Đánh giá sự phát triển của tín dụng xuất nhập khẩu tại ngân hàng

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam (Trang 62)

TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam

2.3.1. Các kết quả đạt đƣợc

Trong những năm gần đây, mặc dù thị trường tài chính ngân hàng có nhiều biến động và sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại ngày càng trở nên gay gắt nhưng với tinh thần nỗ lực phấn đấu, nghiệp vụ tín dụng xuất nhập khẩu tại Eximbank đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Cụ thể:

Về nguồn vốn huy động phục vụ cho hoạt động tín dụng: Trong vòng 07

năm liên tiếp (2002 – 2009), nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng trưởng mạnh và có sự dịch chuyển theo hướng tăng nguồn vốn trung hạn, đến năm 2007 đã cơ bản tự chủ được nguồn vốn hoạt động kinh doanh. Eximbank không ngừng tăng cường các biện pháp huy động ngoại tệ như phát hành kỳ phiếu, trái phiếu bằng ngoại tệ; do đó đã khắc phục được phần nào sự thiết hụt ngoại tệ ở những thời điểm khó khăn về ngoại tệ.

Về đối tượng khách hàng: Là ngân hàng được thành lập với nhiệm vụ và

phương hướng chủ yếu là hướng vào lĩnh vực xuất nhập khẩu nên khách hàng truyền thống và chủ yếu của Eximbank là những Công ty và Tổng công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, uy tín cao, tình hình tài chính vững mạnh, có nhu cầu xuất khẩu và nhập khẩu lớn. Xác định nghiệp vụ tín dụng nhập khẩu máy móc thiết bị, cho vay sản xuất chế biến hàng xuất khẩu là thế mạnh của

mình, Eximbank đã chú trọng đầu tư vào các doanh nghiệp than đá, dệt may, điện tử, nông sản…

Về mạng lưới hoạt động: Quan hệ đại lý của Eximbank với các ngân

hàng nước ngoài thường xuyên được củng cố và phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho mảng nghiệp vụ thanh toán quốc tế, là công cụ hỗ trợ quan trọng cho nghiệp vụ tín dụng xuất nhập khẩu. Tính đến năm 2009 Eximbank đã có quan hệ đại lý với hơn 750 ngân hàng tại 58 quốc gia trên thế giới.

Về chất lượng tín dụng: Trong những năm qua, Eximbank đã tiếp cận các

công ty thuộc Tổng công ty 90 – 91 để thẩm định và cho vay vốn, đồng thời tiến hành phân tích thực trạng tín dụng, phân loại nợ, phân loại khách hàng để có các chính sách ưu đãi, mở rộng đầu tư thích hợp. Một số chỉ tiêu phát triển tín dụng xuất nhập khẩu tại Eximbank trong 3 năm qua được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 2.14: Một số chỉ tiêu phát triển tín dụng xuất nhập khẩu tại Eximbank từ năm 2007 – 2009

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Hiệu suất sử dụng vốn vay 44,78% 37,65% 43,48%

Vịng quay vốn tín dụng 1,022 0,89 0,81

Hệ số thu nợ 0,64 0,66 0,55

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Hiệu suất sử dụng vốn vay năm 2008 của Ngân hàng giảm là dấu hiệu của việc Ngân hàng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng. Tuy nhiên, nhờ nỗ lực tiếp thị khách hàng qua việc cử cán bộ có khả năng giao tiếp, trình độ nghiệp vụ tốt tiếp xúc với doanh nghiệp nên chỉ tiêu này đã tăng trở lại trong năm 2009. Vịng quay vốn tín dụng giảm trong 3 năm liền là do dư nợ tín dụng tăng nhanh hơn doanh số cho vay trong kỳ. Dư nợ tín dụng tăng nhờ vào chính sách ưu đãi khách hàng truyền thống của Eximbank và chính sách khuyến khích xuất khẩu của Nhà nước. Hệ số thu nợ trong năm 2007 và 2008 khơng có thay đổi nhiều nhưng lại giảm đến 16,67% trong năm 2009. Nguyên nhân chính là do

sự biến động của nền kinh tế và thị trường xuất nhập khẩu, tốc độ luân chuyển vốn của doanh nghiệp giảm khiến cho việc trả nợ ngân hàng của doanh nghiệp gặp khó khăn. Nhưng nhìn chung, trong điều kiện kinh tế hiện nay, chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu tại Ngân hàng khá tốt, đặc biệt là chất lượng tài trợ nhập khẩu nguyên vật liệu.

Về đội ngũ cán bộ: Phịng Thanh tốn quốc tế và phịng Tín dụng - đầu tư

của Eximbank (là hai phòng phụ trách các hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu) bao gồm đội ngũ cán bộ có trình độ, am hiểu nghiệp vụ ngoại thương, được trang bị mạng SWIFT, phục vụ hiệu quả và an tồn nhu cầu thanh tốn của các khách hàng truyền thống, đồng thời nhanh chóng thu hút những khách hàng mới. Việc chủ động tìm kiếm khách hàng của Phịng thanh toán quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng dịch vụ thanh tốn quốc tế, từ đó tạo cơ sở cho việc phát triển tín dụng xuất nhập khẩu cũng như các dịch vụ ngân hàng đối ngoại khác tại Eximbank.

2.3.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1. Những mặt hạn chế 2.3.2.1. Những mặt hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, nghiệp vụ tín dụng xuất nhập khẩu tại Eximbank trong những năm qua còn tồn tại những hạn chế sau:

Về hình thức tài trợ: Hình thức tài trợ xuất nhập khẩu còn đơn điệu; trừ

hoạt động mở L/C thanh toán hàng nhập và cho vay ký quỹ mở L/C, những nghiệp vụ tín dụng nhập khẩu hiện đại khác cịn mới mẻ hoặc chưa có. Tài trợ xuất khẩu theo quan điểm hiện đại chỉ có chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất và bao thanh toán nhưng doanh số tín dụng từ các hoạt động này còn thấp. Bên cạnh đó, doanh số tín dụng hàng xuất đạt được vẫn chưa cao và còn chênh lệch lớn so với doanh số tín dụng hàng nhập (xuất phát từ đặc thù xuất nhập khẩu của Việt Nam). Nhìn chung, sản phẩm dịch vụ mới cịn ít, khách hàng sử dụng đa dạng các dịch vụ còn chưa nhiều.

Về nguồn vốn huy động: Cơ cấu tín dụng của Eximbank về cơ bản là

nguồn vốn ngoại tệ nên các quyết định cho vay của Ngân hàng còn bị động. Đặc biệt trong năm 2009, nguồn vốn huy động chỉ tăng mạnh ở loại hình tiền gửi khơng kỳ hạn và có kỳ hạn, trong khi tiền gửi tiết kiệm có dấu hiệu tăng chậm hơn trước. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ ngoại tệ cho doanh nghiệp cịn yếu nên chưa khuyến khích được doanh nghiệp vay vốn để xuất nhập khẩu bằng ngoại tệ.

Về điều kiện cho vay: Các điều kiện cho vay với các doanh nghiệp ngoài

quốc doanh còn khá chặt chẽ. Điều này giúp Eximbank hạn chế được rủi ro nhưng mặt khác lại gây trở ngại lớn trong việc mở rộng tín dụng ở khu vực này.

Về chiến lược phát triển tín dụng xuất nhập khẩu: nghiệp vụ tín dụng

xuất nhập khẩu tại Eximbank cịn chưa có chiến lược cụ thể. Các quy định mới chỉ mang tính chất tạm thời, gây nhiều khó khăn cũng như tâm lý e ngại cho các khách hàng có nhu cầu tài trợ. Eximbank cịn chưa có bộ phận riêng làm nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu mà còn lẫn vào bộ phận Thanh toán quốc tế và Tín dụng – đầu tư. Điều này gây cản trở cho Ngân hàng trong việc phát triển hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu.

2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

 Nguyên nhân khách quan:

Biến động trong môi trường kinh doanh:

Môi trường kinh doanh hiện nay chưa tạo điều kiện cho các ngân hàng mở rộng các hình thức tín dụng xuất nhập khẩu. Thương phiếu là công cụ cổ điển được sử dụng lâu đời trong quan hệ thương mại quốc tế nhưng vẫn chưa phổ biến ở Việt Nam. Bên cạnh đó, thị trường chứng khốn phái sinh với các nghiệp vụ phòng tránh rủi ro như forwards, futures, options vẫn còn trong giai đoạn sơ khai. Lạm phát tăng cao khiến khách hàng chỉ gửi tiền trong thời gian ngắn, ảnh hưởng đến nguồn vốn cho vay của Ngân hàng. Tỷ giá hối đoái tăng nhanh liên tục ảnh hưởng đến nhập khẩu phục vụ sản xuất trong nước. Mặt khác, một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam xuống giá trong những năm gần đây cũng ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu và kết quả kinh doanh của các đơn vị xuất khẩu.

Môi trường pháp lý chưa đồng bộ:

Thời gian qua Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc tạo lập khuôn khổ pháp lý cho các doanh nghiệp và ngân hàng. Các ngân hàng thương mại hiện nay hoạt động dưới sự điều chỉnh của Luật ngân hàng và các tổ chức tín dụng 2006, các văn bản luật và dưới luật của chính phủ. Tuy nhiên, một số quy định còn bất cập như quy chế xử lý tài sản thế chấp hay quy chế lập quỹ dự phòng rủi ro. Bên cạnh đó, nhiều quy định pháp lý hiện nay còn rườm rà, rắc rối. Hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu còn liên quan đến nhiều ban ngành trong nước như Bộ thương mại, Tổng cục Hải quan, Bộ cơng thương…Vì vậy, nó chịu sự điều chỉnh của nhiều luật mà các luật nước ta cịn có sự đan chéo, gây khó khăn cho trọng tài quốc tế trong việc giải quyết các vụ tranh chấp ngoại thương. Ví dụ như thơng tư liên tịch số 03/2001/TTLT-NHNN-BTP-BCA-BTC-TCĐC giữa Liên bộ Ngân hàng Nhà nước, Bộ tư pháp, Bộ cơng an, Bộ tài chính, Tổng cục địa chính ngày 29.4.2001 quy định tổ chức tín dụng (TCTD) khơng được trực tiếp bán hay được trực tiếp nhận quyền sử dụng đất để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm. Và theo Khoản 2 – Mục III của thông tư này, nếu khơng đạt được sự thỏa thuận của các bên thì TCTD phải đưa ra bán đấu giá hay khởi kiện ra Tịa. Trong khi đó, Nghị định 178 lại cho phép TCTD có quyền xử lý tài sản bảo đảm nói chung và tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất nói riêng nếu khơng đạt được sự thỏa thuận giữa các bên.

Việc tuyên truyền pháp luật lại rất hạn chế khiến cho doanh nghiệp và ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong việc thực thi nhiệm vụ. Việc thực thi pháp luật chưa nghiêm của các tổ chức kinh tế và xử lý vi phạm thiếu nghiêm khắc của Nhà nước dẫn đến tình trạng kinh doanh thiếu lành mạnh, gây rối loạn trong hoạt động kinh doanh. Nhiều quy định khơng cịn phù hợp với hoàn cảnh mới chưa được rà soát và chỉnh sửa kịp thời đã tạo ra các khe hở để một số tổ chức kinh tế lợi dụng làm giảm hiệu quả kinh tế và xã hội. Một số quy định khác ban hành chưa lâu đã thay đổi như lúc thì khuyến khích nhập khẩu, lúc thì cấp hạn ngạch thuế quan cao để hạn chế. Cơng cuộc cải cách hành chính diễn ra chậm,

thiếu đồng bộ cũng gây ra khơng ít khó khăn cho doanh nghiệp và ngân hàng khi giao dịch với các cơ quan quản lý nhà nước.

Sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại ngày càng gay gắt:

Trong mấy năm gần đây, hàng rào bảo hộ dịch vụ tài chính – ngân hàng trong nước đang dần dần được dỡ bỏ theo lộ trình cam kết của Hiệp định thương mại Việt Mỹ và với Tổ chức thương mại Thế giới (WTO). Do đó, thách thức trong việc phát triển cho vay tại Eximbank là sự cạnh tranh mạnh mẽ không chỉ với các ngân hàng thương mại trong nước mà còn cạnh tranh với cả các ngân hàng nước ngồi có tiềm lực tài chính mạnh mẽ. Nếu như Eximbank nói riêng và các ngân hàng trong nước nói chung khơng có các chính sách phù hợp thì sẽ khơng đủ sức mạnh cạnh tranh trong điều kiện hội nhập.

Năng lực tài chính của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu còn chưa cao:

Vốn tự có của các doanh nghiệp xuất khẩu còn nhỏ: Phần lớn các doanh

nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động dựa vào nguồn vốn vay Ngân hàng là chính nên nhiều khi lợi nhuận sinh lời không đủ trả lãi cho Ngân hàng. Ngoài ra, để thực hiện các mục tiêu của Chính phủ, Ngân hàng bắt buộc phải cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu vay. Và khi các doanh nghiệp này làm ăn khơng hiệu quả thì ngân hàng chịu rủi ro tín dụng.

Phương án kinh doanh của nhiều doanh nghiệp không hợp lý: Việc nghiên

cứu thị trường, dự đoán nguyên liệu đầu vào, cơng suất máy móc hay mức tiêu thụ sản phẩm không khớp với thực tế dẫn đến khong hoàn thành lịch trả nợ cho Ngân hàng.

 Ngồi ra, cịn do kiến thức hạn chế về hợp đồng thương mại và tập quán ngoại thương quốc tế nên khơng ít các doanh nghiệp xuất nhập khẩu bị rơi

vào điều kiện bất lợi trong quan hệ mua bán, dẫn đến nguồn thu không bù đắp được nợ vay ngân hàng. Ngoài ra, một số doanh nghiệp cịn khơng thực hiện đúng cam kết khi vay vốn, sử dụng vốn sai mục đích.

Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chưa chủ động tiếp cận vốn vay ngân hàng:

Các doanh nghiệp chưa chủ động tìm hiểu, nghiên cứu để hiểu rõ tính năng, tiện ích của các sản phẩm dịch vụ cũng như cách thức tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài trợ xuất nhập khẩu mà các ngân hàng cung cấp. Do đó, các doanh nghiệp khơng hiểu về cơ chế tín dụng của các NHTM, sợ thủ tục rườm rà, phức tạp và cho rằng ngân hàng gây khó dễ cho doanh nghiệp.

 Nguyên nhân chủ quan :

Chiến lược kinh doanh chưa được xây dựng cụ thể và quan tâm đúng mức:

Một chiến lược kinh doanh cần phải được xây dựng trên sự đánh giá tổng thể thực trạng của Ngân hàng về vốn, tài sản, nhân lực, công nghệ… so với mức độ phát triển hiện tại của hệ thống ngân hàng trong nước, trong khu vực và trên thế giới; đặc biệt phải dựa vào xu hướng phát triển của tương lai. Các kế hoạch kinh doanh hàng năm chỉ có ý nghĩa như những nấc thang của con dốc, chiến lược kinh doanh sẽ phải đánh giá dốc dài bao nhiêu, leo bằng cách nào và bao lâu thì tới.

Định hướng hoạt động kinh doanh của Eximbank vẫn chưa đề cập đúng mức ảnh hưởng của các yếu tố cạnh tranh, yếu tố cơng nghệ, yếu tố nguồn lực. Chính sách cho vay nói chung của Eximbank và cho vay tài trợ xuất nhập khẩu nói riêng chưa được xây dựng cụ thể. Do đó tạo ra một ngân hàng có cơ cấu sản phẩm không đa dạng, các sản phẩm cho vay chủ yếu theo lối truyền thống. Trong công tác cho vay, khách hàng phần lớn là các doanh nghiệp vay vốn ngắn hạn và kinh doanh thương mại. Các khoản tín dụng trung và dài hạn cho các dự án đầu tư và sản xuất còn hạn chế.

Chất lượng thẩm định, đánh giá phương án kinh doanh còn chưa cao:

Mặc dù đã có quy trình tín dụng nhưng chất lượng thẩm định của một số bộ phận trong Ngân hàng chưa được thống nhất. Thêm vào đó, chất lượng chuyên môn của một số cán bộ tín dụng chưa cao, vẫn cịn nhìn nhận tín dụng xuất nhập khẩu theo quan điểm truyền thống chỉ gồm các hình thức cho vay cũ thơng thường. Cán bộ mới chiếm tỷ lệ cao, nhiệt tình say mê cơng việc,có tinh thần ham học hỏi nhưng cịn thiếu kinh nghiệm thực tế, kỹ năng nghiệp vụ ngoại

thương còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, một số cán bộ Ngân hàng còn chưa chấp hành nghiêm chỉnh thể lệ tín dụng và quy trình nghiệp vụ. Vẫn cịn cán bộ thiếu trách nhiệm trong việc quản lý nợ vay, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn không đúng quy trình nghiệp vụ dẫn đến tình trạng nợ xấu chạy vòng quanh, nguy cơ mất vốn Ngân hàng lớn. Có trường hợp cán bộ lập hồ sơ giả khai tăng tài sản thế chấp để rút vốn Ngân hàng và vay ké. Hai nguyên nhân chính dẫn đến việc này là:

 Việc lập hồ sơ cho vay và hồ sơ tài sản thế chấp khơng được tách độc lập với chức năng tín dụng.

 Việc xác định giá trị tài sản thế chấp do cán bộ ngân hàng thực hiện mang tính chủ quan.

Trong thời gian qua, hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của Eximbank đã có bước tăng trưởng vững chắc; doanh số tín dụng năm sau cao hơn năm trước; các loại hình tài trợ mới phù hợp với thời đại xuất hiện nhiều hơn; khách hàng

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam (Trang 62)