Năng lực quản lý của cán bộ, công chức phường, quận Lê Chân

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường, quận lê chân, thành phố hải phòng (Trang 46 - 60)

2.3.1.Thực trạng về năng lực quản lý của cán bộ, công chức cấp phường, quận Lê Chân

2.3.1.1. Mức độ đáp ứng tiêu chuẩn của cán bộ, công chức

- Về số lượng, đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường của quận Lê Chân tại

thời điểm 31/12/2012 là tạm đủ để đáp ứng được nhiệm vụ chính trị của địa phương, mặc dù so với định biên 353 người thì mới thực hiện 312, đạt tỷ lệ 88,38% (B.2.8).

Trong những năm tới, do q trình đơ thị hóa nhanh ở ba phường Vĩnh Niệm, Dư Hàng Kênh và Kênh Dương mới sáp nhập vào quận làm cho quy mơ diện tích và dân số ở khu vực này tăng lên, dự kiến sẽ phải tiếp tục chia tách thêm 5 phường mới (trung bình mỗi phường có diện tích 100 ha và 10.000 dân). Như vậy, đến năm 2015 quận Lê Chân sẽ có 18 phường và đến năm 2020 sẽ có 20 phường. Khi đó, chắc chắn số lượng cán bộ, công chức các phường phải tăng nhiều hơn hiện nay.

- Về cơ cấu độ tuổi của cán bộ, công chức các phường của quận Lê Chân cũng có những đặc điểm riêng. Được thể hiện chi tiết cho từng phường theo biểu 2.10 dưới đây.

Bảng 2.10. Độ tuổi cán bộ, công chức các phường, quận Lê Chân

Đơn vị: Người

Phường Tổng số Dưới 31 31 - 40 41 - 50 Trên 50

An Biên 21 3 8 4 6

Kênh Dương 21 4 8 3 6 Lam Sơn 18 2 8 4 4 Nghĩa Xá 20 3 6 7 4 Niệm Nghĩa 21 4 9 4 4 Trại Cau 19 3 8 2 6 Trần NguyênHãn 18 3 7 3 5 Vĩnh Niệm 24 3 7 6 8 Cộng 312 54 116 53 79

Nguồn: Phòng Nội vụ, quận Lê Chân.

Bảng 2.10 cho ta thấy đa phần cán bộ, công chức các phường của quận Lê Chân đều thuộc độ tuổi lao động sung sức: dưới 50 tuổi có 223 người, chiếm 71,47 % tổng số cán bộ, công chức các phường. Số cán bộ, công chức sắp đến tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Công chức (trên 50) chiếm tỉ lệ 28,53 %. Trong số này, cán bộ, công chức cịn 2 - 3 năm cơng tác là 21 đồng chí (6,73%). Số cán bộ trẻ dưới 30 tuổi có 54 người (17,30%), là nguồn lực kế cận đáng tin cậy. Như vậy, có thể nói, độ tuổi trung bình của đội ngũ cán bộ, cơng chức chính quyền phường của quận Lê Chân thuộc mức trẻ.

Tất nhiên, mỗi độ tuổi đều có điểm mạnh và điểm yếu cần lưu ý.

Điểm mạnh đối với cán bộ công chức phường tuổi cao là họ đã thực sự trưởng thành trong phong trào của địa phương, giàu kinh nghiệm trong cuộc sống, trong quản lý, trong quan hệ giao tiếp, dễ tạo được uy tín và sự tin tưởng từ cấp dưới. Còn điểm yếu của họ lại là dễ nặng về chủ nghĩa kinh nghiệm, giáo điều, chậm thích nghi với cơ chế thị trường, ngại học tập để tiếp thu những kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ. Một cán bộ quản lý phường tâm sự: "Cán bộ cũ thì lạc hậu, chẳng chịu đi học; mà học cũng chẳng được nữa, tuổi cao, khó vào lắm".

Lớp cán bộ, cơng chức trẻ, tuy ít kinh nghiệm, có thể cịn thiếu chín chắn trong một số quyết định, nhưng lại là những người hết sức năng nổ, ham học hỏi, dám nghĩ, dám làm và đầy nhiệt huyết. Chức năng của cấp phường là hoạt động

hành chính, nhưng là “hành chính vận động": trực tiếp ban hành và vận động nhân dân thực hiện các quyết định hành chính. Vì vậy, địi hỏi cán bộ, cơng chức bộ máy chính quyền cấp phường phải có độ bền bỉ nhất định về sức khoẻ và có sự năng động, nhiệt tình để thực hiện tốt những nhiệm vụ phức tạp diễn ra trên địa bàn quản lý. Phỏng vấn sâu một nam cán bộ UBND cấp phường, 42 tuổi, tốt nghiệp đại học, tác giả Luận văn đã nhận được câu trả lời như sau: “Cơng việc ở phường địi hỏi sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm và cũng cần có sức khoẻ...".

- Về cơ cấu giới tính (B.2.8), hiện nữ giới chiếm 51,28% trong tổng số cán bộ, công chức các phường của quận Lê Chân. Tỷ lệ này là quá tốt theo chính sách của Nhà nước. Tuy nhiên, có sự chênh lệch giữa các phường. Trong khi ở các phường “lâu đời” của quận số nữ chiếm tới 62 - 65% (An Biên, An Dương, Cát Dài), thì ở một hai phường khác (Lam Sơn, Kênh Dương), con số này chỉ là 33,33%.

- Về ngạch bậc công chức, trong tổng số 312 cán bộ, cơng chức cấp phường, có 2 chun viên chính, 199 chuyên viên, 70 cán sự và 41 nhân viên. Số chuyên viên chiếm tỷ lệ 64,43%, cán sự chiếm tỷ lệ 22,44% và nhân viên chiếm tỷ lệ 13,13%. Như vậy, có thể khẳng định rằng đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường của quận Lê Chân đã được chuẩn hóa ở mức độ khá. Riêng ngạch nhân viên tập trung nhiều ở ba phường mới sáp nhập vào quận, vốn trước đây là các xã nông nghiệp.

- Về trình độ học vấn và trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức các phường của quận Lê Chân, tình hình như sau:

Chủ tịch UBND hay HĐND phường trong số này. Ngay tại hai quận mới thành lập của thành phố Hải phòng là Dương Kinh và Hải An cũng còn tới 7% số cán bộ, công chức phường chưa tốt nghiệp THCS. Do vậy, con số 100% nêu trên cũng là kết quả đáng khích lệ của quận Lê Chân nói riêng và của thành phố nói chung.

Bên cạnh đó, cịn một con số đáng mừng khác là tỷ lệ cán bộ, công chức đã tốt nghiệp đại học và trên đại học chiếm 70,52 % trong tổng số. Đây quả thực là một tỷ lệ tương đối cao, xét theo mối tương quan với các quận, huyện khác trong thành phố hoặc cả nước (chảng hạn, tỷ lệ này ở các quận Ngơ Quyền, Hải Phịng; Cầu Giấy, Hà Nội và quận 3 TP Hồ Chí Minh lần lượt là 60,6%, 53,4% và 58,91%).

Đặc biệt là về trình độ ngoại ngữ 212 cán bộ, công chức, chiếm tỷ lệ 67,95% trong tổng số cán bộ, công chức cấp phường của quận Lê Chân, có chứng chỉ ngoại ngữ A,B,C. Chủ yếu là tiếng Anh. Ngồi ra, có một số ngôn ngữ khác như Trung, Pháp, Hàn quốc. Thực tế này đã phản ánh nhu cầu và phong trào học ngoại ngữ để tăng cường khả năng giao tiếp quốc tế trong thời kỳ hội nhập và đặc điểm của thành phố là cảng biển chính, cửa ngõ giao thương quốc tế ở miền Bắc nước ta.

Bảng 2.11. Trình độ học vấn và chun mơn của cán bộ, công chức

các phường, quận Lê Chân

Đơn vị: Người

Phường Chuyên môn, nghiệp vụ

Thạc sỹ Cao đẳngĐại học, Trung cấp

Sơ cấp, chưa qua đào tạo An Biên 15 5 1 17 An Dương 12 5 1 17 Cát Dài 15 3 3 18 Dư Hàng 15 4 2 16 Dư Hàng Kênh 1 12 7 2 13 Đông Hải 14 6 1 14 Hàng Kênh 17 6 1 22 Hồ Nam 15 5 1 14 Kênh Dương 16 4 1 16 Lam Sơn 1 12 5 13 Nghĩa Xá 14 6 10 Niệm Nghĩa 17 4 11 Trại Cau 12 6 1 14 Trần NguyênHãn 13 4 1 12

thị trung tâm của thành phố, mà vẫn tồn tại những cán bộ cơng chức phường chỉ có trình độ THPT và trình độ sơ cấp chun mơn, nghiệp vụ (14 người, chiếm tỷ lệ 4,48%).

Một thực tế khác là tuy số lượng cán bộ, công chức học ngoại ngữ nhiều, song chỉ dừng lại ở trình độ cấp chứng chỉ A,B,C. Chưa có trường hợp nào tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học về ngoại ngữ. Điều đó phản ánh chất lượng học ngoại ngữ chưa cao, mới chỉ đáp ứng việc giao tiếp thơng thường; thậm chí là học để đối phó trong những trường hợp đề bạt, bổ nhiệm, nâng lương.

Mặt khác, cũng cần lưu ý là chứng chỉ, bằng cấp chỉ là một mặt. Điều quan trọng hơn là vận dụng vào công tác thực tế như thế nào. Đây là cả một vấn đề khơng nhỏ.

Trình độ học vấn là cơ sở để cán bộ, cơng chức có điều kiện tiếp xúc với những nội dung quản lý mới và có điều kiện tốt hơn để thực thi cơng việc quản lý của chính quyền ở cơ sở. Nhìn chung, cơng việc hàng ngày ở phường là giải quyết các sự vụ đơn thuần, khơng địi hỏi sâu về chun mơn. Do đó, khơng nhất thiết địi hỏi người cán bộ, cơng chức phải có một trình độ chun mơn, nghiệp vụ thật thông thạo hay quá chuyên sâu.

Tuy nhiên, xét về tổng quan, tồn bộ các hoạt động văn hố, kinh tế, chính trị, an ninh, trật tự - an toàn xã hội lại chủ yếu diễn ra trên địa bàn phường, do vậy, nếu cán bộ, công chức của phường chỉ dừng lại ở mức trình độ học vấn THPT, sẽ gây ra những khó khăn cho chính quyền cơ sở khi có những diễn biến phức tạp trên địa bàn mà phường phải quản lý. Hơn nữa, hiện nay trong bối cảnh thế giới và quốc gia đang biến chuyển và phát triển từng ngày về mọi mặt, địa bàn phường ở các thành phố lớn có trình độ dân trí cao, các vấn đề lớn như quản lý nhà đất, quản lý kinh tế, bảo đảm an ninh, trật tự,.... có rất nhiều yêu cầu mới, đa dạng và phức tạp, địi hỏi cán bộ, cơng chức phải có trình độ học vấn ở một mức độ nhất định để đáp ứng được những nhu cầu ngày càng phát triển của đời sống xã hội khơng chỉ cịn bó hẹp ở một địa phương hay trên một địa bàn.

Trình độ học vấn khơng phải là yếu tố quyết định chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, nhưng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá trình độ và năng lực

của cán bộ, cơng chức. Hạn chế về trình độ học vấn làm hạn chế khả năng tiếp thu, lĩnh hội chủ trương, đường lối của Đảng, các chính sách, luật pháp và các quy định của Nhà nước cũng như các nghị quyết, chỉ thị của cấp uỷ và chính quyền cấp trên: từ đó, cũng làm hạn chế khả năng phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước cho nhân dân, hạn chế năng lực tổ chức thực hiện, kiểm tra, đôn đốc, vận động quần chúng thực hiện chủ trương, chính sách và cuối cùng là hạn chế năng lực quản lý, điều hành, thực thi nhiệm vụ. Do vậy, trình độ học vấn chưa cao, chưa đồng đều ở đội ngũ cán bộ, công chức phường là một điểm yếu của tổ chức bộ máy chính quyền phường hiện nay.

- Về trình độ chính trị và quản lý nhà nước. Nếu như trình độ học vấn của cán bộ, cơng chức phường có thể khơng q địi hỏi sâu về chun mơn nghiệp vụ, thì trình độ lý luận chính trị và kiến thức quản lý nhà nước lại là một yêu cầu khá cấp thiết đối với họ, bởi những kiến thức này có thể được xem như những kiến thức chuyên môn mà họ phải dùng đến hàng ngày khi giải quyết các vụ việc thuộc phạm vi xử lý của phường. Đó là những cơng việc liên quan đến chức năng, thẩm quyền của nhà nước, liên quan đến việc áp dụng pháp luật cũng như các chủ trương, đường lối, chính sách. Nói cách khác, đó là sự cụ thể hố các quy phạm pháp luật, đường lối, chính sách trong quản lý xã hội và cơng dân. Do đó, cán bộ, cơng chức chính quyền phường khơng thể khơng có những kiến thức cơ bản nêu trên.

Tại điểm 4 điều 1 trong Quyết định 874/TTg của Thủ tướng Chính phủ về cơng tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức đã ghi rõ: “Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng là đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước… trước mắt tập trung vào các đối

mấy khả quan về thực trạng trình độ đào tạo của đội ngũ cán bộ, công chức phường trong hai lĩnh vực này.

Bảng 2.12.Trình độ chính trị và quản lý nhà nước của cán bộ,

công chức các phường, quận Lê Chân

Đơn vị: Người

Phường Chuyên môn, nghiệp vụ nhà nướcQuản lý Cử nhân Cao cấp Trung cấp Sơ cấp, chưa qua đào tạo Đại học Bồi dưỡng ngắn hạn An Biên 13 8 1 11 An Dương 1 9 10 6 Cát Dài 9 12 7 Dư Hàng 11 10 10 Dư Hàng Kênh 1 6 15 2 Đông Hải 7 14 6 Hàng Kênh 8 16 5 Hồ Nam 1 6 14 6 Kênh Dương 15 6 1 12 Lam Sơn 1 1 8 8 7 Nghĩa Xá 1 8 11 7 Niệm Nghĩa 11 10 10 Trại Cau 5 14 5

nghĩa là có tới trên 50% cán bộ, cơng chức các phường thuộc quận Lê Chân khơng có kiến thức tối thiểu, cần thiết hay được đào tạo một cách chính quy, có bài bản về quản lý nhà nước và lý luận chính trị - hai lĩnh vực hết sức quan trọng đối với nghiệp vụ công tác của cán bộ, công chức phường. Số cán bộ, công chức được đào tạo ở trình độ cử nhân đối với hai lĩnh vực này là rất ít (chỉ có 8 trường hợp, gồm 6 về lý luận chính trị và 2 về quản lý nhà nước). Số còn lại được đào tạo sơ cấp hoặc trung cấp về chính trị là 198 người, bằng 63,46% và quản lý nhà nước là 106 người, bằng 33,97%.

2.3.1.2. Thực trạng năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ, công chức

Cán bộ, cơng chức chính quyền cấp phường hầu hết là các cán bộ của địa phương, trưởng thành từ phong trào của địa phương, từ bộ đội xuất ngũ, cán bộ hưu trí... có kinh nghiệm quản lý đa ngành, đa lĩnh vực. Khi về làm công tác quản lý ở cơ sở, ít nhiều họ cũng đã sử dụng những kiến thức kinh nghiệm thu được để giải quyết các công việc của phường, bước đầu hoàn thành được nhiệm vụ.

Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, khi kinh tế và xã hội phát triển, công tác quản lý nhà nước địi hỏi phải được chính quy hố, pháp luật hố, thì việc đào tạo đội ngũ cán bộ, cơng chức một cách chính quy, nghiêm túc là một đòi hỏi tất yếu. Do vậy, tỷ lệ cán bộ, cơng chức có trình độ quản lý nhà nước từ trung cấp trở lên quá thấp (34,61%) là một khó khăn khơng nhỏ, gây ra những trở ngại, hạn chế hiệu quả quản lý của chính quyền cấp phường trong thực tiễn quản lý nhà nước hiện nay. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ, cơng chức nhà nước nói chung và cán bộ, cơng chức chính quyền cấp phường nói riêng có một bộ phận rất lớn được đào tạo trong thời kỳ bao cấp, chưa được đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật những kiến thức về hành chính, quản lý hành chính, quản lý nhà nước trong cơ chế mới. Hoạt động quản lý của đội ngũ này còn nhiều yếu kém, đặc biệt về tri thức khoa học và thực tiễn tổ chức bộ máy, quản lý, điều hành công việc nhà nước; chưa nắm được những quy tắc hành chính, tâm lý học quản lý, phong cách làm việc khoa học, còn thiếu chiều sâu trong lĩnh vực quản lý hành chính.

Xét về trình độ lý luận chính trị, đây là cơ sở quan trọng để đảm bảo tính chính trị và chiều sâu trong các hoạt động của chính quyền phường. Khơng những thế, trình độ lý luận chính trị cịn là điều kiện góp phần đảm bảo bản lĩnh chính trị

Số liệu khảo sát cho thấy, số lượng cán bộ, cơng chức phường có trình độ lý luận chính trị cao cịn chưa nhiều, tỷ lệ cán bộ, công chức chưa qua đào tạo lại lớn. Đây cũng là điều gây cản trở cho hoạt động của chính quyền phường, hạn chế hiệu lực, hiệu quả quản lý, nhất là trong công tác vận động, thuyết phục nhân dân thực hiện các nhiệm vụ chính trị.

Bảng 2.13. Kỹ năng lãnh đạo, quản lý của cán bộ, công chức phường qua

kết quả hoạt động của UBND các phường, quận Lê Chân, phường TT Nội dung chỉ tiêu giao cho phường Mức độ thực hiện kế hoạch

Vượt mức Hoàn thành Khơng hồn thành 1 Thu thuế 3 12 2 Thu tại chỗ 4 11

3 Cân đối ngân sách phường 2 13

4 Giới thiệu việc làm 6 5 4

5 Quản lý vệ sinh môi trường 5 6 4

6 Trật tự đô thị - Xây dựng cơ bản 6 6 3

7 Tổ dân cư văn hóa 8 7

8 An tồn giao thơng 9 4 2

9 Tuyển quân 15

10 Tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo 4 5 6

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường, quận lê chân, thành phố hải phòng (Trang 46 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w