Nguyên nhân của những hạn chế trên

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng ngoại thương việt nam-chi nhánh thăng long (Trang 43 - 46)

1. Phát hành thư tín dụng

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế trên

2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan

Hoạt động thanh toán quốc tế gắn liền với hoạt động ngoại thương, do vậy sự phát triển của hoạt động thanh toán quốc tế phụ thuộc vào sự phát triển của ngoại thương. Tình hình kinh tế thế giới trong thời gian vừa qua có nhiều biến động đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng ngoại thương chi nhánh Thăng Long nói riêng. Khủng hoảng kinh tế đặc biệt là nợ công Châu Âu đã có tác động lớn đối với doanh nghiệp xuất nhập

ổn kinh tế vĩ mô, các doanh nghiệp phá sản nhiều dẫn đến sự tăng trưởng thấp trong doanh thu xuất nhập khẩu.

Môi trường pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế còn thiếu và chưa đồng bộ. Mặc dù chúng ta có luật Ngân hàng nhưng chưa có những văn bản quy định cụ thể liên quan đến thanh toán quốc tế như luật ngoại hối, luật hối phiếu, luật séc. Nhà nước chưa có quy định cụ thể về hướng dẫn áp dụng các thông lệ quốc tế như UCP, Incoterms, hoạt động thanh toán quốc tế chưa thực sự được bảo vệ bởi một hành lang pháp lý khi có tranh chấp xảy ra. Các văn bản hiện hành thì thiếu sự đồng bộ, nhiều văn bản có nội dung chồng chéo, sửa đổi bổ sung nhiều lần nhưng vẫn chưa rõ ràng.

Cơ chế chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực thương mại còn nhiều bất cập. Việc thường xuyên thay đổi về danh mục các mặt hàng được phép xuất khẩu, biểu thuế áp dụng đối với từng mặt hàng, ví dụ trong năm 2012 với quy định hạn chế với các đối tượng cho vay nhập khẩu của Nhà nước đã gây không ít khó khăn cho hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, nhà nước chưa có chiến lược, giải pháp tổng thể hỗ trợ kịp thời đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Trong hoạt động xuất nhập khẩu các thủ tục hành chính còn rườm rà, các quy định chồng chéo, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành gây nhiều phiền toái cho doanh nghiệp, tốn kém thời gian và chi phí.

Sự cạnh tranh ngày càng găt gắt của các ngân hàng trong nước cũng như nước ngoài cũng gây khó khăn lớn cho hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng là hoạt động tín dụng chứng từ nói chung. Các ngân hàng trong nước đã ngày càng chú trọng hơn đến hoạt động thanh toán quốc tế, đưa ra những mức phí thấp, hợp lý hơn để thu hút khách hàng. Các ngân hàng nước ngoài thường có lợi thế về thông tin hiện đại, thủ tục tín dụng đơn giản, có kim nghiệm trong việc xây dựng chính sách khách hàng. Điều này giải thích tại sao lượng khách đặt quan hệ giao dịch đặc biệt là tín dụng chứng từ tại chi nhánh ngày càng giảm.

Trình độ hiểu biết các nghiệp vụ ngoại thương đặc biệt là phương thức thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu còn hạn chế. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm trong buôn bán làm ăn với nước ngoài, trình độ hiểu biết về nghiệp vụ thanh toán quốc tế còn hạn chế do đó thiếu kinh nghiệm trong đàm phán, ký kết hợp đồng hay lập bộ hồ sơ còn nhiều sai sót. Ngoài ra, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, ngân hàng và các chuyên gia trong lĩnh vực xuất nhập khẩu để tìm ra cách giải quyết tốt nhất khi có tranh chấp xảy ra.

Công tác Marketing chưa được chú trọng và chưa có chiến lược để thu hút khách hàng. Trong những năm gần đây sức cạnh tranh trong lĩnh vực thanh toán quốc tế ngày càng mạnh. Đây không còn là lĩnh vực của riêng có của ngân hàng ngoại thương nói chung và ngân hàng ngoại thương chi nhánh Thăng Long rói riêng mà còn có sự tham gia tích cực của các ngân hàng thương mại cổ phần khác và đặc biệt là các ngân hàng nước ngoài. Các ngân hàng này có chính sách thông thoáng hơn, marketing năng động hơn nên đã lôi kéo được một số khách hàng của ngân hàng ngoại thương chi nhánh Thăng Long. Hơn nữa, hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Thực tế thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ còn thấp hơn nhiều so với thanh toán hàng nhập khẩu kể cả về trị giá lẫn tỷ trọng trong tổng thanh toán. Hầu hết khách hàng của ngân hàng đề là doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu hoặc một số khách hàng kinh doanh cả hàng xuất khẩu nhưng lại thanh toán hàng xuất ở ngân hàng khác, do vậy không thúc đẩy hoạt động thanh toán quốc tế.

Phí giao dịch còn cao do vậy việc nâng cao khả năng cạnh tranh, nâng cao hiệu quả thanh toán còn nhiều bất cập. Ngân hàng chưa thực sự quan tâm đến quyền lợi của khách hàng mà chỉ quan tâm đến việc có thu được phí hay không. Khi có ý định điều chỉnh biểu phí dịch vụ, ngân hàng ngoại thương đã không điều tra thăm dò tình hình thị trường, mặt bằng chung của các ngân hàng thương mại khác nên đã nâng biểu phí tăng vọt lên cao hơn nhiều so với ngân hàng thương mại khác.

Việc cấp tín dụng cho khách hàng trong thanh toán xuất nhập khẩu đặc biệt là thanh toán L/C nhập khẩu còn chưa linh hoạt. Khách hàng để được ký quỹ tại ngân hàng ngoại thương chi nhánh Thăng Long thường phải chấp nhận một tỷ lệ ký quỹ cao, chính sách tín dụng thắt chặt, quy trình thủ tục rườm rà, phức tạp hơn so với các ngân hàng khác đã làm cho chi nhánh mất đi một lượng lớn khách hàng. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các phòng ban đặc biệt là phòng khách hàng và phòng thanh toán chưa chặt chẽ.

Việc xử lý nghiệp vụ tài trợ thương mại được tập trung tại Hội sở thay vì phân tán như trước đây cũng gây ra một số khó khăn nhất định. Một số khoản thanh toán được chuyển lên ngân hàng ngoại thương hội sở chính quản lý làm cho doanh số về hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh giảm rõ rệt. Cũng theo quy trình cải cách này, số lượng thanh toán viên trong phòng đã được cắt giảm đáng kể với số lượng chỉ có 4 nhân viên gây ra khó khăn trong việc thu hút khách hàng. Diện tích phòng còn nhỏ, hẹp, trang trí đơn giản không tạo được sự chuyên nghiệp, thoải mái cho khách hàng.

thanh toán& dịch vụ mà còn liên quan đến nhiều phòng ban khác như phòng khách hàng, phòng ngân quỹ, tổ tổng hợp,.. Sự phối hợp nghiệp vụ & thông tin giữa các phòng ban còn lỏng lẻo, chưa được thống nhất và hợp lý nên mất nhiều thời gian.

Qua quá trình phân tích thực trạng ở trên, ta thấy hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ đã được những thành tựu nhất định bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế đó. Vấn đề đặt ra là làm sao để có thể khắc phục được những hạn chế trên để hoàn thiện hoạt động thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ ở ngân hàng ngoại thương chi nhánh Thăng Long.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng ngoại thương việt nam-chi nhánh thăng long (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w