Kế toán thương phiếu phải thu

Một phần của tài liệu Giáo trình Kế toán Pháp - Mỹ: Phần 1 (Trang 114 - 119)

- Doanh thu bán hàng (sales)

KÉ TOÁN TÀI SẢN TRONG KÊ TỐN MỸ

3.1.2. Kế toán thương phiếu phải thu

Thương phiếu phải thu là các hối phiếu hay phiếu hẹn trả tiền do người mua phát hành hứa trả tiền cho người bán vào một thời điểm định trước trong tương lai. Đơn vị ký phát thương phiếu gọi là bên phát hành

thương phiếu. Đơn vị nhận được số tiền thanh toán gọi là bên được trả tiền. Thương phiếu có thể là loại chịu lãi hoặc khơng chịu lãi. Thương

phiếu là một phương thức thanh toán tương đối tiện lợi vì tính pháp lý của nó. Bên bán sở hữu một thương phiếu có nghĩa là đã nắm chắc giấy

tờ pháp lý chứng tỏ người mua mắc nợ doanh nghiệp một khoản tiền và

hứa trả ở một thời điểm xác định. Bên bán còn nhận được tiền lãi từ thương phiếu tính theo thời gian của thương phiếu. Hơn nữa, khi cần tiễn

bên sở hữu thương phiếu có thể đến chiết khấu tại ngân hàng để lấy tiền

mà không cần đợi đến hạn của thương phiếu.

Một số khái niệm liên quan đến thương phiếu phải thu:

- Ngày đến hạn: Ngày đến hạn là ngày thương phiếu được trả. Thời

gian của thương phiếu thường là từ 30 đến 180 ngày.

Thời gian của thương phiếu nếu tính theo số tháng thì ngày đến hạn

sẽ cùng ngày với ngày phát hành thương phiếu tính thêm số tháng của thương phiếu.

Nếu thời gian của thương phiếu là một số ngày cụ thể thì phải tính tốn chính xác số ngày (loại trừ ngày phát hành thương phiếu). Ví dụ thương phiếu có thời hạn 30 ngày, ngày phát hành là 1/3 thì ngày đáo hạn

là 31/3.

- Thời hạn của thương phiếu: Thời hạn thương phiếu là độ dài thời

gian tính từ ngày phát hành thương phiếu đến ngày đáo hạn thương phiếu.

- Lãi thương phiếu

Lãi thương phiếu là chi phí cho số tiền mắc nợ và là thu nhập cho số tiền cho người khác nợ.

Lãi thương phiếu = số tiền nợ gốc X Lãi suất thương phiếu X Thời gian

Lãi suất thương phiếu thường được tính theo năm. Nếu thời hạn của

thương phiếu tính theo ngày thì qui ước 1 năm 360 ngày để tính lãi

thương phiếu.

- Giá trị đến hạn của thương phiếu

Giá trị đến hạn của thương phiếu phải thu là số tiền thu được khi đến hạn thương phiếu.

Giá trị đến hạn = số tiền nợ gốc + Lãi thương phiếu

Giả sử thương phiếu phát hành 1/3 với số tiền 30 000$, lãi suất

12%/năm, thời hạn thương phiếu 30 ngày.

Giá trị đến hạn thương phiếu ngày 31/3 = 30 000 + 30 000 X 12% X 30/360 = 30 300

3.1.2.1. Nhận thương phiếu

Giả sử ngày 6/7, doanh nghiệp bán chịu một số hàng hóa cho khách hàng A trị giá 20 000$. Khách hàng A viết một thương phiếu 20 000$,

thời hạn 90 ngày, tỷ lệ lãi 12%/năm.

6/7:

Nợ TK - Thương phiếu phải thu 20 000

Có TK - Doanh thu 20 000

Thương phiếu cũng được phát hành trong trường hợp, khoản nợ phải thu đã quá hạn, người mua muốn được gia hạn nên phát hành một thương phiếu phải thu.

Chẳng hạn, ngày 1/3, doanh nghiệp bán chịu cho B một lô hàng trị

giá 7 000$, thời hạn 60 ngày, đến ngày 1/5, vì đã quá hạn nợ phải thu nên

công ty B yêu cầu và được doanh nghiệp đồng ý ký phát một thương

phiếu với kỳ hạn mới 90 ngày, lãi suất 20% để thay thế khoản phải thu trước kia:

1/3:

Nợ TK - Phải thu 7 000

Có TK - Doanh thu 7 000

1/5:

Nợ TK - Thương phiếu phải thu 7 000

Có TK - Phải thu 7 000

3.1.2.2. Thu tiền từ thương phiếu

a. Khách hàng trả đúng hạn

Giả sử thương phiếu do khách hàng A phát hành ngày 6/7, sau 90

ngày, đến ngày đáo hạn, khách hàng A trả tiền cho doanh nghiệp:

Nợ TK - Tiền mặt 20 600

Có TK - Thương phiếu phải thu 20 000

Có TK - Thu nhập tiền lãi 600

(Lãi thương phiếu — 20 000 X 12% X 90 X 360)

b. Thương phiếu q hạn

Thương phiếu đến hạn khơng được hồn trả gọi là thương phiếu quá hạn. Khi đó, thương phiếu phải thu có thể lại được chuyển thành nợ phải thu.

Giả sử ở trường hợp trên, nếu ngày 31/3, khách hàng A chưa thanh

toán số tiền của thương phiếu thì doanh nghiệp chuyển thành khoản nợ

phải thu như sau:

Nợ TK - Phải thu 20 600

Có TK - Thương phiếu phải thu 20 000 Có TK - Thu nhập tiền lãi 600

3.1.2.3. Chiết khẩu thương phiếu

Nhiều doanh nghiệp cần tiền cho hoạt động sản xuất kinh doanh nên

tổ chức tài chính để chiêt khâu thương phiêu lấy tiền mặt. Gọi là chiết khấu thương phiếu vì ngân hàng sẽ chỉ trả lại số tiền của thương phiếu

sau khi trừ đi số tiền lãi tính theo số ngày tính từ ngày chiết khấu đến

ngày đáo hạn theo tỷ lệ chiết khấu. Người sở hữu thương phiếu phải ký hậu thương phiếu (ký tên vào mặt sau thương phiếu) rồi gửi cho ngân hàng hoặc tổ chức tài chính nơi muốn chiết khấu thương phiếu.

Chiết khấu là một khoản giảm trừ tiền lãi được xác định bằng:

Chiết khấu = Giá trị đến hạn X Lãi suất X Thời gian Số tiền nhận được — Giá trị đến hạn - Chiết khấu

Thời gian trong công thức trên tính từ ngày chiết khấu thương phiếu

đến ngày đáo hạn thương phiếu. Đây cũng là khoản thời gian có thể nói là ngân hàng cho doanh nghiệp vay tiền. Lãi suất ở đây là lãi suất chiết khấu không phải lãi suất thương phiếu.

Chẳng hạn, ngày 1/5 công ty B ký phát một thương phiếu phải thu cho doanh nghiệp trị giá 7 000$, lãi suất thương phiếu 20%, kỳ hạn 90

ngày. Sau 40 ngày doanh nghiệp cần tiền nên đem chiết khấu thương phiếu này tại ngân hàng với tỷ lệ lãi 25%. Như vậy số ngày còn lại cho

đến khi đáo hạn thương phiếu là 90 - 40 = 50 (ngày):

Giá trị đến hạn = 7 000 + 7 000 X 20% X 90/360 = 7 350

Chiết khấu thương phiếu - 7 350 X 25% X 50/360 = 255,208 Số tiền nhận được - 7 350 - 255,208 = 7 094,792

Nợ TK - Tiền mặt 7 094,792

Có TK - Thương phiếu phải thu 7 000 Có TK - Thu nhập tiền lãi 94,972

Nếu trong một số trường hợp, số tiền chiết khấu thương phiếu nhỏ hơn số tiền gốc của thương phiếu thì phần chênh lệch được coi là một

Giả sử thương phiếu phải thu do công ty B phát hành ở trên nhưng sau 10 ngày (11/5), doanh nghiệp cần tiền nên đem chiết khấu ở ngân hàng. Số ngày còn lại cho đến khi đáo hạn

- 90 ngày - 10 ngày = 80 ngày.

Chiết khấu thương phiếu - 7 350 X 25% X 80/360 - 408,33 Số tiền nhận được - 7 350 - 408,33 = 6 941,67

11/5:

Nợ TK-Tiền mặt 6 941,67 Nợ TK - Chi phí tiền lãi 58,33

Có TK - Thương phiếu phải thu 7 000 Trước ngày đáo hạn thương phiếu, ngân hàng có thẻ thơng báo với

người phát hành thương phiếu rằng ngân hàng đang nắm giữ thương

phiếu và người phát hành phải thanh toán trực tiếp cho ngân hàng. Nếu người phát hành thương phiếu không trả khi đến hạn, người thụ hưởng thương phiếu phải lĩnh lấy trách nhiệm này và trả cho ngân hàng số tiền

bằng giá trị đến hạn của thương phiếu:

Nợ TK-Phải thu 7 350

Có TK - Tiền mặt 7 350

3.1.2.4. Điều chỉnh cuối kỳ đối với tiền lãi thương phiếu

Tiền lãi của thương phiếu được tính theo thời gian và chính xác từng ngày, do vậy vào cuối kỳ kế toán mà chưa đến khi đáo hạn, doanh

nghiệp cần ghi nhận tiền lãi dồn tích của thương phiếu.

Giả sử, ngày 1/12, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho khách hàng,

thay vì trả tiền, khách hàng phát hành một thương phiếu trị giá 10 000$, thời hạn 60 ngày, lãi suất thương phiếu 15%. Tại thời điểm cuối năm tài

chính (31/12), khi lập Báo cáo tài chính, kế tốn cần phản ánh:

31/12:

Nợ TK - Tiền lãi phải thu Có TK - Thu nhập tiền lãi

125

Đến ngày đáo hạn thương phiếu: Nợ TK - Tiền mặt

Có TK - Tiền lãi phải thu Có TK - Thu nhập tiền lãi Có TK - Thương phiếu phải thu

10 250

125

125 10 000

Một phần của tài liệu Giáo trình Kế toán Pháp - Mỹ: Phần 1 (Trang 114 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)