Các hình thức tín dụng xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP Xuất

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam (Trang 56 - 62)

Xuất nhập khẩu Việt Nam

2.2.2.1. Các hình thức tín dụng nhập khẩu

Tín dụng xuất khẩu là việc ngân hàng cho vay để giúp doanh nghiệp thực hiện việc sản xuất, kinh doanh, chế biến hàng xuất khẩu. Một số hình thức tín dụng xuất khẩu được áp dụng phổ biến tại Eximbank là:

 Cho vay thanh toán bộ chứng từ hàng nhập

Khách hàng vay thanh toán bộ chứng từ hàng nhập tại Ngân hàng tương đối đa dạng, trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm tới hơn 80%, chủ yếu là các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân. Đây là đối tượng khách hàng có quy mơ vốn nhỏ, cơ sở vật chất không lớn, năng động linh hoạt và dễ thích nghi với những thay đổi của nền kinh tế đất nước, Số lượng các doanh nghiệp lớn như các tập đồn, Tổng cơng ty, doanh nghiệp quốc doanh chiếm tỷ lệ nhỏ, khoảng 20%.

Thông thường, đối với các phương án kinh doanh nhập khẩu máy móc, nguyên vật liệu, Eximbank sẽ tiến hành thẩm định hiệu quả sử dụng vốn vay, khả năng tài chính, khả năng trả nợ, thế chấp tài sản để quyết định. Đối với các doanh nghiệp lớn, có uy tín như các Tổng cơng ty 91 thì Ngân hàng thẩm định về phương án kinh doanh và nguồn trả nợ ngân hàng, khơng nhất thiết phải có tài sản đảm bảo. Đối với các doanh nghiệp ngồi quốc doanh thì Ngân hàng thường yêu cầu phải có tài sản đảm bảo. Hình thức cấp tín dụng thường là cho vay theo món hoặc theo hạng mức tín dụng. Các khách hàng của Eximbank trước đây chủ yếu vay bằng ngoại tệ để thanh toán, tuy nhiên do sự biến động của tỷ giá USD trong thời gian qua nên các doanh nghiệp đã chuyển sang vay bằng nội tệ sau đó đổi ra ngoại tệ để tránh rủi ro về tỷ giá.

 Cho vay mở L/C thanh toán bộ chứng từ hàng nhập

Hiện nay, các khách hàng của Ngân hàng ký quỹ 100% để xin mở L/C chiếm tỷ trọng không lớn. Mức ký quỹ của khách hàng phụ thuộc vào mức độ uy tín, khả năng thanh tốn, loại hình L/C, loại hàng hóa nhập khẩu, khả năng tiêu thụ và tình hình biến động giá cả trên thị trường nhằm đảm bảo mức độ an

toàn cho Ngân hàng. Các khách hàng xin mở L/C tại Eximbank chủ yếu là các doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị với giá trị lớn. Mức độ ký quỹ được Ngân hàng áp dụng linh hoạt từ 5% đến 10% khi mở L/C.

Các doanh nghiệp mở L/C trả chậm không được ký quỹ bằng vốn vay ngân hàng hoặc các khoản vốn đang được ngân hàng bảo lãnh. Các doanh nghiệp này phải có khả năng tài chính đảm bảo thanh tốn L/C trong thời hạn cam kết; cụ thể phải có kết quả sản xuất kinh doanh có lãi trong 2 năm liền kề với thời điểm đề nghị mở L/C và khơng có lỗ lũy kế. Bên cạnh đó, khách hàng phải có cam kết bằng văn bản với Ngân hàng về lịch chuyển tiền cho Ngân hàng để thanh tốn cho nước ngồi. Lịch chuyển tiền này phải phù hợp với nghĩa vụ thanh tốn của Eximbank cho nước ngồi đối với L/C sẽ mở.

 Bảo lãnh thanh toán

Eximbank bảo lãnh cho khách hàng cả bằng VND, ngoại tệ và vàng. Căn cứ vào nhu cầu, khả năng tài chính, giá trị tài sản đảm bảo, Ngân hàng sẽ xác định số tiền bảo lãnh. Căn cứ vào thời gian thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh của khách hàng với bên nhận bảo lãnh, Ngân hàng sẽ xác định thời hạn bảo lãnh. Điều kiện bảo lãnh gồm có:

 Khách hàng có năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp lý dân sự theo quy định của pháp luật.

 Mục đích bảo lãnh hợp pháp.

 Có khả năng tài chính thực hiện nghĩa vụ được Ngân hàng bảo lãnh trong thời hạn cam kết.

Bảng 2.13: Biểu phí bảo lãnh tại Eximbank

(có hiệu lực từ ngày 12 tháng 04 năm 2010)

Khoản mục thu phí Mức phí quy định Mức tối thiểu Mức tối đa 1 Phát hành bảo lãnh theo yêu

cầu của khách hàng 1.1 Phát hành thư bảo lãnh

a. Ký quỹ 100% 0,06%/tháng 15USD/món 150USD/món

b. Ký quỹ dưới 100% hoặc miễn

ký quỹ : 15USD/món

+ Số tiền được ký quỹ Như ký quỹ 100% + Số tiền chưa được ký quỹ

(thu tròn 1/2 tháng) được bảo đảm bằng các tài sản tương ứng như sau: - Thẻ tiết kiệm, GTCG do Eximbank phát hành 0,10%/tháng - Thẻ tiết kiệm, GTCG do NH khác phát hành 0,12%/tháng - Bất động sản 0,125%/tháng - Không tài sản bảo đảm 0,20%/tháng + Có ngân hàng nước ngồi

bảo lãnh 0,08%/tháng

1.2

Phát hành bảo lãnh không xác định thời hạn với mức ký quỹ 100%

0,06%/tháng 15USD/món 150USD/món

2.

Chấp nhận thanh tốn hối phiếu, L/C trả chậm và phát hành L/C dự phòng

2.1 Ký quỹ 100% trị giá Tỷ lệ phí tối

thiểu là 0,20% 50 USD

Theo thoả thuận

2.2 Ký quỹ dưới 100% hoặc miễn

ký quỹ: 50 USD

Theo thoả thuận

a. Trị giá đã ký quỹ Như ký quỹ 100%

b. Trị giá chưa ký quỹ được bảo đảm bằng: + Thẻ tiết kiệm, GTCG do

Eximbank phát hành 0,08%/tháng + Thẻ tiết kiệm, GTCG do NH

khác phát hành 0,10%/tháng + Bất động sản 0,12%/tháng + Không tài sản bảo đảm 0,18%/tháng

2.2.2.2. Các hình thức tín dụng xuất khẩu

Tín dụng nhập khẩu là việc ngân hàng cung cấp các khoản vay để giúp doanh nghiệp thực hiện việc nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị, hàng hóa phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh. Một số hình thức tín dụng xuất khẩu được áp dụng phổ biến tại Eximbank là:

 Cho vay ứng trước đối với các doanh nghiệp xuất khẩu

Đây là hình thức cho vay phổ biến đối với các doanh nghiệp chuyên doanh xuất nhập khẩu và các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Hình thức này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh số cho vay tài trợ xuất khẩu và gồm 2 loại:

 Cho vay trước khi ký kết hợp đồng xuất khẩu:

Trước khi ký hợp đồng xuất khẩu, doanh nghiệp sẽ được Ngân hàng cho vay bổ sung vốn lưu động để thu mua, dự trữ, sản xuất hàng xuất khẩu. Mức cho vay vốn tối đa của Eximbank dựa trên tổng chi phí cần thiết để thu mua, dự trữ, sản xuất hàng xuất khẩu trừ đi vốn tự có của doanh nghiệp. Trong trường hợp đối với những mặt hàng xuất khẩu được Nhà nước quản lý bằng hạn ngạch thì mức tối đa nêu trên không được vượt quá mức giá trị hàng hóa còn lại được phép xuất khẩu trên quota tính đến thời điểm vay vốn. Do chỉ căn cứ vào hợp đồng ngoại thương, chưa có L/C đảm bảo thanh tốn từ phía nhà nhập khẩu nên rủi ro của loại hình này cao. Vì vậy mà Eximbank chỉ áp dụng cho vay theo hình thức này với những khách hàng có sự tín nhiệm cao, có độ đảm bảo an tồn lớn trong trường hợp có rủi ro xảy ra.

 Cho vay sau khi ký kết hợp đồng xuất khẩu:

Sau khi ký kết hợp đồng xuất khẩu, nếu doanh nghiệp có nhu cầu vay bổ sung vốn lưu động để thu mua, dự trữ, sản xuất hàng xuất khẩu thì doanh nghiệp sẽ gửi các hồ sơ, tài liệu theo quy định đến Ngân hàng; trong đó phải có hợp đồng xuất khẩu hoặc hợp đồng ủy thác. Việc thanh toán tiền hàng xuất khẩu phải được đảm bảo sẽ được chuyển vào tài khoản của doanh nghiệp mở tại Ngân hàng. Mức cho vay tối đa sẽ dựa trên tổng chi phí để sản xuất ra giá trị hàng hóa theo hợp đồng xuất khẩu đã ký kết trừ đi vốn tự có ứng trước của người mua,

các nguồn huy động khác. Đối với những mặt hàng được Nhà nước quản lý bằng hạn ngạch thì mức tối đa khơng được vượt quá giá trị hàng hóa cịn lại được phép xuất khẩu trên quota tính đến thời điểm vay vốn. Nếu doanh nghiệp đã được Ngân hàng cho vay trước khi ký kết hợp đồng xuất khẩu thì Ngân hàng chỉ cho vay vốn bổ sung đủ để thực hiện hợp đồng.

Cho vay theo giá trị L/C hàng xuất

Đây là hình thức tài trợ vốn cho doanh nghiệp xuất khẩu khi L/C chưa đến hạn thanh toán. Doanh nghiệp sẽ mang L/C mà bên nhập khẩu mở cho mình đến Ngân hàng xin cấp tín dụng (thường là nhỏ hơn giá trị của L/C) để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động nhằm thu mua hàng hóa. Hình thức này tạo điều kiện cho doanh nghiệp rút ngắn vòng quay vốn, tăng nhanh hiệu quả sản xuất cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, hình thức này mới chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh số tín dụng xuất khẩu của Eximbank. Cho vay theo hình thức này tại Eximbank được quy định như sau:

 Hồ sơ gửi đến Ngân hàng ngoài hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính, phương án kinh doanh cịn phải có hợp đồng xuất khẩu đáp ứng 3 điều kiện:

 Eximbank phải là ngân hàng thông báo và thanh toán L/C

 Ngân hàng phát hành L/C phải được Eximbank chấp nhận

 Trong L/C phải quy định rõ bộ chứng từ phải được xuất trình tại Eximbank, nếu khơng thì bản gốc của L/C phải do Eximbank giữ.

 Mức cho vay tối đa không được vượt quá giá trị của L/C. Đối với những mặt hàng mà Nhà nước quản lý bằng hạn ngạch thì mức tối đa nêu trên không đuợc vượt quá giá trị hàng hóa cịn lại được phép xuất khẩu trên quota tính đến thời điểm vay vốn.

 Điều kiện sử dụng: (được áp dụng từ ngày 12/04/2010)

 Khách hàng có doanh số xuất khẩu trong năm gần nhất đạt từ 02 triệu USD trở lên.

 Nhà nhập khẩu có q trình quan hệ thường xuyên với khách hàng tối thiểu 01 năm.

 Khách hàng có thời gian hoạt động liên tục trong lĩnh vực ngành hàng xuất khẩu tối thiểu 03 năm.

 Các điều kiện khác theo quy định của Eximbank tại từng thời điểm khác nhau.

 Cho vay chiết khấu hối phiếu và bộ chứng từ

Nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu tăng vòng quay vốn, Eximbank thực hiện nghiệp vụ chiết khấu chứng từ hàng xuất cho tất cả các doanh nghiệp khơng phân biệt thành phần kinh tế, có tài khoản tại Eximbank và có bộ chứng từ hàng xuất xuất trình tại Eximbank để địi tiền theo phương thức L/C, nhờ thu kèm chứng từ trả ngay (D/P), trả chậm (D/A). Tuy nhiên, chiết khấu hối phiếu bộ chứng từ theo phương thức tín dụng chứng từ vẫn phổ biến hơn cả và trong phạm vi bài khóa luận, em xin phép chỉ đề cập đến hình thức này.

Điều kiện chiết khấu:

 Ngân hàng chiết khấu bộ chứng từ hoàn hảo theo các điều khoản, điều kiện của L/C và tu chỉnh.

 Trường hợp bộ chứng từ có sai sót khơng thể sửa chữa được, khi khách hàng yêu cầu chiết khấu, Giám đốc chi nhánh căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để xem xét quyết định.

 Quyền đòi tiền thuộc về Eximbank.

Mức chiết khấu:

 Đối với bộ chứng từ hồn hảo: số tiền chiết khấu tối đa khơng vượt quá 95% trị giá hóa đơn đối với L/C trả ngay; số tiền chiết khấu tối đa không vượt quá 85% trị giá hóa đơn đối với L/C trả chậm.

 Đối với bộ chứng từ có sai sót: số tiền chiết khấu tối đa không vượt quá 80% trị giá hóa đơn đối với L/C trả ngay và 70% đối với L/C trả chậm.

Thủ tục chiết khấu:

 Sau khi nhận được hồ sơ xin chiết khấu, thanh toán viên kiểm tra chứng từ theo Quy định nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Thanh toán viên phải

thông báo cho khách hàng biết ý kiến chấp nhận hay khơng trong vịng 02 ngày làm việc của Ngân hàng.

 Nếu đồng ý chiết khấu, thanh tốn viên trình Ban lãnh đạo duyệt.

 Nếu quá hạn 60 ngày kể từ ngày chiết khấu mà chưa nhận được tiền thì thanh tốn viên thơng báo cho ngân hàng mở L/C đồng thời thông báo cho doanh nghiệp trả tiền ngân hàng.

 07 ngày sau thời hạn chiết khấu bộ chứng từ, nếu ngân hàng chưa nhận được số tiền chiết khấu, kế toán làm thủ tục chuyển nợ quá hạn, lãi suất nợ quá hạn bằng 150% mức chiết khấu đã xác định.

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)