Thực trạng hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam (Trang 44 - 56)

2.1. Giới thiệu về ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam

2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP

2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam

2.2.1.1. Tình hình chung về hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu

Đúng với tên gọi của mình là Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu, ngay từ khi thành lập, hoạt động của Eximbank đã hướng về các dịch vụ xuất nhập khẩu. Đặc biệt, trong xu hướng cạnh tranh mạnh mẽ giữa các ngân hàng thương mại, Eximbank đã chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng cũng như phát triển các

dịch vụ thanh toán quốc tế, đa dạng hóa các sản phẩm cho vay. Eximbank đã bước đầu tiếp cận các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu làm ăn có hiệu quả để thẩm định và cho vay vốn và đã tiếp cận thành công các công ty của Tổng công ty lương thực miền Bắc và miền Nam, Tập đồn than Việt Nam, cơng ty Intimex… Các khách hàng lớn có nhu cầu vốn cao để thu mua chế biến hàng xuất khẩu và nhập khẩu nguyên liệu phải kể đến như Tổng cơng ty bưu chính viễn thơng Việt Nam, Tổng công ty lương thực miền Nam, tổng công ty xuất khẩu Intimex, hệ thống công ty Nguyễn Kim, Công ty dệt may Haprosimex…

Trước các nỗ lực mở rộng thị phần và đa dạng hóa hình thức đầu tư, doanh số tín dụng xuất nhập khẩu tại Eximbank khơng ngừng gia tăng qua các năm. Cụ thể:

Bảng 2.5: Doanh số tín dụng xuất nhập khẩu tại Eximbank từ năm 2007 – 2009

Đơn vị: tỷ VND

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Doanh số tín dụng NK 5.108 6.709 9.611

Doanh số tín dụng XK 3.153 3.656 4.116

Doanh số tín dụng XNK 8.261 10.365 13.727

Nguồn: Báo cáo tín dụng Eximbank từ năm 2007 – 2009

Doanh số tín dụng xuất nhập khẩu năm 2007 tại Eximbank đạt 8.261 tỷ VND, đến năm 2008 là 10.365 tỷ VND, và đạt 13.727 tỷ VND vào cuối năm 2009. Cả doanh số nhập khẩu và xuất khẩu đều tăng trưởng, trong đó nhập khẩu tăng mạnh hơn xuất khẩu. Doanh số nhập khẩu tăng 31,35% vào năm 2008 và 43,27% vào năm 2009; trong khi đó doanh số xuất khẩu tăng 15,95% vào năm 2008 và 12,59% vào năm 2009. Không những vậy, doanh số cho vay tài trợ nhập khẩu luôn lớn hơn doanh số cho vay xuất khẩu. Năm 2007, tỷ trọng tín dụng nhập khẩu trên xuất khẩu là 1,62. Năm 2008, tỷ lệ này là 1,84 và năm 2009

là 2,34. Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do các mặt hàng xuất khẩu (nông sản, thủy sản, dệt may, ngun liệu thơ) có hàm lượng cơng nghệ thấp nên giá trị thấp hơn hẳn so với các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu (máy móc thiết bị, sắt thép).

Cả doanh số thanh toán L/C hàng nhập và hàng xuất đều tăng nhanh qua các năm. Năm 2007, doanh số thanh toán L/C là 1.971 triệu USD, đến năm 2008 tăng thêm 683 triệu USD, năm 2009 tiếp tục tăng thêm 950 triệu USD, đạt mức 3.604 triệu USD. Doanh số thanh toán L/C nhập khẩu chỉ yếu từ hình thức cho vay mở L/C thanh toán hàng nhập. Tại Eximbank hiện nay, các khách hàng ký quỹ 100% để xin mở L/C chiếm tỷ lệ khơng lớn, chủ yếu là các doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu máy móc với giá trị lớn. L/C trả ngay vẫn chiếm đa số, số lượng L/C trả chậm cịn ít, doanh số thấp. Doanh số L/C hàng xuất đã có bước tăng trưởng đáng kể qua các năm, tăng 81,86% trong năm 2008 và 57,48% vào năm 2009. Tuy doanh số từ việc chiết khấu chứng từ vẫn còn thấp hơn doanh số từ việc thơng báo L/C nhưng có triển vọng tăng mạnh trong tương lai.

Bảng 2.6: Doanh số thanh toán L/C tại Eximbank từ năm 2007 – 2009

Đơn vị: triệu USD

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Doanh số thanh toán L/C NK 1.593 1.972 2.530 Doanh số thanh toán L/C XK 375 682 1.074 Doanh số thanh toán L/C 1.971 2.654 3.604

Nguồn: Báo cáo thanh toán quốc tế Eximbank từ năm 2007 – 2009

Tuy nhiên, nhìn chung, hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại Eximbank chủ yếu sử dụng một số ít các hình thức nhất định. Đối với tín dụng nhập khẩu thì Eximbank sử dụng chủ yếu hình thức cho vay thanh tốn bộ chứng từ hàng nhập và cho vay mở L/C. Mặt hàng và ngành hàng tài trợ chưa thực sự phong phú và đa dạng, tập trung chủ yếu vào các mặt hàng máy móc thiết bị, sắt thép,

hàng điện tử, máy tính và linh kiện điện tử. Cịn đối với tín dụng xuất khẩu thì Eximbank chủ yếu cho vay ứng trước với các doanh nghiệp xuất khẩu. Các mặt hàng tài trợ đa phần bó gọn trong các mặt hàng nông sả, than đá và thủ công mỹ nghệ. Khi giá cả thị trường của các mặt hàng này biến động, Ngân hàng rất dễ gặp phải các rủi ro. Ngoài ra, sự biến động mạnh về lãi suất và tỷ giá trong thời gian qua đã tác động đến hoạt động cho vay của Ngân hàng và nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp, làm cho doanh thu từ hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của Ngân hàng cũng bị giảm đi đáng kể.

2.2.1.2. Tình hình hoạt động tín dụng nhập khẩu

Tín dụng nhập khẩu trong ba năm qua đã đạt được những kết quả sau:

Bảng 2.7: Dư nợ tín dụng nhập khẩu tại Eximbank từ năm 2007 - 2009

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 Số tiền (tỷ VND) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ VND) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ VND) Tỷ trọng (%) Dư nợ tín dụng NK 5.365 - 7.541 100 12.278 - Dư nợ ngắn hạn 4.184 100 5.875 100 9.442 100 - VND 1.055 25,22 1.778 30,27 3.187 33,75 - Ngoại tệ 3.129 74,78 4.097 69,73 6.255 66,25 Dư nợ trung – dài hạn 1.181 100 1.666 100 2.836 100

- VND 876 74,17 1.276 76,59 2.155 75,98

- Ngoại tệ 305 25,83 390 23,41 681 24,02

Nguồn: Báo cáo tín dụng Eximbank từ năm 2007 – 2009

Tại thời điểm 31/12/2007, dư nợ tín dụng nhập khẩu tại Eximbank là 5.365 tỷ VND, trong đó dư nợ ngắn hạn đạt 4.184 tỷ VND, gấp 3,5 lần so với dư nợ trung và dài hạn là 1.181 tỷ VND. Đến ngày 31/12/2008, dư nợ tín dụng nhập khẩu đã tăng thêm 2.176 tỷ VND, lên mức 7.541 tỷ VND, trong đó dư nợ

ngắn hạn tăng thêm 1.691 tỷ VND, dư nợ trung – dài hạn tăng thêm 485 tỷ VND. Tại thời điểm cuối năm 2009,dư nợ tín dụng ngắn hạn là 12.278 tỷ VND, bao gồm 9.442 tỷ VND dư nợ ngắn hạn và 2.836 tỷ VND dư nợ trung – dài hạn. Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn/dài hạn trong hai năm sau vẫn được giữ ổn định ở mức 3,5 lần. Trong khoảng thời gian này, tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, tỷ giá ngoại tệ liên tục tăng, làm cho nhu cầu vay ngoại tệ giảm sút đáng kể. Việc vay vốn bằng nội tệ giúp khách hàng tránh được rủi ro về mặt tỷ giá. Mặt khác, tình trạng khan hiếm USD do các doanh nghiệp găm giữ ngoại tệ kéo dài trong thời gian dài khiến cho khách hàng không dám vay ngoại tệ do lo sợ tỷ giá tăng làm cho phương án kinh doanh rơi vào thua lỗ. Điều này đã khiến các doanh nghiệp chủ yếu vay bằng nội tệ sau đó đổi ra ngoại tệ ở cả các khoản vay ngắn hạn lẫn trung và dài hạn. Do đó, nguồn vốn nội tệ của Ngân hàng thường xuyên khan hiếm.

Tình hình cho vay và thu nợ đối với tín dụng nhập khẩu trong thời gian qua cũng đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Cụ thể:

Bảng 2.8: Tình hình cho vay và thu nợ đối với tín dụng nhập khẩu tại Eximbank giai đoạn 2007 – 2009

Đơn vị: tỷ VND

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Doanh số tín dụng NK 5.108 6.709 9.611

- DN quốc doanh 1.224 1.634 2.748

- DN ngoài quốc doanh 3.884 5.075 6.863

Doanh số thu nợ 3.278 4.533 4.874

- DN quốc doanh 1.002 1.416 1.947

- DN ngoài quốc doanh 2.276 3.117 2.927

Số liệu trên cho thấy doanh số tín dụng nhập khẩu tại Eximbank tăng đều qua các năm, từ 5.108 tỷ VND năm 2007 lên 6.709 tỷ VND năm 2008 và đến năm 2009 là 9.611 tỷ VND. Doanh số thu nợ cũng không ngừng tăng lên tỷ lệ thuận với doanh số cho vay, tương ứng trong ba năm là 3.278 tỷ VND, 4.533 tỷ VND và 4.874 tỷ VND. Doanh số thu nợ năm 2008 so với năm 2007 tăng nhanh hơn doanh số tín dụng, đặc biệt là ở khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh cho thấy hiệu quả trong công tác thu nợ của Ngân hàng cũng như việc mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đến năm 2009, doanh số thu nợ có phần chững lại do biến động của nền kinh tế, tỷ giá tăng nhanh gây bất lợi cho các doanh nghiệp nhập khẩu, lợi nhuận của doanh nghiệp giảm sút ảnh hưởng đến việc trả nợ vay ngân hàng.

Các khách hàng của Eximbank chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Doanh số tín dụng từ đối tượng khách hàng này chiếm tới hơn 70% tổng doanh số tín dụng nhập khẩu, trong khi ở các doanh nghiệp quốc doanh chỉ là 30%. Điều này cho thấy chính sách của Eximbank hướng tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khi phần lớn ở các ngân hàng thương mại hiện nay, đối tượng này thường không được hưởng nhiều ưu đãi so với các doanh nghiệp lớn. Bên cạnh đó, với phương châm mở rộng thị trường, đa dạng hóa của Ngân hàng, số lượng khách hàng là các doanh nghiệp quốc doanh cũng tăng lên đáng kể.

Biểu đồ 2.1: Doanh số cho vay và thu nợ tín dụng nhập khẩu đối với các doanh nghiệp quốc doanh tại Eximbank từ năm 2007 – 2009

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 2007 2008 2009

Doanh số cho vay Doanh số thu nợ

Biểu đồ 2.2: Doanh số cho vay và thu nợ tín dụng nhập khẩu đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Eximbank từ năm 2007 – 2009

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 2007 2008 2009

Doanh số cho vay Doanh số thu nợ

Xét về cơ cấu mặt hàng, trong 3 năm từ 2007 – 2009, doanh số tín dụng nhập khẩu của Ngân hàng tăng trưởng chủ yếu từ các hợp đồng nhập khẩu máy móc thiết bị sắt thép và các linh kiện điện tử. Kim ngạch nhập khẩu nhóm mặt hàng này năm 2008 là 17,88 tỷ USD, tăng 25,8% so với năm 2007 và kim ngạch

nhập khẩu năm 2009 của nhóm hàng này là 17,62 tỷ USD, chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.1

Bảng 2.9: Doanh số cho vay tài trợ nhập khẩu theo mặt hàng tại Eximbank từ năm 2007 – 2009

Mặt hàng

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số tiền (tỷ VND) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ VND) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ VND) Tỷ trọng (%) Máy móc thiết bị 1.486 29,1 1.791 26,7 2.623 27,3 Sắt thép 1.134 22,2 1.328 19,8 2.038 21,2 Hàng điện tử và

linh kiện điện tử 679 13,3 973 14,5 1.403 14,6 Máy vi tính và linh kiện 618 12,1 886 13,2 1.413 14,7 Bông sợi 327 6,4 436 6,5 740 7,7 Nguyên phụ liệu dệt may 312 6,2 463 6,9 509 5,3 Vải 311 6,1 396 5,9 682 7,1 Các mặt hàng khác 241 4,6 436 6,5 203 5,0 Tổng cộng 5.108 100 6.709 100 9.611 100

Nguồn: Báo cáo tín dụng Eximbank từ năm 2007 – 2009

Tổng doanh số tín dụng nhập khẩu của Ngân hàng năm 2007 là 5.108 tỷ đồng, đến năm 2008 đã tăng lên 6.709 tỷ đồng (tăng 31,3%) và đến cuối năm 2009 là 9.611 tỷ đồng. Trong đó, máy móc thiết bị vẫn là mặt hàng chiếm tỷ trọng chủ yếu, tuy giảm nhẹ từ 29,1% năm 2007 còn 26,7% năm 2008 và 27,3%

1

năm 2009 nhưng vẫn là mặt hàng chiếm tỷ xuống trọng chủ yếu do điều kiện sản xuất trong nước của mặt hàng này vẫn còn nhiều hạn chế chưa khắc phục được trong khi q trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước địi hỏi một lượng lớn máy móc, thiết bị hiện đại. Sắt thép là mặt hàng quan trọng thứ hai, chiếm khoảng 1/5 tổng doanh thu tín dụng nhập khẩu của Eximbank. Điều này phù hợp với thị trường nhập khẩu thép luôn sôi động trong thời gian qua, đặc biệt là từ các đối tác Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và Malaysia. Bên cạnh đó, máy tính, hàng điện tử và đồ linh kiện có tiềm năng phát triển lớn trong thời gian tới.

2.2.1.3. Tình hình hoạt động tín dụng xuất khẩu

Nghiệp vụ tín dụng xuất khẩu tuy đã được thực hiện tại Eximbank nhiều năm nay nhưng so với tín dụng nhập khẩu doanh số vẫn cịn thấp và tăng khơng đáng kể. Tín dụng xuất khẩu trong ba năm qua đã đạt được những kết quả sau:

Bảng 2.10: Dư nợ tín dụng xuất khẩu tại Eximbank

Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 Số tiền (tỷ VND) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ VND) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ VND) Tỷ trọng (%) Dư nợ tín dụng XK 2.716 - 4.083 - 4.579 - Dư nợ ngắn hạn 2.254 100 3.285 100 3.633 100 - VND 1.797 79,74 2.683 81,68 2.999 82,54 - Ngoại tệ 457 20,26 602 18,32 634 17,46 Dư nợ trung – dài hạn 462 100 798 100 946 100

- VND 326 70,56 606 75,93 723 76,32

- Ngoại tệ 136 29,44 192 24,07 223 23,68

Nguồn: Báo cáo tín dụng Eximbank từ năm 2007 – 2009

Dư nợ tín dụng tăng nhanh vào năm 2008 và tăng chậm lại vào năm 2009, từ 2.716 tỷ VND cuối năm 2007 tăng thêm 1.367 tỷ VND vào cuối năm 2008 và

497 tỷ VND vào cuối năm 2009. Tuy có sự gia tăng trong tổng dư nợ cho vay tài trợ xuất khẩu nhưng chủ yếu là nhờ sự gia tăng của tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung và dài hạn tăng lên khơng đáng kể. Tín dụng xuất khẩu bằng ngoại tệ vẫn chiếm một tỷ lệ khiêm tốn trong tổng dư nợ do tình trạng khan hiếm ngoại tệ vào cuối năm. Dư nợ ngoại tệ đến ngày 31/12/1009 là 857 tỷ VND, chỉ chiếm 18,71 % trong tổng dư nợ tín dụng. Nhìn chung, nhờ việc chủ động tìm kiếm khách hàng mới và các chính sách ưu đãi dành cho khách hàng truyền thống nên dư nợ tín dụng xuất khẩu của Eximbank ngày càng tăng, phù hợp với chính sách khuyến khích xuất khẩu và cho vay xuất khẩu của Nhà nước.

Bảng 2.11: Tình hình cho vay và thu nợ đối với tín dụng xuất khẩu tại Eximbank giai đoạn 2007 – 2009

Đơn vị: tỷ VND

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Doanh số tín dụng XK 3.135 3.656 4.116

- DN quốc doanh 1.001 1.170 1.427

- DN ngoài quốc doanh 2.134 2.486 2.689

Doanh số thu nợ 2.034 2.289 2.630

- DN quốc doanh 857 924 1.009

- DN ngoài quốc doanh 1.177 1.365 1.621

Nguồn: Báo cáo tín dụng Eximbank từ năm 2007 – 2009

Nhìn chung, doanh số thu nợ có xu hướng thay đổi cùng chiều với doanh số cho vay qua các năm. Năm 2007, doanh số tín dụng xuất khẩu là 3.135 tỷ VND, trong đó doanh số thu nợ là 2.034 tỷ VND, chiếm 64,88%. Đến năm 2008 và 2009, cả doanh số tín dụng và doanh số thu nợ đều tăng lên không nhiều, khoảng 14%. Nguyên nhân chủ yếu là do những biến động của nền kinh tế và thị trường xuất khẩu khiến tốc độ luân chuyển vốn của các doanh nghiệp giảm, một số cơng ty làm ăn khơng hiệu quả, gây khó khăn cho việc thu nợ của Eximbank.

Biểu đồ 2.3: Doanh số cho vay và thu nợ tín dụng xuất khẩu đối với các doanh nghiệp quốc doanh tại Eximbank từ năm 2007 – 2009

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 2007 2008 2009

Doanh số cho vay Doanh số thu nợ

Biểu đồ 2.4: Doanh số cho vay và thu nợ tín dụng nhập khẩu đối với các

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam (Trang 44 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)