1.3. Phát triển tín dụng xuất nhập khẩu của các ngân hàng thương mại
1.3.2. Các chỉ tiêu biểu hiện phát triển tín dụng xuất nhập khẩu
1.3.2.1. Số lƣợng khách hàng đƣợc cấp tín dụng
Việc tăng số lượng khách hàng vay vốn là một trong những tiêu chí quan trọng làm tăng doanh thu của ngân hàng, giúp ngân hàng đạt được mục tiêu sinh lời nhằm tối đa hóa giá trị vốn chủ sở hữu. Việc phát triển tín dụng nói chung và tín dụng xuất nhập khẩu nói riêng được thể hiện qua chỉ tiêu số lượng khách hàng được tài trợ vốn.
Số lượng khách hàng được cấp tín dụng xuất nhập khẩu tăng lên hàng năm đồng nghĩa với việc khối lượng công việc từ hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng cũng tăng lên tương ứng. Ngân hàng cần khai thác triệt để các hình thức huy động vốn để có thể tiếp cận nhiều đối tượng vay vốn xuất nhập khẩu cũng như hướng dẫn khách hàng sử dụng vốn vay một cách có hiệu quả. Tuy nhiên, việc tăng số lượng khách hàng được cấp tín dụng phải đảm bảo khả năng thu hồi nợ gốc và lãi.
1.3.2.2. Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng xuất nhập khẩu
Dư nợ tín dụng xuất nhập khẩu là chỉ tiêu phản ánh số tiền ngân hàng hiện đang cho vay đối với khách hàng để tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu của họ. Chỉ tiêu này cho biết uy tín với các bạn hàng, sự đa dạng phong phú của các dịch vụ bằng việc Ngân hàng có cho vay đuợc nhiều hay không. Khi ngân hàng gia tăng được số lượng khách hàng thì thơng thường dư nợ sẽ gia tăng tương ứng. Mức tăng của dư nợ phụ thuộc vào nỗ lực của ngân hàng trong việc
gia tăng số lượng khách hàng, tìm kiếm khách hàng mới, tăng quy mơ món vay và tăng số lần vay vốn của từng khách hàng.
Một số chỉ tiêu liên quan đến dư nợ tín dụng là:
Hiệu suất sử dụng vốn vay:
= Tổng dƣ nợ tín dụng/Tổng nguồn vốn huy động
Chỉ tiêu này đánh giá khả năng cho vay của ngân hàng cũng như so sánh giữa các ngân hàng với nhau trong việc sử dụng vốn vay. Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả. Ngược lại, ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng.
Vịng quay vốn tín dụng:
= Doanh số cho vay trong kỳ / Dƣ nợ tín dụng trong kỳ
Chỉ tiêu này thể hiện khả năng tổ chức, quản lý vốn tín dụng, đồng thời thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng trong việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn tín dụng. Chỉ tiêu dư nợ cho vay có quan hệ mật thiết với chỉ tiêu doanh số cho vay. Doanh số cho vay trong từng thời kỳ là tổng số tiền ngân hàng đã giải ngân trong kỳ. Chỉ tiêu dư nợ chỉ mang tính chất thời điểm cịn chỉ tiêu doanh số mang tính chất thời kỳ. Vì vậy, việc phát triển cho vay về bản chất là tăng doanh số cho vay trong kỳ đó.
1.3.2.3. Đa dạng hóa các hình thức tín dụng của ngân hàng
Để phát triển tín dụng nói chung và tín dụng xuất nhập khẩu nói riêng thì ngân hàng phải khơng ngừng đa dạng hóa các hình thức tín dụng cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Việc phát triển tín dụng xuất nhập khẩu cịn được thể hiện thông qua danh mục các loại hình tín dụng xuất nhập khẩu mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng. Tùy điều kiện và tùy từng thời kỳ cũng như quan hệ của từng ngân hàng đối với các đối tượng khách hàng mà mỗi ngân hàng cần có từng sản phẩm riêng, đảm bảo việc sử dụng vốn có hiệu quả đồng thời phát triển hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của mình.
1.3.2.4. Hệ số thu nợ và tỷ lệ nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu
Đối với hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu nói riêng và hoạt động tín dụng nói chung, đây là các chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình phát triển tín dụng tại mỗi một ngân hàng.
Hệ số thu nợ: (%)
= ( Doanh số thu nợ / Doanh số cho vay ) * 100
Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của ngân hàng. Nó phản ánh trong 1 thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì ngân hàng sẽ thu về được bao nhiêu đồng vốn. Các ngân hàng cố gắng làm cho tỷ lệ này càng cao càng tốt.
Tỷ lệ nợ quá hạn: (%)
= ( Nợ quá hạn / Tổng số dƣ ) * 100
Chỉ tiêu này cho biết khả năng thu hồi vốn của ngân hàng đối với các khoản vay. Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng tại ngân hàng, nợ quá hạn tăng sẽ làm giảm chất lượng hoạt động của ngân hàng nói chung và ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản nói riêng. Một bộ phận của nợ quá hạn mà ngân hàng phải quan tâm đặc biệt là nợ khó địi, đó là lời cảnh báo cho ngân hàng để ngân hàng cần có biện pháp hữu hiệu để giải quyết.
Những chỉ tiêu trên cho biết được các khoản tín dụng của ngân hàng tốt hay xấu. Muốn tìm được giải pháp tối ưu để nâng cao hiệu quả cho vay, các ngân hàng cần phải nắm bắt được các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu, cả từ các yếu tố từ bản thân ngân hàng và các yếu tố ngoại sinh.
1.3.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc phát triển tín dụng xuất nhập khẩu
Do việc cấp tín dụng có liên quan chặt chẽ đến hoạt động của ngân hàng nên các chính sách cho vay phải xem xét đến nhiều yếu tố trước khi cho vay. Sau đây là một số yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại.
1.3.3.1. Nhóm yếu tố bên trong:
Tổ chức mạng lưới của ngân hàng:
Hoạt động trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, hệ thống mạng lưới của ngân hàng là một trong những nhân tố quan trọng để ngân hàng có thể mở rộng mọi hoạt động của mình nói chung và hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu nói riêng. Hệ thống mạng lưới có sâu, có rộng khắp thì ngân hàng mới tìm kiếm thêm được nhiều khách hàng mới và phát triển hoạt động của mình.
Chính sách tín dụng, quy trình nghiệp vụ của ngân hàng
Chính sách tín dụng của ngân hàng phải ngày càng hoàn thiện, phù hợp với chiến lược hoạt động mà ngân hàng đã đề ra để áp dụng trong từng giai đoạn. Chính sách này phải phù hợp với thực tế trong từng thời kỳ như mức cho vay, lãi suất cho vay, thời hạn cho vay. Chất lượng tín dụng cịn phụ thuộc vào việc lập ra một quy trình tín dụng đảm bảo tính khoa học, nhanh chóng, thuận tiện, trong đó mọi cán bộ thực hiện đầy đủ nghiêm túc các bước của quy trình. Có như vậy mới đảm bảo được việc phát triển của hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng xuất nhập khẩu nói riêng. Muốn chính sách tín dụng nâng cao hiệu quả thì trước nhất phải có chính sách huy động vốn linh hoạt. Nếu nguồn vốn không được huy động đầy đủ về số lượng và phù hợp về thời hạn cũng như loại tiền thì ngân hàng khó đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng một cách nhanh chống và đầy đủ. Một chính sách huy động vốn kém thậm chí cịn cản trở việc cho vay của ngân hàng.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngân hàng
Ngân hàng cần phải tập trung đầu tư kiện toàn cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như trụ sở làm việc, máy móc phương tiện. Đặc biệt, các ngân hàng cần hiện đại hóa cơng nghệ thơng tin để đưa nhiều sản phẩm mới tiện ích hơn, hiệu quả hơn.
Phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ
Đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của khơng chỉ hoạt động tín dụng mà cịn cả sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Hoạt động
ngoại thương ngày càng phức tạp, công nghệ ngân hàng ngày càng hiện đại nên cán bộ ngân hàng nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng phải thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chun mơn, kiến thức của mình. Đội ngũ cán bộ giỏi, có đạo đức và năng lực sẽ tiếp cận và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng tốt hơn và vì thế việc phát triển tín dụng xuất nhập khẩu được thực hiện hiệu quả hơn.
1.3.3.2. Nhóm yếu tố bên ngồi:
Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
Các hoạt động kinh tế nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng chịu tác động rất lớn bởi chính sách, chủ trương phát triển kinh tế của Nhà nước. Chính sách vĩ mơ của Nhà nước có thể tạo điều kiện cho việc mở rộng và phát triển tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng. Nếu Nhà nước dùng chính sách tiền tệ mở rộng thì ngân hàng thương mại được cấp thêm vốn giúp chính sách cho vay tự do hơn, chính sách lãi suất linh hoạt hơn. Chiến lược hướng về xuất khẩu góp phần mở rộng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, dẫn đến gia tăng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên, chính sách kinh tế vĩ mơ của Nhà nước có thể gây ra nhiều rủi ro cho hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng. Khi Nhà nước áp đặt hàng rào thuế quan, phi thuế quan thì sẽ làm giảm một lượng tín tuơng đối hàng hóa nhập khẩu dẫn đến nhu cầu vay vốn giảm. Ngồi ra, việc thay đổi nhỏ trong chính sách lãi suất, tỷ giá hối đối cũng làm ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, làm đảo lộn chính sách tín dụng của từng ngân hàng. Đây chính là nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng cho các ngân hàng thương mại.
Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra an tồn và đảm bảo tính trật tự cho mọi hoạt động của tồn xã hội. Vì vậy, để hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu nói riêng phát triển được thì địi hỏi mơi trường pháp lý phải đồng bộ và hồn thiện. Mơi trường pháp lý tác động đến hoạt động ngân hàng thông qua hệ thống các luật và văn bản pháp quy có liên quan, các chủ trương chính sách phát triển kinh tế của
Nhà nước. Sự thay đổi mơi trường pháp lý có tác động rất lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mà cụ thể là chính sách về khuyến khích xuất khẩu hay hạn chế nhập khẩu.
Môi trường kinh tế
Đây là yếu tố then chốt, quyết định hoạt động của ngân hàng và cả khách hàng của ngân hàng. Một môi trường kinh tế ổn định, phát triển bền vững sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế, mọi đối tượng kinh tế hoạt động và phát triển. Những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu là tỷ giá, lãi suất và lạm phát.
Tỷ giá: khi tỷ giá hối đối khơng ổn định, các doanh nghiệp có khả năng gặp
rủi ro trong việc hoàn trả khoản tín dụng vay bằng ngoại tệ vì cần phải có nhiều tiền vốn nội tệ hơn để mua đủ số ngoại tệ cần trả.
Lãi suất: Mức lãi suất vay cao không phải lúc nào cũng đem lại lợi nhuận
cho doanh nghiệp. Khi mức lãi suất cao, khả năng các doanh nghiệp khơng trả được nợ hoặc có ý định khơng muốn trả nợ tăng lên, từ đó hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng khơng cịn là địn bẩy để thúc đẩy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ngân hàng.
Lạm phát: Lạm phát tác động mạnh đến không chỉ hoạt động tín dụng mà
cịn nhiều mặt của nền kinh tế. Trong thời kỳ lạm phát quá cao, tiêu dùng và đầu tư giảm, nhu cầu tín dụng giảm, người dân không muốn gửi tiền vào ngân hàng, hoạt động sản xuất kinh doanh và trả nợ ngân hàng gặp khó khăn. Việc phát triển tín dụng xuất nhập khẩu vào thời kỳ này là cực kỳ khó khăn.
Quan hệ kinh tế quốc tế
Quan hệ kinh tế quốc tế ảnh hưởng đến những điều kiện phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Mặt khác, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế chính là điều kiện tiên phong trong việc phát triển hoạt động xuất nhập khẩu của nền kinh tế và kéo theo đó nhu cầu về tín dụng xuất nhập khẩu của cả nền kinh tế cũng tăng cao. Đây chính là cơ sở để ngân hàng phát triển hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu.
Hoạt động tín dụng của ngân hàng chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau. Có nhân tố tích cực giúp khuyến khích mở rộng hoạt động cho vay; song cũng có khơng ít nhân tố tiêu cực kìm hãm, gây rủi ro cho hoạt động của ngân hàng. Vì vậy, khi cấp tín dụng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, ngân hàng cần phải lường trước mọi rủi ro có thể xảy ra để từ đó có quyết định kịp thời, đúng đắn, đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU
VIỆT NAM
2.1. Giới thiệu về ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam
2.1.1. Sự hình thành ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam
Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng với tên gọi là Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import bank). Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày 02/04/1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép số 11/NH-GP cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng (tương đương 12,5 triệu USD) với tên gọi mới là Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint- stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank.
Đến ngày 31/12/2009, Ngân hàng đã mở rộng địa bàn rộng khắp cả nước với trụ sở chính đặt tại thành phố Hồ Chí Minh và 111 điểm giao dịch tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vinh, Quãng Ngãi, Đà Nẵng, Nha Trang, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Cần Thơ, Tiền Giang, An Giang và thành phố Hồ Chí Minh. Hiện tại, Ngân hàng có quan hệ đại lý với 758 Swift Code của các ngân hàng và chi nhánh tại 78 quốc gia trên toàn thế giới.
Các sự kiện nổi bật:
Năm 1991 và 1992: được Ngân hàng Nhà nước và Bộ tài chính tín nhiệm giao thực hiện một phần chương trình tài trợ khơng hồn lại của Thụy Điển dành cho các doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu.
Năm 2005: là ngân hàng thương mại đầu tiên tại Việt Nam phát hành thẻ thanh toán quốc tế mang thương hiệu Visa Debit, đồng thời kết nối thành công với hệ thống thanh toán thẻ nội địa của Vietcombank.
Năm 2008: phối hợp với công ty Vàng bạc đá q Sài Gịn (SJC) chính thức khai trương sàn giao dịch vàng SJC – Eximbank, đồng thời tăng vốn điều lệ lên 7.220 tỷ đồng, trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần có số vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.
Ngày 27/10/2009: chính thức niêm yết 876,22 triệu cổ phiếu Eximbank mã EIB trên HOSE, trở thành một trong những doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán.
2.1.2. Thực trạng hoạt động của ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam Việt Nam
Kết thúc năm 2007, tổng tài sản đạt 33.710 tỷ VND, tăng 84% so với năm 2006. Đến thời điểm 31/12/2007, với số vốn điều lệ 2.800 tỷ đồng, Eximbank vươn lên vị trí thứ ba trong khối các ngân hàng TMCP có số vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Năm 2008, Ngân hàng quyết định tăng vốn điều lệ từ 2.800 tỷ đồng lên 7.220 tỷ đồng, đưa vốn điều lệ và các quỹ lên 12.844 tỷ đồng. Năng lực tài chính của Ngân hàng tăng lên đáng kể do thực hiện thành công việc tăng vốn dành cho đối tác chiến lược nước ngoài là tập đoàn ngân hàng Sumimoto Mitsui