Tên Biến Kí hiệu chỉ báo Các chỉ báo Thang đo Nguồn
Khả năng bị kiểm tra
KT1 Bạn nghĩ khả năng bạn bị kiểm tra thuế khi bạn đã cố tình gian lận thuế là như thế nàỏ Likert (1= Rất không có khả năng. 5= Rất có khả năng) (Bobek và cộng sự, 2007) KT2 Nếu bạn bị kiểm tra thuế, bạn
nghĩ khả năng cơ quan thuế phát hiện ra việc gian lận thuế của bạn là như thế nàỏ
KT3 Bạn nghĩ khả năng tờ khai thuế năm 2016 của bạn bị kiểm tra là như thế nàỏ
Xử phạt Nếu bị cơ quan thuế phát hiện việc trốn thuế, bạn nghĩ hậu quả nào sau đây có khả năng xảy ra:
Likert 1= Rất khơng có khả năng 5= Rất có khả năng (Wenzel, 2002; Wenzel, 2004) XP1 + Nộp thuế với số tiền phạt
tương đối nhỏ
XP2 + Trả tiền phạt đáng kể
XP3 + Bị kiểm tra thuế chi tiết hơn vào những năm tiếp theo
XP4 + Bị truy tố hình sự Chuẩn mực
xã hội
CM1 Hầu hết những người tôi biết đều sẽ ủng hộ tôi khi tôi gian lận thuế Likert (1= Rất không đồng ý, 5= Rất đồng ý) (Bobek và Hatfield, 2003) CM2 Hầu hết mọi người đều làm mọi
thứ để tránh thuế
CM3 Trốn thuế là sai lầm đạo đức không phân biệt số tiền trốn CM4 Nếu bạn bè tôi biết tôi gian lận
thuế, họ sẽ nghĩ đó là hành động sai tráị
Tên Biến Kí hiệu chỉ báo Các chỉ báo Thang đo Nguồn
trọng với tôi đều nghĩ trốn thuế là hành động sai trái
Đạo đức thuế ĐĐT1 Tơi nghĩ có thể chấp nhận được việc báo cáo thu nhập tính thuế thấp hơn thực tế * Likert (1= Rất không đồng ý, 5= Rất đồng ý) (Wenzel, 2005) ĐĐT2 Tôi nghĩ trốn thuế là một hành vi phạm tội không đáng kể * ĐĐT3 Tôi nghĩ tôi nên thành thật khai
báo thu nhập của mình trên tờ khai thuế
Danh tiếng của công ty
DT1 Công ty của chúng tôi được khách hàng nhìn nhận là một công ty thành công Likert (1=rất không đồng ý; 5= Rất đồng ý) (McDonald và cộng sự, 2010) DT2 Công ty của chúng tôi được
khách hàng nhìn nhận là một tổ chức rất chuyên nghiệp
DT3 Công ty của chúng tôi được đánh giá là có uy tín và đáng tin cậy
DT4 Khách hàng đánh giá tốt về danh tiếng của công ty chúng tôi
DT5 Công ty của chúng tôi được khách hàng nhìn nhận là một tổ chức tốt
Tuân thủ tự nguyện
Tôi trả thuế theo yêu cầu của pháp luật, tơi làm điều đó bởi vì: Likert (1=rất không đồng ý; 5= Rất đồng ý) (Kirchler và Wahl, 2010) TTTN1 + Hiển nhiên bạn cũng đang
làm điều đó
TTTN2 + Tơi muốn hỗ trợ Chính Phủ và các cơng dân khác
Tên Biến Kí hiệu chỉ báo Các chỉ báo Thang đo Nguồn
ích của cộng đồng
TTTN4 + Đó là việc tự nhiên phải làm TTTN5 + Tơi coi đó như nhiệm vụ với
tư cách là công dân Tuân thủ thuế
bắt buộc
Khi tôi trả thuế như yêu cầu của các luật thuế, tơi làm điều đó bởi vì: Likert (1=rất không đồng ý; 5= Rất đồng ý) (Kirchler và Wahl, 2010) TTBB1 + Có nhiều cuộc kiểm tra thuế
lớn đã được thực hiện
TTBB2 + Cơ quan thuế thường xuyên kiểm tra thuế
TTBB3 + Tôi sẽ bị kiểm tra thuế
TTBB4 + Những hình phạt khi trốn thuế là rất nặng
Sở hữu SH Kiểm tra bằng câu hỏi về tính pháp lý của doanh nghiệp
Biến giả nhận giá trị 1= Doanh nghiệp của anh chị là doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; 0= các trường hợp khác.
3.2.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Các thang đo được lấy từ tổng quan và bằng tiếng anh. Bởi vậy, để đảm bảo nội dung của các câu hỏi không bị dịch sai, tác giả đã phát bảng hỏi cho hai dịch giả độc lập. Từ hai bản dịch trên, tác giả đã hoàn thiện bảng hỏi của nghiên cứụ Bảng hỏi được gửi cho hai chuyên gia về thuế để đánh giá thêm tính phù hợp của câu hỏi trong điều kiện của Việt Nam.
Sau đó, tác giả đã phát 50 phiếu câu hỏi cho 50 học viên đang theo học các lớp kế toán trưởng và giám đốc chuyên nghiệp để một lần nữa ghi nhận, quan sát cách trả lời để kịp thời điều chỉnh những từ để chỉnh sửa những từ khó hiểu hoặc gây hiểu nhầm. Từ kết quả thu về, tiến hành phân tích Crobach alpha với các bảng hỏị
3.2.4. Chọn mẫu nghiên cứu chính thức
Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu:
Có hai phương pháp chọn mẫu nghiên cứu chính là chọn mẫu ngẫu nhiên và chọn mẫu phi ngẫu nhiên trong đó phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên được sử dụng phổ biến hơn. Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên thuận tiện cho nghiên cứu của mình. Mẫu nghiên cứu là các học viên của các lớp đào tạo kế toán trưởng, giám đốc chuyên nghiệp và các lớp đào tạo chính sách thuế của Cục thuế thành phố Hà Nộị
Rất nhiều các nghiên cứu trong tổng quan chọn đối tượng phỏng vấn là các sinh viên. Câu hỏi đặt ra là liệu sinh viên có đủ kinh nghiệm để điền vào các mẫu biểu kê khai thuế hay đủ các kinh nghiệm thực tế để trả lời các câu hỏi liên quan đến hành vi tuân thủ thuế? Và liệu sinh viên có phải là mẫu nghiên cứu thích hợp cho các nghiên cứu về hành vi tuân thủ thuế? (Webley, 1991) cho rằng sinh viên không phải là mẫu nghiên cứu khơng có tác dụng nhưng kết quả nghiên cứu cần được diễn giải một cách cẩn thận. Tuy nhiên, nghiên cứu của (Baldry, 1986) cho thấy phản ứng của sinh viên về tuân thủ thuế cũng không khác so với các đối tượng khác. (Alm, 1998) khẳng định: "Cũng khơng có lý do gì để tin rằng quá trình nhận thức của sinh viên là khác với những người làm việc ''thực tế''. Tuy trong nghiên cứu của mình, tác giả chọn phỏng vấn là những học viên trong các lớp kế toán trưởng, các lớp giám đốc chuyên nghiệp và các lớp tập huấn chính sách thuế của các kế toán. Đa số đối tượng được phỏng vấn đều đang làm kế toán thuế tại các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nộị Tuy nhiên, nếu có đối tượng sinh viên cũng đang theo học tại các lớp trên thì cũng sẽ khơng có nhiều ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu về hành vi tuân thủ thuế.
Kích thước chọn mẫu nghiên cứu
Roger trong một nghiên cứu về cỡ mẫu trong nghiên cứu định lượng năm 2006 cho rằng cỡ mẫu tối thiểu áp dụng cho các nghiên cứu thực nghiệm là từ 150 đến 200. (Tabachnick và Fidell, 1996) cho rằng trong phân tích hồi quy đa biến, cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính theo cơng thức là 50 + 8*m (m là số biến độc lập). (Hair và cộng sự, 1998) cho rằng với phương pháp phân tích nhân tố, kích thước mẫu quan sát
tối thiểu nên là 05 quan sát cho mỗi tham số ước lượng, tổng số mẫu không nhỏ hơn 50. (Thọ và Trang, 2007) cho rằng cần ít nhất 15 quan sát cho mỗi biến.
Từ những quan điểm trên, tác giả phát ra 250 bảng hỏị Các bảng hỏi được thực hiện dưới nhiều hình thức: Phỏng vấn và thu thập trực tiếp, gửi qua mạng internet, gửi qua bưu điện. Sau khi nhận lại các bảng hỏi, loại bỏ những bảng hỏi chưa đạt yêu cầu do người được trả lời chưa trả lời hết các câu, do có hiện tượng lựa chọn bừa vào bảng hỏi… tác giả còn lại 200 bảng hỏi đạt yêu cầu để đưa vào phân tích ở các bước tiếp theọ
Kết luận chương 3
Trong chương 3, luận án đã trình bày thiết kế nghiên cứu và phương pháp thực hiện nghiên cứu với những nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, phương pháp nghiên cứu luận án lựa chọn là phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp định lượng. Trong phương pháp nghiên cứu định tính, luận án đã đi sâu trình bày quá trình phỏng vấn các chuyên gia nhằm đánh giá sơ bộ ban đầu mơ hình nghiên cứụ Kết quả của phương pháp nghiên cứu định tính là tác giả đã hồn thiện được mơ hình nghiên cứu
Sau đó, luận án trình bày phương pháp nghiên cứu định lượng bao gồm lựa chọn thang đo, đánh giá độ tin cậy của thang đo, chọn mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệụ Phương pháp phân tích định lượng chính mà luận án sử dụng để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu là phương pháp phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM), sử dụng phần mềm hỗ trợ AMOS và SPSS.
Trong chương 4, tác giả sẽ trình bày kết quả nghiên cứu sau khi phân tích số liệu thu thập được.
CHƯƠNG 4: BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 4.1. Thống kê mơ tả đối tượng phỏng vấn trong mẫu nghiên cứu