Bổ sung cơ cấu tỷ trọng nhóm sản phẩm kinh doanh theo doanh thu

Một phần của tài liệu Đề tài hoàn thiện marketing mix trong doanh nghiệp dược phẩm (Trang 56 - 59)

II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG MARKETING-MIX VÀO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY

d. Bổ sung cơ cấu tỷ trọng nhóm sản phẩm kinh doanh theo doanh thu

Sản phẩm của công ty sản xuất bao gồm các dạng thuốc như: thuốc viên, thuốc bột, thuốc nước dùng ngồi, thuốc cốm, với nhiều nhóm bệnh..

Bảng 8.1. Tỷ lệ doanh số bán hàng theo nhóm tác dụng dược lý

STT Nhóm tác dụng dược lý Tỷ trọng(năm 2011)

Thuốc giảm đau, kháng viêm Non- steroid 31%

1 Thuốc chống nhiễm khuẩn 20%

3 Thuốc đường hơ hấp 9%

4 Vitamin và khống chất 7%

5 Thuốc tim mạch, tiểu đường 5%

6 Thuốc dùng ngoài 4% 7 Thuốc gan, mật 3% 8 Thuốc an thần 2% 9 Thuốc chống dị ứng 2% 10 Thuốc khác 1% Tổng cộng 100% Hình 1.9. Tỷ trọng các nhóm sản phẩm của Agimexpharm

Hình trên cho thấy, nhóm thuốc giảm đau, kháng viêm chiếm tỷ trọng cao nhất 31% doanh thu bán hàng, nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn chiếm 20%

doanh thu bán hàng, nhóm thuốc đường tiêu hóa chiếm 16% doanh thu bán hàng, nhóm thuốc đường hô hấp chiếm 9% doanh thu bán hàng, nhóm vitamin- khống chất chiếm 7% doanh thu bán hàng, nhóm thuốc tim mạch và tiểu đường chiếm 5% doanh thu bán hàng nhóm thuốc dùng ngồi da chiếm 4% doanh thu bán hàng, nhóm thuốc gan chiếm 3% doanh thu bán hàng, nhóm thuốc chống dị ứng chiếm 2% doanh thu bán hàng, nhóm thuốc an thần chiếm 2% doanh thu bán hàng, nhóm khác chiếm 1% doanh thu.

Kết luận về thực trạng thực hiện chính sách sản phẩm:

Qua kết quả điều tra và khảo sát khách hàng và đánh giá tỷ trọng các sản phẩm trong cấu trúc doanh thu tại Agimexpharm, cho thấy Công ty đã tập trung nỗ lực lớn vào mặt chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm. Tuy có sự tăng trưởng đều về doanh thu, đặc biệt là năm 2011 ( năm khảo sát) nhưng vẫn còn tiềm ẩn rủi ro nhất là khi tiến hành đa dạng hóa sản phẩm. Đánh giá thực chất khi thực hiện chính sách sản phẩm, mục tiêu nhằm tạo lợi thế cạnh tranh của Cơng ty từ chính sách này chưa mang lại hiệu quả cao. Phân tích sâu vấn đề này dựa trên 02 khía cạnh để có thể thấy được điểm lợi thế cạnh tranh của Cơng ty chưa tạo dựng được từ chính sách này:

* Chất lượng: theo quy định của Pháp luật Việt nam, nhà máy sản xuất Dược phẩm tại Việt Nam đều phải đạt tiêu chuẩn GMP –WHO. Vì thế tất cả các doanh nghiệp sản xuất tại Việt nam đều đạt tiêu chuẩn này. Hơn nữa, có những nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP-WHO đã có thương hiệu và đi vào tiềm thức người sử dụng và tiêu dùng: Imexpharm, DHG, Stada-VN, Domesco... nên vấn đề này cũng chưa tạo được lợi thế cạnh tranh cho Công ty.

* Sản phẩm: tất cả sản phẩm sản xuất của Công ty Agimexpharm đều là những sản phẩm cạnh tranh, chính vì thế yếu tố lợi thế từ sản phẩm rất khó có

thể tạo được điểm khác biệt thương hiệu Agimexpharm trên thị trường. Mặt khác, tuy đã cải tiến bao bì theo thị hiếu, nhưng vẫn chưa tạo sự khác biệt nhằm lôi kéo người dùng sử dụng sản phẩm.

Một phần của tài liệu Đề tài hoàn thiện marketing mix trong doanh nghiệp dược phẩm (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w