Rủi ro trong hoạt động TTQT bằng phương thức tín dụng chứng từ tại NHNT-Chi nhánh Thăng Long

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng ngoại thương việt nam-chi nhánh thăng long (Trang 39 - 40)

1. Phát hành thư tín dụng

2.2.3Rủi ro trong hoạt động TTQT bằng phương thức tín dụng chứng từ tại NHNT-Chi nhánh Thăng Long

Bản thân phương thức thanh toán bằng L/C đã hạn chế được rất nhiều rủi ro,hơn nữa quy trình thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ của Vietcombank rất chặt chẽ, đặc biệt đối với nhà nhập khẩu muốn mở L/C thì phải ký quỹ 100% trị giá giao dịch hoặc được ngân hàng ngoại thương cấp hạn mức hoặc phải được bảo lãnh bởi bên thứ ba. Hơn nữa,đối với giao dịch có giá trị lớn trên 100000USD hoặc đối với những giao dịch phức tạp cũng được chuyển lên đến Hội sở chính xử lý tập trung nên rủi ro đối với Chi nhánh cũng được giảm đáng kể. Tuy vậy vẫn phát sinh một số rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế của Vietcombank.

Thứ nhất phải kể đến rủi ro tín dụng. Thông thường khi nhà nhập khẩu đến mở L/C để thanh toán của nhà xuất khẩu thì ngân hàng ngoại thương yêu cầu ký quỹ 100% . Trong trường hợp ngân hàng ngoại thương cấp tín dụng,phòng tín dụng thẩm định doanh nghiệp nhập khẩu thì mọi yêu cầu của ngân hàng đều được đáp ứng như hoạt động kinh doanh tốt,khả năng thanh toán tốt và phương án kinh doanh khả thi…nhưng đến khi ngân hàng thanh toán cho nhà xuất khẩu và xuất trình đòi tiền nhà nhập khẩu thì doanh nghiệp lại không có khả năng thanh toán hoặc cố tình không thanh toán. Trên thực tế,rủi ro tín dụng với Ngân hàng là hiện hữu.

Loại rủi ro thứ hai cần kể đến là rủi ro kỹ thuật trong thanh toán tín dụng chứng từ. Rủi ro kỹ thuật xảy ra do các đơn vị xuất nhập khẩu khi tham gia thanh toán tín dụng chứng từ không thực hiện đúng những qui định của L/C và lập bộ chứng từ không hoàn hảo. Tại ngân hàng ngoại thương chi nhánh Thăng Long có nhiều bộ chứng từ gửi đến mắc phải những sai sót như tên,địa chỉ,số lượng hàng hóa hay thiếu chứng từ,chứng từ không thống nhất với nhau hay hối phiếu ghi sai tên người ký phát. Do vậy,dẫn đến thời gian thanh toán thường bị kéo dài do phải sửa chữa nhiều lần,thậm chí đối với những lỗi không thể sửa chữa được thì phải chờ sự đồng ý của bên mua. Việc này có thể mất tới một vài tháng ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu. Hơn nữa, các đơn vị này còn chịu phạt do sai sót chứng từ theo qui định của L/C, dù là sai sót nhỏ nhưng cũng có thể làm cơ sở cho người mua giảm giá hoặc từ chối thanh toán. Trong trường hợp này người bán chịu rủi ro lớn nhất song trên thực tế gây ra ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng với tư cách người cố vấn bảo vệ khách hàng.

Ngoài ra ngân hàng có thể gặp phải rủi ro chính trị do sự thay đổi đột ngột những quy định về thuế của Nhà nước hay do lệnh cấm vận đôi với một quốc gia đã gây khó khăn cho các bên tham gia thanh toán tín dụng chừng từ tại ngân hàng ngoại thương chi nhánh Thăng Long.

2.3 Đánh giá hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại NHNT-Chi nhánh Thăng Long

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng ngoại thương việt nam-chi nhánh thăng long (Trang 39 - 40)