Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp hoàn thiện chiến lược khách hàng tại ngân hàng ngoại thương việt nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 37 - 42)

2.1.1 Sự hình thành và phát triển

Ngày 01 tháng 04 năm 1963, NHNT chính thức được thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là NHNN). Theo Quyết định nói trên, NHNT đóng vai trị là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm...), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngồi, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh tốn, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ)... Ngồi ra, NHNT cịn tham mưu cho Ban lãnh đạo NHNN về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và về quan hệ với Ngân hàng Trung ương các nước, các Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế6

.

Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHNT theo mơ hình Tổng cơng ty 90, 91 được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ.

Trải qua gần 45 năm xây dựng và trưởng thành, tính đến thời điểm cuối năm 2006, NHNT đã phát triển lớn mạnh theo mơ hình ngân hàng đa năng với 58 Chi nhánh, 1 Sở Giao dịch, 87 Phòng Giao dịch và 4 Công ty con trực thuộc trên tồn quốc; 2 Văn phịng đại diện và 1 Cơng ty con tại nước ngồi, với đội ngũ cán bộ gần 6.500 người. Ngồi ra, NHNT cịn tham gia góp vốn, liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như kinh doanh bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư...

Tổng tài sản của NHNT tại thời điểm cuối năm 2006 lên tới xấp xỉ 170 nghìn tỷ VND (tương đương 10,4 tỷ USD), tổng dư nợ đạt gần 68 nghìn tỷ VND (4,25 tỷ USD), vốn chủ sở hữu đạt hơn 11.127 tỷ VND, đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% theo chuẩn quốc tế.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam có thể được sơ đồ hóa theo sơ đồ 7 dưới đây:

Sơ đồ 7: Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam năm 2010

(Nguồn: website ngân hàng Ngoại thương Việt Nam http://www.vietcombank.com.vn)

Nhìn vào sơ đồ ta có thể thấy đứng đầu bộ máy hoạt động là Hội đồng quản trị, cụ thể là ơng Nguyễn Hịa Bình. Ngay dưới đó là người trực tiếp quản lí bộ máy ngân hàng, đó là ông Tổng giám đốc Nguyễn Phước Thanh. Giúp việc cho ông Thanh là sau Phó tổng giám đốc, mỗi người chịu trách nhiệm về một mảng hoạt động riêng, ví dụ như bà Nguyễn Thị Tâm phụ trách về Kế tốn tài chính, bà Nguyễn Thu Hà phụ trách về các sản phẩm bán lẻ, ông Đỗ Văn Mười phụ trách về đầu tư dự án, quản lí rủi ro…

Việc phân chia như thế này giúp cho hoạt động của NHNT trở nên thơng thống hơn. Mỗi người phụ trách cơng việc của mình, tự chịu trách nhiệm về mảng đó nhưng vẫn có thể giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau. Hơn nữa họ còn chịu sự giám sát của Ủy ban giám sát, Kiểm tốn nội bộ, Ủy ban quản lí tài sản…Điều này giúp các cơng việc diễn ra trong tầm kiểm sốt, kỉ luật.

2.1.3 Hoạt động chủ yếu.

a. Dịch vụ thanh toán: Vietcombank nhận tiền gửi, quản lý, theo dõi số dư và cung cấp các dịch vụ về tài khoản cho khách hàng một cách nhanh chóng, an tồn và chính xác với chi phí thấp

Khách hàng

Tổ chức Việt Nam được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, tổ chức nước ngoài được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật nước mà tổ chức đó được thành lập.

Lợi ích khi sử dụng sản phẩm

 Thủ tục mở tài khoản và phương thức giao dịch đơn giản;

 Có thể mở tài khoản bằng VND hoặc ngoại tệ;

 Tiền trên tài khoản của Khách hàng sẽ được an toàn, bảo mật;

 Gửi và rút tiền dễ dàng thuận tiện tại tất cả các chi nhánh của Vietcombank;

 Sử dụng các dịch vụ thanh toán đa dạng một cách thuận tiện và chi phí thấp nhất thơng qua mạng lưới chi nhánh và ngân hàng đại lý rộng khắp của Vietcombank;

 Sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử hiện đại: VCB-Money, Internet Banking

 Cung cấp các hỗ trợ đặc biệt như: Đầu tư tự động, quản lý vốn tập trung b. Dịch vụ tài khoản tiền gửi có kì hạn

Nhằm giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn vốn nhàn rỗi một cách an toàn và hiệu quả nhất, Vietcombank cung cấp dịch vụ tiền gửi có kỳ hạn với các mức lãi suất hấp dẫn, cạnh tranh và kỳ hạn gửi linh hoạt, đa dạng.

Khách hàng

Các doanh nghiệp có nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong một thời gian và muốn sinh lợi trên nguồn vốn này.

Lợi ích khi sử dụng sản phẩm

 Thủ tục và phương thức giao dịch đơn giản;

 Có thể gửi tiền bằng VND hoặc ngoại tệ;

 Tiền trên tài khoản Khách hàng sẽ được an toàn, bảo mật;

 Hưởng mức lãi suất hấp dẫn;

 Kỳ hạn hết sức linh hoạt, đa dạng đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp. c. Dịch vụ quản lí vốn tập trung

 Với thế mạnh là nền tảng công nghệ hiện đại, khả năng giao dịch trực tuyến on-line, Vietcombank có thể hỗ trợ quý Khách hàng trong công tác quản lý vốn bằng Dịch vụ quản lý vốn tập trung.

 Sử dụng dịch vụ này, hàng ngày, nguồn vốn tại các tài khoản của đơn vị thành viên của quý Khách hàng có thể được tự động chuyển về một tài khoản trung tâm của Quý Khách hàng. Qua đó, Quý Khách hàng có thể theo dõi, khai thác các thơng tin về giao dịch tài chính trong tồn bộ doanh nghiệp mình.

 Việc tập trung vốn như vậy khơng có nghĩa là đơn vị thành viên sẽ khơng cịn nguồn lực tài chính. Ngược lại, Dịch vụ quản lý vốn tập trung vẫn có những tùy chọn hết sức linh hoạt cho Quý Khách hàng. Cụ thể, Vietcombank và Quý Khách hàng có thể thoả thuận để duy trì số dư tối thiểu nhất định cho các tài khoản của đơn vị thành viên.

Khách hàng

Các doanh nghiệp có nguồn vốn hoặc doanh thu rải rác tại nhiều đơn vị thành viên, việc quản lý tập trung tài chính là rất cần thiết.

Lợi ích khi sử dụng sản phẩm

 Tập trung nguồn lực tài chính hàng ngày. Đồng thời, tập trung vốn như vậy cũng tạo điều kiện để Quý Khách hàng tăng thêm hiệu quả tài chính với tổng nguồn vốn của mình, tận dụng những ưu đãi trong quan hệ với Ngân hàng;

 Linh hoạt đáp ứng cả nhu cầu của đơn vị thành viên. Với dịch vụ này, Quý Khách hàng sẽ giải quyết được tình trạng thừa, thiếu cục bộ tại các đơn vị thành viên, tránh tình trạng nơi dư vốn nhàn rỗi, cịn nơi thiếu lại phải vay từ bên ngoài.

d. Dịch vụ đầu tư tự động. Sử dụng dịch vụ này, khi tiền gửi trên tài khoản thanh toán của Quý Doanh nghiệp vượt một mức nhất định gọi là mức sàn, phần tiền vượt sẽ được tự động chuyển sang một tài khoản đặc biệt – tài khoản đầu tư tự động. Khi số dư tài khoản tiền gửi thanh toán giảm xuống thấp hơn mức sàn, tiền sẽ được tự động chuyển từ tài khoản đầu tư về tài khoản tiền gửi thanh toán của Quý Doanh nghiệp.

Khách hàng

Các doanh nghiệp có mức số dư tiền gửi nhàn rỗi lớn nhưng khơng duy trì ổn định trong thời gian dài và có nhu cầu hưởng lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi thanh tốn.

Lợi ích khi sử dụng sản phẩm

 Dịch vụ đầu tư tự động mang lại lợi ích nhiều mặt cho Quý Doanh nghiệp, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhàn rỗi ngắn hạn, đồng thời vẫn đảm bảo tính linh hoạt;

 Tiền trên tài khoản đầu tư tự động của Quý Doanh nghiệp được hưởng lãi suất cao hơn tài khoản tiền gửi thanh tốn thơng thường. Do đó vốn nhàn rỗi của khách hàng đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn;

 Trước đây khi có vốn nhàn rỗi ngắn hạn, để nâng cao hiệu quả tài chính, Quý Doanh nghiệp có thể gửi tiền vào tài khoản có kỳ hạn. Tiền gửi như vậy có thể có lãi suất cao hơn hẳn tiền gửi thanh tốn thơng thường nếu Quý Doanh nghiệp đảm bảo duy trì đủ kỳ hạn (ví dụ 01 tháng, hoặc thậm chí kỳ hạn 2 tuần). Tuy nhiên, khi kế hoạch sử dụng vốn của Quý Doanh nghiệp có thay đổi đột xuất và Quý Doanh nghiệp phải bỏ kỳ hạn và rút vốn ngay, tiền gửi có kỳ hạn sẽ khơng được hưởng lãi suất cao nữa, mặc dù Quý Doanh nghiệp đã duy trì được gần đủ kỳ hạn.

 Với dịch vụ đầu tư tự động, q khách hàng khơng cịn phải bận tâm nữa nếu kế hoạch tài chính có thay đổi:

1. Sử dụng vốn linh hoạt như tiền gửi thanh tốn thơng thường vì vốn được điều chuyển tự động qua lại giữa tài khoản tiền gửi thanh toán và tài khoản đầu tư tự động;

2. Vốn được hưởng lãi suất cao hơn tiền gửi thanh tốn thơng thường do lãi suất trên tài khoản đầu tư tự động được tính và trả theo ngày.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp hoàn thiện chiến lược khách hàng tại ngân hàng ngoại thương việt nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)