Các kiến nghị

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam (Trang 82 - 87)

3.4.1. Đối với chính phủ

3.4.1.1. Hồn thiện mơi trường pháp lý và mơi trường kinh doanh

Một môi trường pháp lý ổn định, đồng bộ và nhất quán là điều kiện quan trọng để hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu nói riêng trở nên an tồn và hiệu quả. Đặc thù của tín dụng xuất nhập khẩu là chịu rủi ro của cả hai hoạt động: hoạt động tín dụng và hoạt động thanh tốn quốc tế. Chính phủ cần tạo ra hành lang pháp lý vững chắc để các doanh nghiệp cũng như ngân hàng yên tâm sản xuất kinh doanh. Những quy định pháp lý chưa rõ ràng sẽ làm cho cả ngân hàng và doanh nghiệp lúng túng khi thực hiện. Sự lỏng lẻo trong quản lý của Nhà nước sẽ tạo ra nhiều khe hở khiến bọn lừa đảo chiếm đoạt vốn của Nhà nước, ngân hàng và các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần tạo mơi trường kinh doanh bình đẳng cho các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoạt động mà không phân biệt thành phần kinh tế. Chính phủ cần thành lập các trung tâm xúc tiến thương mại để cung cấp cho các ngân hàng và doanh nghiệp thông tin về thị trường, về uy tín của đối tác thương mại, về thủ tục hành chính, về pháp luật của nước đối tác.

3.4.1.2. Ban hành các chính sách hỗ trợ tài chính cho ngân hàng và doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Có chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng hợp lý, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại xử lý linh hoạt lãi suất để tài trợ xuất nhập khẩu, tránh tình trạng lãi suất ưu đãi đầu ra nhỏ hơn lãi suất ưu đãi đầu vào, gây bất lợi cho hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng.

Đối với các doanh nghiệp:

 Có chính sách tín dụng ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất mặt hàng mới, giảm thuế xuất khẩu thích hợp nhằm giúp doanh nghiệp nâng cao lợi nhuận để tái đầu tư phục vụ xuất khẩu.

 Xác định những ngành hàng có thế mạnh để hỗ trợ đồng thời chuyển đổi cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng sản phẩm hàng hóa đã qua chế biến.

3.4.1.3. Thành lập cơng ty bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

Chính phủ cần thiết triển khai loại hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam, nhằm cung cấp bảo đảm tài chính cho doanh nghiệp xuất khẩu, định hướng các ngành hàng, dịch vụ xuất khẩu; thông qua việc đánh giá rủi ro thương mại, rủi ro chính trị để tư vấn, định hướng cho doanh nghiệp xuất khẩu các loại hàng hóa, dịch vụ phù hợp. Hầu hết các nước trên thế giới hiện nay đều có cơ quan tài trợ và bảo hiểm tín dụng xuất nhập khẩu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Mỹ…Cơng ty bảo hiểm tín dụng được thành lập sẽ phát huy được tính cộng đồng, tính tương trợ giữa các ngân hàng, các tổ chức tín dụng; góp phần hạn chế rủi ro cho từng ngân hàng cũng như cho cả hệ thống ngân hàng. Từ khi gia nhập WTO, các chính sách trợ cấp xuất khẩu như thưởng thành tích xuất khẩu, trợ cấp thay thế xuất khẩu hay chính sách tín dụng ngắn hạn hỗ trợ doanh nghiệp dưới hình thức cho vay với lãi suất ưu đãi đã không được thực hiện để phù hợp với cam kết. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới các doanh nghiệp trong nước. Để tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp trong tình hình mới, nhất là sau biến động về thị trường tài chính vừa qua thì Nhà nước cần có hình thức BHTDXK.

3.4.2.1. Hồn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng

 Ngân hàng Nhà nước cần có thơng tư, quyết định hướng dẫn cụ thể hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của các NHTM trong những thời kỳ cụ thể hoặc khi nền kinh tế trong nước và trên thế giới có những biến động lớn.

 Ban hành các văn bản dưới luật hướng dẫn cụ thể các quy định về cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, đảm bảo tiền vay. Đối với khách hàng vay vốn nhiều NHTM khác nhau thì phải thực hiện biện pháp đồng tài trợ. Trong trường hợp đồng tài trợ, cần có các quy định về quản lý, phân định phạm vi đảm bảo, phân định giá trị tài sản khi xử lý phát mại. Với những khách hàng vay vốn khơng trả được nợ, cần có các quy định cụ thể về việc cho phép ngân hàng thực hiện quản lý, nhận quyền sở hữu, tạo thuận lợi cho xử lý tài sản thu hồi nợ.

3.4.2.2. Hoàn thiện thị trường liên ngân hàng

Thị trường liên ngân hàng là nơi trao đổi cung cầu vốn giữa các NHTM. Việc thị trường liên ngân hàng phát triển cung cấp nguồn vốn kịp thời và đầy đủ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, ngân hàng có thêm nguồn vốn mới để cho vay bên cạnh nguồn vốn huy động từ các khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.

3.4.2.3. Ổn định thị trường tài chính

Ngân hàng Nhà nước cần điều tiết tỷ giá theo quan hệ cung – cầu, đảm bảo khả năng ổn định tỷ giá, đồng thời duy trì tỷ giá theo hướng có lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu mỗi thời kỳ.

3.4.3. Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

 Tăng cường những buổi tiếp xúc giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu với các ngân hàng và Chính phủ để giúp doanh nghiệp tháo gỡ được khó khăn khi vay vốn; từ đó có những chính sách hỗ trợ phù hợp và khả thi.

 Cán bộ tại doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần tự nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình để giảm thiểu rủi ro phát sinh từ các hợp đồng thương mại quốc tế. Doanh nghiệp cần đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực, nghiệp vụ chuyên

mơn và trình độ ngoại ngữ tốt để có thể tiếp cận với những phương tiện tín dụng quốc tế hiện đại. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần có chế độ thưởng phạt và kích thích tinh thần làm việc của cán bộ.

 Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần đẩy mạnh hoạt động marketing xuất nhập khẩu để hạn chế rủi ro mất khả năng thanh tốn với ngân hàng. Trong hồn cảnh thị trường thế giới có nhiều biến động phức tạp, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần có một chiến lược marketing hiệu quả, đặc biệt là chiến lược thâm nhập thị trường để có những quyết định về sản phẩm, giá cả đúng đắn.

 Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần chấp hành tuyệt đối các nguyên tắc, điều kiện, thỏa thuận khi vay vốn ngân hàng. Doanh nghiệp cần phải sử dụng vốn đúng mục đích như đã cam kết trong đơn xin vay vốn. Những tài sản mà doanh nghiệp dùng để thế chấp, cầm cố cho các khoản tín dụng khơng được quyền chuyển nhượng, cầm cố hay bán lại cho các cá nhân khác khi chưa trả đủ nợ vay cho ngân hàng.

 Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên thực hiện báo cáo tài chính cơng khai và kiểm tốn thường xun. Điều này vừa giúp cho doanh nghiệp nâng cao uy tín đối với bạn hàng và ngân hàng vừa giúp cho ngân hàng giảm bớt được gánh nặng trong việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của các ngân hàng đóng góp một phần to lớn cho sự phát triển chung của quốc gia, tạo nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách nhà nước, tăng cường mối quan hệ đối ngoại với các quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó, hoạt động này cịn giúp các ngân hàng thắt chặt thêm mối quan hệ bền vững với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng như mở rộng hoạt động và nâng cao uy tín của ngân hàng trên thị trường quốc tế. Nhận thức rõ điều đó, trong những năm vừa qua, hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại Eximbank đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận: doanh số tín dụng tăng trưởng liên tục, nhiều loại hình tài trợ mới xuất hiện, khách hàng vay vốn tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Với nguồn vốn được tài trợ từ Ngân hàng, nhiều doanh nghiệp đã làm ăn có hiệu quả, tăng trưởng cao, góp phần phát triển nền kinh tế trong nước cũng như hoạt động thương mại quốc tế. Do đặc điểm của Ngân hàng, thực trạng chung của nền kinh tế và những yếu tố bất lợi từ môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý… nên việc phát triển tín dụng xuất nhập khẩu vẫn cịn gặp nhiều hạn chế về hình thức tài trợ, về nguồn vốn và điều kiện cấp tín dụng. Một trong những hạn chế lớn nhất là nguồn vốn huy động không ổn định khiến các quyết định cho vay của Ngân hàng còn bị động. Để khắc phục các tồn tại, Eximbank cần phải kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp như tạo nguồn vốn vững chắc, đa dạng hóa các hình thức tín dụng xuất nhập khẩu, đa dạng hóa khách hàng hay nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.

Có thể nói, chính sách phát triển tín dụng nói chung và phát triển tín dụng xuất nhập khẩu nói riêng ngay từ khi Eximbank mới thành lập đã giúp Ngân hàng đứng vững trong môi trường cạnh tranh gay gắt, duy trì vị thế của một ngân hàng chuyên doanh về các hoạt động xuất nhập khẩu.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Minh Kiều (2009), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Peter S Rose (2001), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội.

3. Lê Văn Tề (2008), Thanh tốn và tín dụng xuất nhập khẩu (Incoterms 2000, UCP 600), NXB Tài chính, Hà Nội.

4. Phan Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Thu Thủy (2002), Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.

5. Đinh Xuân Trình (2006), Giáo trình thanh tốn quốc tế, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội.

6. Lê Văn Tư, Lê Tùng Vân (2006), Tín dụng xuất nhập khẩu – Thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ, NXB Tổng hợp TP HCM, TP HCM.

7. Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (2007, 2008, 2009), Báo cáo thường niên 2007, 2008, 2009.

8. Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (2007, 2008, 2009), Báo cáo thanh toán quốc tế 2007, 2008, 2009.

9. Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (2007, 2008, 2009), Báo cáo tín dụng 2007, 2008, 2009.

10. Ngân hàng Nhà nước (2001), Quyết định số 711/2001/QĐ-NHNN ngày

25/5/2001 về việc mở L/C trả chậm tại các tổ chức tín dụng, Hà Nội.

Websites: 1. http://www.eximbank.com.vn/vn/ 2. http://www.congnghemoi.net/TaichinhKetoan/ChitietKetoan/tabid/1621/ArticleID/72759/ tid/1609/language/vi-VN/Default.aspx 3. http://www.tuyengiao.vn/Home/kinhte/2010/5/20097.aspx 4. http://www.vietnamplus.vn/Home/Kinh-te-Viet-Nam-nam-2009--Thanh-cong- kep/200912/29437.vnplus

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam (Trang 82 - 87)