Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Ngânhàng Ngoại thương Việt Nam-Chi nhánh Thăng Long
2.1.3 Hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNT-Chi nhánh Thăng Long
Hoạt động TTQT là một hoạt động mạnh nhất của NHNT-CN Thăng Long. Có được điều đó là do NHNT có nhiều văn phòng đại diện và ngân hàng đại lý ở nước ngoài góp phần tích cực trong hoạt động TTQT. Đồng thời NHNT là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam tham gia hệ thống SWIFT (Society for Woldwide Interbank Financial Telecommunication- Hệ thống viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn
cầu),nhằm tăng cường khả năng hỗ trợ và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng trong việc thanh toán quốc tế. NHNT luôn được đánh giá là ngân hàng có quy mô sử dụng mạng SWIFT lớn nhất và được công nhận là ngân hàng cung cấp dịch vụ tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam năm 2012.
Bảng 2.1: Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương-
Chi nhánh Thăng Long. Đơn vị: triệu USD
2010 2011 2012
Doanh số thanh toán xuất khẩu 29.8 31 43.8
Doanh số thanh toán nhập khẩu 60.2 64 71.2
Doanh số thanh toán XNK 90 95 115
(Nguồn: Báo cáo NHNT- Chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2010-2012)
Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu qua ngân hàng trong giai đoạn 2010-2012 có giảm xuống nhưng năm 2012 có tăng đáng kể so với năm 2010, 2011. Năm 2011 doanh số thanh toán XNK tăng 5 triệu USD tương ứng với 5,6% so với năm 2010. Đây là một con số khá khiêm tốn. Đến năm 2012, doanh số thanh toán XNK tăng 20 triệu USD tức tăng hơn 21% so với năm 2011. Năm 2010, doanh số xuất khẩu là 29,8 triệu USD thì đến năm 2012 là 43,8 triệu USD tăng gần 50%. Bên cạnh đó,doanh số nhập khẩu tăng từ 60,2 triệu USD đến 71,2 triệu USD từ năm 2010 đến năm 2012 với tốc độ tăng 18% thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trị giá xuất khẩu.
Xét về cơ cấu thanh toán xuất nhập khẩu, ta có thể thấy tỷ trọng thanh toán nhập khẩu cao hơn rất nhiều so với tỷ trọng thanh toán xuất khẩu. Mặc dù tỷ trọng này có được giảm dần qua các năm nhưng sự chênh lệch vẫn còn lớn. Năm 2010,tỷ trọng thanh toán nhập khẩu chiếm tới 66,9% trong tổng thanh toán xuất nhập khẩu. Năm 2011,tỷ trọng này tăng lên chiếm tới 67,4% và đến năm 2012 mới giảm xuống còn 62%. Để có thể lý giải được điều này, chúng ta cần phải tìm hiểu tình hình kinh tế cũng như chính sách của ngân hàng ngoại thương qua các năm.
Năm 2011, nền kinh tế thế thế mặc dù sau khủng hoảng tài chính toàn cầu và có những chuyến biến tích cực, song nhìn chung chưa thực sự ổn định và còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi đến nền kinh tế trong nước. Trong bối cảnh đầy khó khăn,nền kinh tế trong nước tiềm ẩn những khó khăn nội tại, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, hiệu quả đầu tư thấp, nhập siêu có xu hướng tăng, các tổ chức nước ngoài lại liên tục hạ bậc tín nhiệm của Việt Nam khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khăn trong
năm 2011 trong tổng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu. Cũng trong năm này, ngân hàng ngoại thương đã tiến hành thay đổi quy trình xử lý nghiệp vụ tài trợ thương mại theo hướng tập trung xử lý giao dịch tài trợ thương mại cho một số chi nhánh nhỏ và vừa tại Hội sở chính thay vì xử lý phân tán như trước đây. Do vậy, một số khoản thanh toán được chuyển lên ngân hàng ngoại thương hội sở chính quản lý làm doanh số hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh giảm sút. Có thể thấy đó là những nguyên nhân giải thích cho sự tăng trưởng chậm trong doanh số thanh toán xuất nhập khẩu năm 2011 ở Chi nhánh.
Bước sang năm 2012, nền kinh tế toàn cầu tiếp tục suy giảm, lạm phát tăng cao, khủng hoảng nợ công lan rộng ở khu vực châu Âu. Chịu tác động bất lợi của nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam tiếp tục đối mặt với khó khăn, thách thức như lạm phát tăng cao, sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bị đình trệ. Trước tình hình đó, Nhà nước đã quy định hạn chế đối với các đối tượng cho vay nhập khẩu đã gây không ít khó khăn cho hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu. Tuy nhiên với lợi thế về thương hiệu, sản phẩm và nguồn nhân lực có chất lượng cao, hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng ngoại thương – Chi nhánh Thăng Long vẫn duy trì được đà tăng trưởng đáng khích lệ. Đặc biệt, trong năm, ngân hàng ngoại thương – Chi nhánh Thăng Long đã triển khai các chương trình tín dụng tập trung cho xuất khẩu và tăng cường giới thiệu sản phẩm dịch vụ thanh toán tới khách hàng trong việc tiếp xúc với hiệp hội ngành hàng xuất khẩu chủ lực, quảng bá dịch vụ tài trợ thương mại. Nhờ đó, doanh thu từ xuất khẩu trong năm 2012 đã tăng mạnh, tăng hơn 40% so với năm 2011 góp phần cải thiện trong tỷ trọng thanh toán xuất nhập khẩu.