V. Quyền đặc nhượng
3.2.3. Kế toán các khoản đầu tư dài hạn
3.2.3.7. Phân loại các khoản đầu tư dài hạn
Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, ngồi số vốn dùng vào
hoạt động kinh doanh, nếu cịn có một khoản tiền nhàn rỗi, doanh nghiệp
có thể đầu tư vào doanh nghiệp khác dưới hình thức mua cổ phiếu hoặc trái phiếu. Tùy theo thời gian đầu tư, cổ phiếu và trái phiếu có thể thuộc loại ngắn hạn hoặc dài hạn. Một khoản đầu tư được gọi là đầu tư ngắn hạn khi có thời gian thu hồi đáo hạn không quá 1 năm. Ngược lại, một khoản đầu tư được gọi là đầu tư dài hạn khi có thời gian thu hồi đáo hạn lớn hon 1 năm.
Thông thường các khoản đầu tư cổ phiếu được chia thành 3 loại: * Đầu tư cổ phiếu với tỷ lệ nắm giữ dưới 20% quyền biểu quyết
Đây là các khoản đầu tư cổ phiếu với mục đích đon thuần là thu lợi tức cổ phần. Giá trị cổ phiếu nhỏ, chưa đủ lớn để doanh nghiệp đầu tư gắn kết và có tầm ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp nhận đầu tư.
* Đầu tư cổ phiếu có ảnh hưởng đáng kể
Đây là khoản đầu tư cổ phiếu mà doanh nghiệp đầu tư có giá trị cổ
phiếu đủ lớn để tạo lập sự ảnh hưởng đáng kể đối với các hoạt động kinh
tế tài chính của đơn vị nhận đầu tư.
Theo APB 18: Một khoản đầu tư được gọi là đầu tư có ảnh hưởng
đáng kể nếu nhà đầu tư nắm giữ trên 20% vốn chủ sở hữu của đơn vị nhận đầu tư, cụ thể là: Doanh nghiệp có quyền bỏ phiếu bầu người đại
diện trong Hội đồng quản trị; được tham gia vào quá trình xây dựng chiến lược cho cơng ty nhận đầu tư; có những giao dịch quan trọng với cơng ty nhận đầu tư; có trao đổi cán bộ quản lý hoặc thông tin kỹ thuật
với công ty nhận đầu tư.
* Đầu tư cổ phiếu nắm quyền kiểm soát
Đầu tư cổ phiếu nắm quyền kiểm soát là khoản đầu tư có giá trị lớn
đến mức có quyền kiểm sốt các hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị nhận đầu tư. Được xếp vào loại này khi nhà đầu tư nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết của cơng ty nhận đầu tư. Khi đó, cơng ty đầu tư có quyền quyết định việc điều hành các hoạt động kinh doanh và các chính sách kinh tế, tài chính của cơng ty nhận đầu tư. Trường hợp này, công ty đầu tư được gọi là công ty mẹ, công ty nhận đầu tư được gọi là công ty con.
Phương pháp kế toán đối với các khoản đầu tư dài hạn về cổ phiếu
tùy thuộc vào qui mô khoản đầu tư so với vốn chủ sở hữu của đơn vị
nhận đầu tư và mối quan hệ giữa công ty đầu tư và công ty nhận đầu tư. Nếu cơng ty đầu tư khơng có ảnh hưởng đáng kể thì kế tốn khoản đầu tư tại cơng ty đầu tư được thực hiện theo phương pháp giá phí.
Nếu cơng ty đầu tư có ảnh hưởng đáng kể, kế tốn sử dụng phương pháp vốn chủ sở hữu để kế tốn khoản đầu tư.
Nếu cơng ty đầu tư có quyền kiểm sốt đối với đơn vị nhận đầu tư
thì kế toán cần sử dụng phương pháp hợp nhất.
3.2.3.2. Các phương pháp kế toán khoản đầu tư dài hạn
a. Phương pháp giá phí
Phương pháp giá phí được sừ dụng để kế tốn các khoản đầu tư có tỷ
lệ quyền biểu quyết dưới 20%. Nội dung phương pháp:
* Nhà đầu tư ghi nhận giá trị khoản đầu tư lúc ban đầu theo giá phí; * Sau đó ghi nhận khoản lợi tức hoặc thu nhập nhận được vào tài khoản phản ánh thu nhập (Không ghi tăng khoản đầu tư)
* Cuối niên độ kế toán, khoản đầu tư được ghi nhận theo giá thấp nhất giữa giá phí và giá thị trường.
Việc ghi nhận theo giá thấp nhất giữa giá phí và giá thị trường được
xác định cho tổng giá trị các khoản đầu tư dài hạn. Nếu tổng giá trị thị trường thấp hơn tổng giá gốc thì kế tốn ghi Nợ TK “Lỗ chưa thực hiện của khoản đầu tư dài hạn”/ Có TK “Dự phịng giảm giá đầu tư dài hạn”.
Trường hợp này tài khoản “Lỗ chưa thực hiện của khoản đầu tư dài hạn” là tài khoản điều chỉnh giảm cho phần vốn chủ sở hữu, tài khoản “Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn” là tài khoản điều chỉnh giảm cho tài khoản “Đầu tư dài hạn” và đều thể hiện trên Bảng cân đối kế toán. Ngược lại, nếu tổng giá trị thị trường cao hơn giá gốc thì khơng ghi nhận
khoản chênh lệch nào.
Khi bán các khoản đầu tư dài hạn, khoản chênh lệch giữa giá bán và giá gốc được phản ánh vào Báo cáo thu nhập.
Ví dụ: Tình hình đầu tư dài hạn về cổ phiếu của công ty p như sau:
Ngày 1/1/N: Doanh nghiệp mua 16 000 cổ phiếu đầu tư dài hạn của
công ty V chiếm 4% giá trị cổ phần với giá 40$/cổ phiếu và 7 000 cổ phiếu của công ty u chiếm 2% giá trị cổ phần với giá 30$/cổ phiếu.
Ngày 1/7/N+l: Nhận lợi tức cổ phiếu của công ty V và công ty u 0,5$/cổ phiếu
Ngày 31/12/N: Giá thị trường cuối năm của cổ phiếu V là 35$/cổ
phiếu và cổ phiếu công ty u là 25$/cổ phiếu
Ngày 1/2/N+l: Công ty bán 8 000 cổ phiếu của công ty V với giá
38$/cổ phiếu.
Ngày 1/7/N+l: Nhận lợi tức cổ phiếu của công ty V và công ty u
0,5$/cổ phiếu
Ngày 31/12/ N+l: Giá thị trường cuối năm cổ phiếu thường công ty
V là 34$/cổ phiếu của công ty u là 23$/cổ phiếu.
Các bút tốn phản ánh tình hình trên như sau:
1/1/N
Đầu tư dài hạn Tiền mặt
1/7/N
Tiền mặt Thu nhập tiền lãi
31/12/N
Lỗ chưa thực hiện của khoản ĐT dài hạn Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
1/2/N+1
Tiền mặt
Lỗ do bán khoản đầu tư dài hạn
1/7/N+1
Tiền mặt Thu nhập tiền lãi
31/12/N+1
Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
Lỗ chưa thực hiện của khoản đầu tư dài hạn
850 000 850 000 850 000 11 500 11 500 115 000 115 000 16 000 16 000 7 500 7 500 18 000 18 000
Bảng tổng hợp điều chỉnh giá cổ phiếu ngày 31/12/N Cổ phiếu Số lượng Giá thị trường Tổng giá trị thị trường Tổng giá gôc Công ty V 16 000 35 560 000 640 000 Công ty u 7 000 25 175 000 210 000 Tổng cộng 23 000 735 000 850 000
Giá gốc - Giá thị trường = 850 000$ - 735 000$ = 115 000$
Bảng tổng hợp điều chỉnh giá cổ phiếu ngày 31/12/N+1
Cổ phiếu Sổ lượng Giá thị trường Tổng giá trị thị trường Tổng giá goc Công ty V 8 000 34 272 000 320 000 Công ty u 7 000 23 161 000 210 000 Tổng cộng 15 000 433 000 530 000
Giá gốc - Giá thị trường = 530 000$ - 433 000$ = 97 000$.
Như vậy đòi hỏi số dư cuối kỳ ngày 31/12/2008 của tài khoản “Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn” là 97 000$. Do đó ta phải điều chỉnh giảm tài khoản này với sổ tiền: 115 000$ - 97 000$ = 18 000$
Dự phòng GGDT dài hạn Lỗ CTTH đầu tư dài hạn
N+1:18 000
N: 115 000 N: 115 000
N+1:18 000
số liệu trên Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/N:
Tài sản Nguồn vén
Đầu tư dài hạn cổ phiếu
850 000$ Cổ phiếu thường 7 000 000$
Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
(115 000$) Lợi nhuận giữ lại 1 000 000$
Lỗ chưa thực hiện khoản đầu tư dài hạn
(115 000$)
Số liệu trên Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/N+l:
Tài sản Nguồn vổn
Đầu tư dài hạn cỏ phiếu
530 000$ Cổ phiếu thường 7 000 000$
Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
(97 000$) Lợi nhuận giữ lại 1 000 000$
Lỗ chưa thực hiện khoản đầu tư dài hạn
(97 000$)
Như vậy, số liệu trên Bảng cân đối kế toán đảm bảo rằng khoản đầu tư dài hạn về cổ phiếu được phản ánh theo giá thấp hon giữa giá thị
trường và giá gốc: 735 000$ tại ngày 31/12/N và 433 000$ tại ngày
31/12/N+1.
b. Phưong pháp vốn chủ sở hữu
Khi giá trị cổ phiếu đàu tư dài hạn của một công ty trong một công ty khác chiếm từ 20% đến dưới 50% giá trị vốn chủ sở hữu của đon vị nhận đầu tư. Nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể đến các chính sách kinh tế tài chính của cơng ty nhận đầu tư. Khoản đầu tư này được kế toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu.
Nội dung của phương pháp vốn chủ sở hữu như sau:
* Khoản đầu tư được phản ánh ban đầu theo giá phí đầu tư;
* Định kỳ, khi nhận khoản lãi thuần từ công ty nhận đầu tư mà
doanh nghiệp được hưởng tương ứng với phần cổ phiếu nắm giữ kế tốđ ghi Nợ TK “ Đầu tư” và Có TK “Thu nhập từ đầu tư”, ngược lại, nếu công ty nhận đầu tư bị lỗ, doanh nghiệp cũng cần ghi nhận phần lỗ tương ứng, ghi Nợ TK “Lỗ từ đầu tư” và Có TK “Đầu tư”.
* Khi nhà đầu tư thực sự nhận được tiền về lợi tức cổ phiếu, kế toán ghi Nợ TK “Tiền mặt” Có TK “Đầu tư”.
Ví dụ: Có tình hình đầu tư cổ phiếu dài hạn của công ty G như sau: Ngày 1/1/N: Công ty mua một sổ cổ phiếu dài hạn của công ty T với giá 200 000$, với giá trị này công ty đã nắm giữ 45% vốn chủ sở hữu của
công ty T.
Ngày 31/12/N, công ty T báo cáo lãi thuần là 80 000$ và chi trả lợi tức cổ phiếu là 20 000$.
Kế tốn cơng ty G phản ánh như sau:
1/1/N
Đầu tưvào công ty T 200 000
Tiền mặt 200 000
31/12/N
Đầu tư vào công ty T 36 000
Thu nhập từ đầu tư 36 000
(Lãi thuần = 200 000 X 45%)
Tiền mặt 9 000
Đầu tư vào công ty T 9 000
(Lợi tức nhận được: 20 000 X 45%)
Số dư tài khoản “Đầu tư vào công ty T” sau các nghiệp vụ trên như sau:
Đầu tư vào công ty T
1/1:200 000
31/12: 36 000 31/12:9 000
SD: 227 000
Theo phương pháp vốn chủ sở hữu, khi bán khoản đầu tư được hạch toán theo phương pháp này, phần chênh lệch giữa giá bán và giá trị ghi
sổ của khoản đầu tư là lãi hoặc lỗ do bán khoản đầu tư.
Cuối niên độ kế toán, theo phương pháp vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp không đánh giá lại khoản đầu tư và ghi nhận vào tài khoản “Dự
phòng giảm giá đầu tư dài hạn” như trong phương pháp giá phí.
Với ví dụ trên, nếu ngày 2/3/N+l, doanh nghiệp bán lại khoản đầu tư vào công ty T với giá 300 000$. Nghiệp vụ này được phản ánh như sau:
2/3/N+1
Tiền mặt 300 000
Đầu tư vào công ty T 227 000
Lãi do bán khoản đầu tư 73 000
3.2.3.3 Kế toán đầu tư dài hạn về trái phiếu
Đầu tư dài hạn về trái phiếu là hình thức đầu tư mà doanh nghiệp mua trái phiếu của chính phủ, các địa phương hoặc của các công ty khác
nhằm mục đích hưởng lãi trái phiếu. Khi mua trái phiếu, doanh nghiệp có
thể mua bằng mệnh giá hoặc cao hơn, thấp hơn mệnh giá. Đơn vị phát
hành trái phiếu thường dựa vào lãi suất thị trường và lãi suất trái phiếu
dự tính để xác định giá phát hành trái phiếu. Nếu lãi suất thị trường cao hơn lãi suất trái phiếu, giá phát hành phải thấp hơn mệnh giá, phần chênh
lệch gọi là chiết khấu trái phiếu. Trường hợp ngược lại, nếu lãi suất thị trường thấp hơn lãi suất trái phiếu doanh nghiệp phải phát hành trái phiếu với giá cao hơn mệnh giá, phần chênh lệch gọi là phụ trội trái phiếu.
Trong quá trình nắm giữ trái phiếu, doanh nghiệp cần phân bổ hết phụ trội hoặc chiết khấu trái phiếu. Ngồi ra, doanh nghiệp có thể mua trái phiếu với giá cao hơn mệnh giá do mua trái phiếu giữa hai kỳ trả lãi.
a. Mua trái phiếu giữa hai kỳ trả lãi
Khi trái phiếu được mua giữa hai kỳ trả lãi, ngoài giá mua, người
mua cịn phải trả khoản lãi dồn tích từ ngày trả lãi lần trước đến ngày
mua. Khoản lãi dồn tích này được ghi Nợ TK “Thu nhập tiền lãi”. Sau
đó, khi nhận lãi kỳ kế tiếp, đơn vị phải ghi có tài khoản này phần lãi dồn tích đã ghi nhận.
Giả sử, ngày 1/4/N, doanh nghiệp mua của công ty G 50 trái phiếu loại mệnh giá 2 000$, thời hạn 4 năm. Lãi suất trái phiếu là 10%, người mua phải trả: giá mua 90% mệnh giá, lãi dồn tích, tiền hoa hồng mơi giới
500$. Ngày nhận lãi trái phiếu là 1/1 và 1/7.
Bút toán ghi nhận nghiệp vụ mua trái phiếu như sau:
1/4/N
Đầu tư trái phiếu 90 500
Thu nhập tiền lãi 2 500
Tiền mặt 93 000
Số tiền phải trả khi mua trái phiếu được tính như sau:
Giá mua: 50 X 90% X 2 000$ - 90 000$
Lãi dồn tích: 50 X 2000 X 10% X 3/12 = 2 500$
Tiền hoa hồng môi giới: 500$
Tổng số tiền phải trả: 93 000$
b. Mua trái phiếu với giá phát hành thấp hơn hoặc cao hơn mệnh giá
(Chiết khấu trái phiếu hoặc phụ trội trái phiếu)
Khi doanh nghiệp mua trái phiếu với giá thấp hoặc cao hơn mệnh
giá, tài khoản “Đầu tư trái phiếu” ln phản ánh theo giá phí khi mua. Nhưng khi đáo hạn trái phiếu, doanh nghiệp thu hồi trái phiếu theo mệnh
giá, chính vì vậy, trong thịi gian nắm giữ trái phiếu, doanh nghiệp cần
phân bổ phụ trội và chiết khấu trái phiếu để khi đáo hạn số dư tài khoản “Đầu tư trái phiếu” trở về mệnh giá.
Trường hợp phát sinh chiết khấu trái phiếu (lãi suất thị trường cao
hơn lãi suất trái phiếu), tài khoản “Đầu tư trái phiếu” có giá trị thấp hơn
mệnh giá, nên khi phân bổ chiết khấu trái phiếu, kế toán ghi Nợ TK “Đầu
tư trái phiếu” để tăng giá phí lên cho bằng mệnh giá. Ngược lại, trường hợp phát sinh phụ trội trái phiếu (lãi suất thị trường thấp hơn lãi suất trái phiếu), tài khoản “Đầu tư trái phiếu” có giá trị cao hơn mệnh giá, nên khi phân bổ phụ trội, kế toán ghi Có TK “Đầu tư trái phiếu” để giảm giá phí
cho bằng mệnh giá.
Giả sử vẫn lấy lại ví dụ ở trên, ngày 1/4/N, doanh nghiệp mua của công ty G 50 trái phiếu loại mệnh giá 2 000$, thời hạn 4 năm. Lãi suất trái phiếu là 10%, người mua phải trả: giá mua 90% mệnh giá, lãi dồn tích, tiền hoa hồng mơi giới 500$. Ngày nhận lãi trái phiếu là 1/1 và 1/7.
Z. Trường hợp chiết khấu trái phiếu
Giả sử lãi suất thực tế là 12%, ngày nhận lãi đầu tiên là 1/7, doanh
nghiệp phân bổ chiết khấu như sau:
Tiền lãi theo lãi suất thực tế tính từ ngày mua:
90 500 X 12% X 3/12 = 2 715$
- Tiền lãi tính theo lãi suất trái phiếu tính từ ngày mua: 100 000 X 10% X 3/12 = 2 500$
- Phần chiết khấu được phân bổ:
2 715 -2 500 = 215$
Bút toán ghi nhận tiền lãi và phân bổ chiết khấu ngày 1/7 như sau:
1/7/N
Tiền mặt (1) 5 000
Đầu tư trái phiếu (2) 215
(1)
: Số tiền lãi được thanh toán cả 6 tháng theo lãi suất trái phiếu: 100 000 X 10% X 6/12 = 5 000
(2)
: Phần phân bổ chiết khấu đã xác định ở trên (3)
: Tổng hai khoản: 5 000 + 215.
Như vậy: Tiền lãi thực tế 2 715 chính bằng: 5 215 - 2 500 (Số ghi Nợ TK Thu nhập tiền lãi ngày 1/4)
Mặt khác vào ngày kết thúc niên độ kế toán, doanh nghiệp phải ghi nhận tiền lãi và phân bổ chiết khấu dồn tích:
- Tiền lãi thực tế 6 tháng:
(90 500 + 215) X 12% X 6/12 = 5 442,9
- Tiền lãi theo lãi suất trái phiếu 6 tháng: 5 000 - Phân bổ chiết khấu trái phiếu:
5 442,9 - 5 000 = 442,9
31/12/N
Tiền lãi phải thu