thiểu tối đa ý định tuyên thủ thuế.

Với các doanh nghiệp thuộc cấp độ “từ chối” tuân thủ thuế, chính sách tuyên truyền hỗ trợ cần tập trung vào tuyên truyền các chính sách kiểm tra, cưỡng chế của cơ quan thuế, tuyên truyền sức mạnh quyền lực của cơ quan thuế, nêu tên các doanh nghiệp trốn thuế, nợ thuế trên website chính thức để các doanh nghiệp ý thức được các hậu quả khi không tuân thủ thuế. Tuyên truyền về cơ chế phối kết hợp giữa cơ quan thuế và các cơ quan quản lý Nhà nước khác trong việc thanh tra, kiểm tra, điều tra về thuế. Bên cạnh đó, các chương trình tun truyền hỗ trợ còn cần tập trung vào vai trò hỗ trợ người nộp thuế trong tìm hiểu chính sách thuế, hỗ trợ người nộp thuế về mặt lưu trữ sổ sách kế tốn nhằm đơn giản hóa tối đa các thủ tục hành chính trong tuân thủ thuế.

* Căn cứ vào quy mô, sở hữu, ngành nghề, thời gian hoạt động cơ quan thuế có thể xây dựng các chương trình tuyên truyền hỗ trợ thuế khác nhau, cụ thể:

Với nhóm các doanh nghiệp lớn thường là doanh nghiệp Nhà nước và doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp việt nam nghiên cứu trường hợp thành phố hà nội (Trang 143 - 184)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)