Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng ngoại thương việt nam-chi nhánh thăng long (Trang 47 - 48)

CHỨNG TỪ TẠI NHNT-CHI NHÁNH THĂNG LONG

3.1.2Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ

dụng chứng từ

Thực hiện đề án tái cơ cấu của ngân hàng ngoại thương. Từng bước cơ cấu lại các mạng hoạt động thanh toán quốc tế theo mô hình tiên tiến hiện đại. Mô hình này bao gồm các khối tài trợ thương mại quốc tế, khối trung tâm chuyển tiền, khối định chế tài chính, phù hợp với chiến lược và đề án tài cơ cấu của ngân hàng ngoại thương.

Giữ vững thị phần thanh toán xuất nhập khẩu, đẩy mạnh công tác thanh toán tín dụng chứng từ xuất khẩu. Cần tăng tình cạnh tranh về sản phẩm, tập trung hơn nữa vào việc giữ và phát triển đối tượng khách hàng xuất khẩu.

Ứng dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và hoạt động thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ nói riêng. Cụ thể, tháng 5/2013 triển khai thệ thống tài trợ thương mại mới. Mục đích

hàng là tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và cá nhân bằng các sản phẩm dịch vụ phong phú thích hợp với từng loại đối tượng.

Tiếp tục mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng, tổ chức tín dụng quốc tế ở khắp các châu lục. Đặc biệt là các khu vực Châu Phi và Châu Mỹ cũng cần được quan tâm nhằm đáp ứng nhu cầu xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa dịch vụ của Việt Nam sang các nước trong khu vực này.

Hoạt động thanh toán quốc tế không tách rời mảng hoạt động khác của ngân hàng như huy động vốn,tín dụng,kinh doanh ngoại tệ. Các hoạt động này cần phải được xây dựng dựa trên chiến lược tổng thể về chính sách khách hàng, marketing, chính sách sản phẩm, giá cả dịch vụ đồng bộ với chính sách về vốn, tín dụng, ngoại tệ thì mới hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thanh toán quốc tế phát triển. Đặc biệt, trong năm 2013, ngân hàng ưu tiên phân bổ nguồn vốn cho khu vực nông nghiệp nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, vốn lưu động cho doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng nhiều lao động, các dự án có hiệu quả và phù hợp với thế mạnh kinh tế của từng vùng nhằm khuyến khích xuất khẩu, tăng cường thanh toán tín dụng chứng từ xuất khẩu. Bên cạnh đó, hạn chế ký quỹ, cấp tín dụng cho vay nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục các mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu nhằm giảm thanh toán tín dụng nhập khẩu cho các mặt hàng không cần thiết.

3.2 Giải pháp hoàn thiện hoạt động Thanh toán quốc tế bằng phương thức Tíndụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương-Chi nhánh Thăng Long

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng ngoại thương việt nam-chi nhánh thăng long (Trang 47 - 48)