Thực trạng hoạt động của ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam (Trang 39 - 44)

2.1. Giới thiệu về ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam

2.1.2. Thực trạng hoạt động của ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt

 Ngày 27/10/2009: chính thức niêm yết 876,22 triệu cổ phiếu Eximbank mã EIB trên HOSE, trở thành một trong những doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khốn.

2.1.2. Thực trạng hoạt động của ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam Việt Nam

Kết thúc năm 2007, tổng tài sản đạt 33.710 tỷ VND, tăng 84% so với năm 2006. Đến thời điểm 31/12/2007, với số vốn điều lệ 2.800 tỷ đồng, Eximbank vươn lên vị trí thứ ba trong khối các ngân hàng TMCP có số vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Năm 2008, Ngân hàng quyết định tăng vốn điều lệ từ 2.800 tỷ đồng lên 7.220 tỷ đồng, đưa vốn điều lệ và các quỹ lên 12.844 tỷ đồng. Năng lực tài chính của Ngân hàng tăng lên đáng kể do thực hiện thành công việc tăng vốn dành cho đối tác chiến lược nước ngoài là tập đoàn ngân hàng Sumimoto Mitsui và 2 quỹ đầu tư nước ngoài. Năm 2009, tổng tài sản cùng vốn điều lệ và các quỹ tiếp tục tăng nhanh; trong đó tài sản tăng 35,65%, đạt mức 65.448 tỷ đồng còn vốn điều lệ và các quỹ tăng 39,63 %, đạt mức 13.353 tỷ đồng.

2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn

Trong ba năm qua, mức vốn huy động của Eximbank tăng nhanh qua các năm, được thể hiện rõ qua bảng sau:

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn theo loại hình tiền gửi của Eximbank từ năm 2007 – 2009

Đơn vị: triệu VND

Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009

Tiền gửi không kỳ hạn 4.478.501 3.770.815 6.238.144 Tiền gửi có kỳ hạn 3.681.783 6.078.744 9.488.609 Tiền gửi tiết kiệm 13.636.975 19.856.580 21.492.533 Tiền gửi ký quỹ 1.098.029 1.220.654 1.516.025 Tiền gửi vốn chuyên dụng 10.755 10.937 31.154

Tổng nguồn vốn huy động 22.906.123 30.877.730 38.766.465

Nguồn: Báo cáo thường niên Eximbank 2007 - 2009

Đến cuối năm 2007, Eximbank đã huy động được 22.906 tỷ VND, trong đó tiền gửi tiết kiệm vẫn là nguồn huy động vốn chủ yếu, chiếm tới 59,53%, đạt mức 13.636.783 triệu VND. Sang năm 2008, lãi suất, tỷ giá ngoại tệ và vàng có nhiều biến động đã ảnh hưởng mạnh đến tình hình huy động vốn của các ngân hàng. Cả năm Eximbank đã huy động thêm đuợc 7.972 tỷ VND. Tiền gửi có kỳ hạn tăng hơn năm trước đến 65,12%, tương đương với 2.397 tỷ VND. Tiền gửi tiết kiệm vẫn là nguồn huy động chủ yếu, đạt mức 19.856 tỷ VND nhờ vào các chương trình tiết kiệm dự thưởng hấp dẫn cùng chính sách lãi suất linh hoạt. Năm 2009, nguồn vốn huy động tăng mạnh ở loại hình tiền gửi khơng kỳ hạn và có kỳ hạn, trong khi tiền gửi tiết kiệm có dấu hiệu tăng chậm hơn trước. Tiền gửi vốn chuyên dụng tăng hơn năm trước đến 300%, từ 10 tỷ cuối năm 2008 lên hơn 31 tỷ cuối năm 2009.

Về tình hình huy động vốn theo loại hình khách hàng: Tổng số dư huy động từ khách hàng cá nhân cuối năm 2007 đạt 15.540 tỷ đồng, tăng 5.865 tỷ đồng (tương đương 61%) so với đầu năm và chiếm tới 70% nguồn vốn huy động của Ngân hàng trong khi vốn huy động từ các tổ chức kinh tế đạt 7.375 tỷ VND. Năm 2007 cũng là năm có nhiều thuận lợi cho Ngân hàng trong huy động vốn từ các tổ chức kinh tế, cùng với quyết định dỡ bỏ trần lãi suất tiền gửi USD của

pháp nhân tại tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước ban hành đã có tác động tích cực đến hoạt động huy động. Vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đến 31/12/2008 đạt 32.331 tỷ đồng, tăng 41% so đầu năm, đạt 110% so với kế hoạch. Đến cuối năm 2009, vốn huy động tăng thêm được 10,81% từ cá nhân, 63,64% từ các tổ chức kinh tế khiến cho tổng nguồn vốn huy động đuợc của Ngân hàng tăng thêm 25,58%, đạt mức 38.776 tỷ VND.

Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn theo loại hình khách hàng của Eximbank từ năm 2007 – 2009

Đơn vị: triệu VND

Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009

Doanh nghiệp nhà nước 2.348.884 2.026.848 3.563.117 Doanh nghiệp tư nhân trong nước 38.979 57.992 115.387 Cơng ty 100% vốn nước ngồi 130.078 - 626.113

Cá nhân 15.531.997 22.162.587 24.557.617

Khác 4.847.185 6.630.303 9.904.231

Tổng nguồn vốn huy động 22.906.123 30.877.730 38.776.465

Nguồn: Báo cáo thường niên Eximbank từ năm 2007 - 2009

Nguồn vốn huy động của Eximbank tăng đều qua các năm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng trong cơng tác tín dụng nói chung cũng như tín dụng xuất nhập khẩu nói riêng.

2.1.2.2. Hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng là nguồn lực tăng trưởng và gia tăng thu nhập quan trọng của Ngân hàng. Năm 2007, tổng dư nợ tín dụng đạt 18.452 tỷ đồng, tăng 8.245 tỷ so với cuối năm 2006; trong đó tín dụng trung hạn đạt 2.125 tỷ đồng, tăng 829 tỷ (tăng 63,96%) so với cuối năm 2006. Đây là điều kiện thuận lợi để Ngân hàng thực hiện mở rộng nghiệp vụ tín dụng Xuất nhập khẩu. Năm 2008, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước suy giảm, hoạt động sản xuất kinh doanh

bị đình trệ đã gây khơng ít khó khăn cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Tổng dư nợ cho vay đến ngày 31/12/2008 là 21.232 tỷ đồng, tăng 15% (tương đương 2.780 tỷ đồng) so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 44% trên tổng tài sản. Đến cuối năm 2009, tổng dư nợ tín dụng tăng lên đáng kể so với năm trước, nhất là tín dụng ngắn hạn phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu. Đến ngày 31/12/2009, tổng dư nợ tín dụng là 38.381 tỷ đồng, 70,65% trong đó là cho vay ngắn hạn. Đặc biệt, Eximbank là ngân hàng đầu tiên cho ra đời sản phẩm tài trợ xuất nhập khẩu có bảo hiểm tỷ giá với mức lãi suất rất thấp nhằm tạo động lực thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu.

Bảng 2.3: Cho vay khách hàng theo kỳ hạn cho vay

Đơn vị: triệu VND

Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009

Cho vay ngắn hạn 14.614.723 16.444.641 27.114.393 Cho vay trung hạn 2.125.475 2.307.879 3.888.204 Cho vay dài hạn 1.711.953 2.479.678 7.100.537

Tổng dƣ nợ tín dụng 18.452.151 21.232.198 38.381.855

Nguồn: Báo cáo thường niên Eximbank Việt Nam từ năm 2007 – 2009

Bảng 2.4: Cho vay khách hàng theo loại tiền tệ

Đơn vị: triệu VND

Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009

Cho vay bằng đồng VND 15.970.646 12.643.360 29.563.842 Cho vay bằng ngoại tệ và vàng 5.261.552 5.808.798 8.818.013

Tổng dƣ nợ tín dụng 18.452.151 21.232.198 38.381.855

Trong ba năm qua, tốc độ tăng trưởng tín dụng của Eximbank không ngừng gia tăng qua các năm; trong đó, cơ cấu dư nợ được duy trì khá cân đối và ổn định.

2.1.2.3. Hoạt động dịch vụ khác

Thanh toán quốc tế:

Chất lượng dịch vụ thanh toán là thế mạnh của Ngân hàng trong lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu. Điều này đã được kiểm chứng trong suốt 20 năm hoạt động và được nhiều tổ chức có uy tín trên thế giới cơng nhận như HSBC, Standard Chartered Bank, Wachovia Bank N.A New York…Năm 2007, doanh số thanh toán quốc tế đạt 2,9 tỷ USD, tăng 27% so với năm 2006. Trong đó: doanh số thanh toán hàng nhập khẩu đạt 1,7 tỷ USD, doanh số thanh toán hàng xuất khẩu đạt 477 triệu USD, doanh số thanh toán phi mậu dịch đạt 757 triệu USD. Doanh số thanh toán quốc tế năm 2008 đạt 3,9 tỷ USD, tăng 32% so với năm 2007. Trong đó, doanh số thanh tốn nhập khẩu đạt 2,1 tỷ USD, doanh số thanh toán xuất khẩu đạt 0,8 tỷ USD, doanh số thanh toán phi mậu dịch đạt 1 tỷ USD. Doanh số thanh toán quốc tế năm 2009 đạt 5,1 tỷ USD, tăng 30% so với năm 2008. Trong đó, doanh số thanh toán nhập khẩu đạt 2,8 tỷ USD, doanh số thanh toán xuất khẩu đạt 1,2 tỷ USD, doanh số thanh toán phi mậu dịch đạt 1,1 tỷ USD.

Kinh doanh vàng và ngoại tệ:

Hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ là thế mạnh của Ngân hàng khi doanh số mua bán liên tục tăng trưởng từ năm 2003 đến nay. Năm 2007, thu nhập từ hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ đạt 139 tỷ đồng, tăng 84% so với năm 2006. Trong đó, kinh doanh vàng đạt 5,1 triệu lượng, tăng 350% và kinh doanh ngoại tệ đạt 10 tỷ USD, tăng 13%. Năm 2008, doanh số mua bán ngoại tệ đạt 10,1 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2007 và tiếp tục tăng thêm 4,28 tỷ USD vào năm 2009. Cũng trong 2 năm 2008 và 2009, thị trường giao dịch vàng trên thế giới và trong nước có nhiều đợt dao động giá rất mạnh, trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Ngân hàng. Tuy nhiên, doanh số mua bán vàng năm

2008 vẫn đạt 8,98 triệu lượng, tăng 63% và năm 2009 là 12,97 triệu lượng. Tháng 9/2008, Ngân hàng đã khai trương Sàn giao dịch vàng để đáp ứng nhu cầu kinh doanh vàng của khách hàng, đồng thời đa dạng hóa kênh sử dụng nguồn vốn vàng góp phần tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh vàng của Ngân hàng

Đầu tƣ tài chính:

Thị trường tài chính tiền tệ năm 2007 trong và ngồi nước có những diễn biến phức tạp, tuy nhiên tổng thu nhập lãi từ các khoản đầu tư tài chính vẫn đạt 452 tỷ đồng, tăng 79% so với năm 2006. Năm 2008, thị trường chứng khoán trong nước và quốc tế sụt giảm nghiêm trọng nên Ngân hàng đã chủ động hạn chế đầu tư vào cổ phiếu, tập trung nguồn lực vào thị trường trái phiếu chính phủ. Đến cuối năm 2008, các khoản góp vốn, đầu tư chứng khốn là 8.495 tỷ đồng. Trong đó, đầu tư trái phiếu chiếm 87%, góp vốn đầu tư dài hạn chiếm tỷ trọng 10% và đầu tư vào cổ phiếu trên thị trường niêm yết chiếm 3% trong tổng số vốn đầu tư chứng khoán. Năm 2009, tổng giá trị các khoản đầu tư chứng khốn tính đến ngày 31/12 là 9.362 tỷ đồng. Tỷ trọng các khoản đàu tư trái phiếu giảm nhẹ do Eximbank đã thanh lý một phần danh mục đầu tư trái phiếu tạo nguồn vốn khả dụng cho tín dụng tăng trưởng. Đối với các khoản đầu tư cổ phiếu, mặc dù có sự tăng nhẹ về tỷ trọng trong danh mục, nhưng giá trị khoản đầu tư cổ phiếu tăng lên phần lớn là do hồn nhập dự phịng giảm giá chứng khốn.

2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại ngân hàng

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam (Trang 39 - 44)